Hướng dẫn nhanh cách pha bột an toàn cho trẻ năm 2024

Hiện nay, bột ăn dặm Ridielac đang được nhiều mẹ bỉm sữa tin chọn bởi sự nhanh gọn và hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên có nhiều mẹ vẫn chưa biết cách pha bột ridielac sao cho đúng. Do đó chúng tôi sẽ làm bài viết để hướng dẫn cách pha bột ăn dặm ridielac không bị vón cục cho các mẹ bỉm sữa tham khảo.

Nguyên nhân khiến pha bột ăn dặm bị vón cục

Một số nguyên nhân khiến bột ăn dặm Ridielac bị vón cục khi pha

Để có cách pha bột ăn dặm Vinamilk Ridielac không bị vón cục thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu được lý do tại sao lại bị vón cục khi các mẹ pha bột.

– Pha bột sai cách: Nếu các mẹ pha nước vào bột ăn dặm thì bột chắc chắn sẽ bị vón cục.

– Sử dụng nước quá nóng: Bột sẽ nở nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao do đó mẹ sẽ không khuấy kịp nên dễ khiến bột dễ bị vón cục.

– Tỷ lệ nước không đúng: Pha bột ăn dặm không đúng theo tỷ lệ nước đã hướng dẫn cũng sẽ khiến bột dễ bị vón lại.

– Cuối cùng bột không được bảo quản đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến bột bị vón cục khi pha

\>>>>Hướng dẫn cách pha bột ăn dặm không bị vón cục

Ba mẹ có thể tham khảo cách pha bột ăn dặm Ridielac theo các bước sau:

  • Bước 1:Các mẹ nên vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sau đó hãy tiệt trùng dụng cụ pha bột kỹ càng để đảm bảo an toàn cho con yêu.
  • Bước 2: Mẹ hãy lấy nước ấm khoảng 50 độ C để pha bột cho con. Các mẹ cũng có thể pha nước sôi và nước nguội theo tỉ lệ 1:2 vào những ngày nóng bức.
  • Bước 3: Hãy bỏ bột vào tô nước sau đó khuấy đều tay để bột hòa tan hoàn toàn vào nước để bột không bị vón cục, chín đều.
  • Bước 4: Các mẹ hãy đợi một khoảng thời gian để bột nở sau đó thì kiểm tra nhiệt độ của bột trước khi cho con yêu ăn để tránh tình trạng con bị bỏng.
    Cách pha bột ridielac cho bé ăn dặm đúng cách

Lượng bột Ridielac theo giai đoạn:

Giai đoạn

Bột [muỗng] Nước [ml]

Số bữa ăn/ ngày

Mới tập ăn

2 muỗng gạt 60 ml

1

Dưới 12 tháng

6 muỗng gạt

150 ml

1 – 2

Từ 12 – 24 tháng

6 muỗng gạt

150 ml

3

Chú ý khi pha bột ăn dặm Ridielac cho trẻ

– Mẹ cần chú ý đến nhiệt độ của nước khi pha bột ăn dặm. Mẹ hãy pha nước ở khoảng 50 độ C để cho bột không bị vón cục.

– Mẹ cũng nên kiểm soát lượng dinh dưỡng khi pha bột với sữa.

– Mẹ hãy pha với lượng nước và bột đúng tỷ lệ.

– Tuyệt đối không cho con ăn bột thừa từ trước.

– Bột ăn dặm Ridielac không cần phải pha thêm với sữa mẹ hoặc dầu ăn cho bé.

– Bột Ridielac chỉ nên sử dụng trong vòng 4 tuần kể từ khi mở nắp.

Một số lưu khi pha bột ridielac cho bé mà các mẹ cần biết

Ba mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm bột Ridielac cho bé:bột ăn dặm Ridielac yến mạch sữa, bột ăn dặm ridielac gạo sữa, bột ăn dặm ridielac gold 4 vị mặn, bột ăn dặm ridielac 4 gói vị ngọt, bột ăn dặm ridielac gạo trái cây, …

Qua bài viết hướng dẫn cách pha bột ăn dặm Ridielac không bị vón cục. Các mẹ bỉm sữa hãy tìm hiểu để lưu lại cách pha bột Ridielac cho bé ăn dặm đúng cách giúp cho con yêu có được bữa ăn ngon miệng và nhiều dinh dưỡng nhất.

. Song, khi tự làm tại nhà, không nhiều cha mẹ đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối. Vì vậy, những hướng dẫn cùng lưu ý sau sẽ là thông tin quan trọng để bạn pha sữa dinh dưỡng cho con.

Có nên pha bột ăn dặm với sữa công thức không luôn là nỗi trăn trở của nhiều cha mẹ. Kết hợp sữa công thức và bột ăn dặm sẽ cung cấp những nguồn dưỡng chất cần thiết cho con.

Về cơ bản, cả bột ăn dặm và sữa bột đều chứa thành phần lành tính. Cả hai sản phẩm đều có các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trong sữa công thức bổ sung thêm DHA, ARA, choline,… Bột ăn dặm sẽ chủ yếu là chất đạm, chất béo, tinh bột,…Hai loại đi kèm với nhau sẽ làm phong phú thêm bữa ăn hằng ngày, đảm bảo trẻ phát triển tốt hơn. Vì vậy, phụ huynh có thể pha bột với sữa công thức cho con sử dụng.

Kết hợp bột ăn dặm và sữa sẽ làm phong phú thêm dưỡng chất hằng ngày, đảm bảo trẻ phát triển tốt [Ảnh sưu tầm]

Như vậy, có nên pha sữa với bột ăn dặm không còn là nỗi băn khoăn của các mẹ. Bạn hoàn toàn có thể trộn hai sản phẩm này với nhau để gia tăng nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần chú ý đến thời điểm con ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi nào mẹ nên pha bột với sữa công thức?

Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, kết hợp thêm bột ăn dặm là cách tốt nhất bổ sung dinh dưỡng cho bé. Vậy khi nào mẹ nên pha cho con?

Nên kết hợp khi bé bắt đầu ăn dặm

Từ khi bước vào tháng thứ 6, cơ thể bé dần hoàn thiện và có khả năng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt. Vì vậy, đây là thời điểm lý tưởng để mẹ pha bột với sữa.

Tuy nhiên, thể trạng mỗi bé khác nhau nên nhu cầu ăn cũng không giống nhau. Bố mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu thể hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm. Điều này giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, đồng thời giảm thiểu tối đa “áp lực” lên hệ tiêu hoá trẻ.

Bố mẹ chú ý các dấu hiệu thể hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, giảm “áp lực” lên hệ tiêu hoá trẻ [Ảnh sưu tầm]

Một số biểu hiện bé có thể ăn dặm có thể kể đến như:

  • Cân nặng tăng nhanh [có thể là tăng gấp đôi lúc mới sinh] và thường có biểu hiện đói
  • Cơ thể cứng cáp hơn, có thể ngồi cân bằng và giữ được đầu ổn định
  • Bé có biểu hiện hứng thú với thức ăn người lớn đưa cho
  • Bé đã biết cách tự lấy thức ăn và đưa lên miệng
  • Môi dưới của bé có phản xạ đưa về trước khi tiếp xúc thìa và lưỡi không đẩy vật lạ đi như trước
  • Biết ngoảnh đầu từ chối khi được cho đồ ăn không thích.

Từ những biểu hiện trên bạn có thể phán đoán được bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa. Từ đó kịp thời cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Như vậy, bột và sữa công thức có thể kết hợp với nhau để tạo ra thức ăn bổ dưỡng cho trẻ. Nhưng công thức này không áp dụng với tất cả các bé. Cụ thể là với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.

Không nên kết hợp khi trẻ chưa đủ 6 tháng

Đối với trẻ sơ sinh khoảng từ 0 – 6 tháng tuổi, cơ thể chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu. Đây là giai đoạn trẻ chưa tiêu hóa được các loại thức ăn bên ngoài, đặc biệt là gluten trong các loại bột ăn dặm. Vì thế bạn không nên cho con mình ăn thêm bất kỳ thực phẩm gì ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Bởi cho con ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi sẽ gây nên các hậu quả như:

  • Dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị thừa năng lượng từ đó dễ bị thừa cân và béo phì
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hoá
  • Giảm hệ miễn dịch – đề kháng khiến thể trạng bé suy yếu từ đó dễ bị ốm và mệt mỏi.

Trước 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên tập trung nuôi con bằng sữa và không bổ sung thêm bột ăn dặm.

Ngoài ra, các mẹ có thể chọn các dòng sữa organic để con đảm bảo dưỡng chất và an toàn. Dòng sữa hữu cơ sữa dê của Biostime là gợi ý không thể bỏ qua. Đây là dòng sản phẩm với 100% nguồn sữa dê cao cấp thuần khiết từ Úc. Sản phẩm không kháng sinh, hormone tăng trưởng và biến đổi gen giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Sữa dê Biostime không kháng sinh, hormone tăng trưởng và biến đổi gen giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ

Ngoài ra, để con có hứng thú với thức ăn thì chị em cần chú trọng đến cách thực hiện. Một món ăn thơm ngon, đẹp mắt giúp bé “khó cưỡng” lại. Với cách pha bột với sữa công thức cũng không ngoại lệ.

Cách pha bột ăn dặm với sữa công thức

Để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sự phát triển của bé, bố mẹ có thể áp dụng các cách pha bột ăn dặm với sữa công thức cơ bản sau.

Pha bột ăn dặm với sữa công thức vào bình sữa cho bé

Pha bột ăn dặm với sữa công thức cho bé bú bằng bình sữa:

  • Bước 1: Làm sạch và tiệt trùng bình sữa

Làm sạch bình sữa được thực hiện bằng máy tiệt trùng chuyên dụng hoặc dùng nước sôi trong khoảng 3 – 7 phút. Tuỳ loại bình mà thời gian tiệt trùng bằng nước sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Bình nhựa khoảng 3 – 5 phút
  • Bình thuỷ tinh khoảng 7 – 10 phút
    Làm sạch bình sữa được thực hiện bằng máy tiệt trùng chuyên dụng hoặc dùng nước sôi [Ảnh sưu tầm]
  • Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: bột ăn dặm, sữa công thức, nước ấm. Tất cả có thể được phân chia theo định mức sau:

  • 1 thìa cà phê bột ăn dặm
  • 6 thìa cà phê sữa bột công thức
  • Nước ấm 60 – 70 độ

Lưu ý: Liều lượng trên tính dựa trên trung bình chung với tất cả các bé. Tùy từng trường hợp cụ thể, bố mẹ có thể cân đối lượng nguyên liệu pha chế cho phù hợp.

  • Bước 3: Pha sữa công thức và bột ăn dặm
  • Trộn 1 thìa cà phê bột ăn dặm cùng 6 thìa cà phê sữa công thức.
  • Rót từ từ nước ấm 60 – 70 độ C.
  • Khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh mịn và cho con sử dụng.
  • Bước 4: Cho bé ăn

Khi con ăn, mẹ cần quan sát biểu hiện và chú ý đến các phản ứng của trẻ. Nếu thấy bé khó ăn, mẹ có thể pha hỗn hợp bớt đặc hoặc tăng sữa, giảm bột để dễ ăn hơn. Trong trường hợp bé tiêu hoá kém, bạn nên thay đổi bột gạo/mì bằng bột ngũ cốc nguyên cám [lúa mạch, gạo lứt,…]. Nên chọn yến mạch để giảm tinh bột, gluten và tăng lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hoá.

Pha bột ăn dặm và sữa công thức rồi bón bé ăn

Ngoài cách pha bột ăn dặm và sữa công thức vào bình, bố mẹ cũng có thể pha vào bát hoặc tô. Cách pha như sau:

  • Bước 1: Tiệt trùng dụng cụ

Trước khi pha chế, các dụng cụ như tô, bát, thìa cần đun trong nước sôi khoảng từ 3 – 5 phút [đối với đồ nhựa], 7 – 10 phút [đối với đồ thuỷ tinh]. Làm như vậy nhằm tiệt trùng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

  • Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu

Với mỗi lần pha chế hỗn hợp ăn cho bé, các mẹ cần chuẩn bị:

  • 10 g bột ăn dặm
  • 20 g sữa công thức
  • 200 ml nước

Lượng nguyên liệu có thể căn chỉnh tùy thuộc vào tình trạng riêng nhưng phải đảm bảo nhu cầu ăn của trẻ.

  • Bước 3: Pha sữa công thức với bột ăn dặm

Cho 10 g bột ăn dặm với khoảng 200 ml nước [không dùng nước ấm hoặc nóng vì hỗn hợp sẽ bị vón cục]. Sau đó đun với lửa vừa khoảng 3 – 5 phút và khuấy đều tay liên tục đến khi bột chín. Khi bột chín, chờ nguội dần. Khi nhiệt độ còn khoảng 50 – 60 độ, cho 20 g sữa công thức vào và trộn đều thành hỗn hợp sánh mịn là hoàn tất.

  • Bước 4: Cho bé ăn

Trước tiên, mẹ dùng thìa nhỏ lấy lượng ít đồ ăn và đặt gần môi cho bé cảm nhận và quan sát biểu hiện của bé. Thời gian đầu trẻ có thể không ăn hoặc phun bột hoặc nôn ói. Đây là biểu hiện bình thường vì lúc này bé chưa quen ăn. Vì vậy chị em cần kiên trì để bé thích nghi dần ở các lần ăn sau.

Mẹ dùng thìa nhỏ lấy lượng ít đồ ăn và đặt gần môi cho bé cảm nhận và quan sát biểu hiện của bé [Ảnh sưu tầm]

Trên đây là hai cách pha bột với sữa công thức khoa học và an toàn cho bé. Với các công thức này bạn có thể tham khảo để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho con mình. Tuy nhiên, dù bằng cách thực hiện nào thì an toàn, hiệu quả cũng là hai yếu tố cần đặt lên hàng đầu.

Và để làm được điều đó, trong quá trình làm thực đơn cũng như khi cho bé ăn sẽ có một số lưu ý cơ bản không thể bỏ qua.

Lưu ý khi pha bột với sữa công thức cho trẻ

Mỗi phụ huynh sẽ có những cách pha bột ăn dặm khác nhau nhưng cần lưu ý một số vấn đề:

  • Chỉ nên cho bé ăn dặm từ đủ 6 tháng tuổi trở lên tránh gây ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ bé
  • Về cách cho bé ăn:
  • Nên cho bé bắt đầu ăn với lượng nhỏ, tránh pha hỗn hợp quá đặc. Sau đó tăng dần lượng ăn theo tình trạng của trẻ.
  • Không nên áp dụng cho bé ăn dặm liên tục trong một thời gian dài vì sẽ làm bé mau chán và dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu,…
  • Thời gian bé ăn tốt nhất là trước 19 giờ tối vì lúc này bé hấp thụ tốt nhất và tránh quá tải đến hệ tiêu hoá.
  • Về cách pha hỗn hợp:
  • Nên chọn loại bột ăn dặm, sữa công thức có thành phần lành tính, phù hợp
  • Không nên pha sữa với nước rồi mới cho bột vì sữa nóng có thể khiến bột dễ bị vón cục
  • Không nên thêm các gia vị như đường, muối, mắm,… Vì lúc này chức năng thận chưa hoàn thiện, có thể gây ứ đọng cầu thận và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài những lưu ý kể trên, mẹ cần chú ý khi chọn loại bột ăn dặm. Nên chọn các sản phẩm của thương hiệu uy tín trên thị trường có bảng thành phần rõ ràng, phù hợp với độ tuổi trẻ. Đặc biệt là các sản phẩm chuyên biệt cho trẻ dị ứng.

Với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, ngoài lượng sữa hàng ngày, cho bé ăn kết hợp bột với sữa công thức là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Vì vậy, việc nắm rõ thời điểm và cách pha bột với sữa công thức chính là cách lý tưởng để bố mẹ chăm sóc con tốt hơn. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích để việc chăm con không còn là điều quá khó.

Chủ Đề