Hướng dẫn làm bột mầm đậu nành

Cách Làm Bột Mầm Đậu Nành Ngay Tại Nhà

Bột Mầm Đậu Nành đang trở thành một sản phẩm ưa chuộng và được tin dùng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như sắc đẹp. Nếu bạn đang tìm kiếm một bài chia sẻ “Cách Làm Bột Mầm Đậu Nành Ngay Tại Nhà” thì cùng bắt đầu ngay thôi. Tất cả những công đoạn sẽ được miêu tả chi tiết nhất có thể. Chắc chắn bạn sẽ thành công ngay từ lần thực hành đầu tiên. Cùng SIÊU THỊ THIÊN NHIÊN bắt đầu nhé!

  • Mầm đậu nành giá bao nhiêu
  • Tác dụng của mầm đậu nành

Công đoạn chuẩn bị làm mầm đậu nành

Để làm bột mầm đậu nành thành công ngay lần đầu tiên thì công đoạn chuẩn bị là vô cùng quan trọng.

Chọn đậu nành

  • Hạt đậu nành không quá tròn.
  • Chọn loại đậu nành có hạt tương đối đều và hạn chế hạt teo.
  • Hạt đậu nành tự nhiên có màu vàng nhạt.
  • Không chọn hạt đậu nành đã để quá lâu, ẩm mốc.
    Cách làm bột mầm đậu nành tại nhà

Dụng cụ cần thiết

  • Ngâm đậu nành: Chậu, xô nước lớn.
  • Ủ mầm: Khăn bông mềm, nước nóng.
  • Sấy mầm: Nồi sấy, máy sấy gia đình hoặc máy sấy công nghiệp.
  • Nghiền mầm đậu nành: Máy say khô, hoặc máy say công nghiệp.

Tiến hành làm Bột Mầm Đậu Nành

Bước 1: Ngâm Hạt Đậu Nành

– Nhặt thật sạch hạt hỏng, rửa sạch ngâm với nước thường trong 24 tiếng. Trong thời gian ngâm các bạn có thể rửa lại 1 -2 lần để làm sạch và nước chua trên hạt đậu.

– Bạn cũng có thể ngâm bằng nước nóng để thu ngắn thời gian ngâm. Nếu ngâm bằng nước ấm 35 độ C thì bạn nên ngâm trong 5 tiếng. Tuy nhiên ngâm bằng nước nóng sẽ làm giảm khả năng này mầm ở giai đoạn sau.

Bước 2: Ủ Mầm Đậu Nành

– Ủ đậu lành vào chiếc tủi vải với nước trong khoảng 30-36 tiếng [để qua đêm]. Hôm sau chúng ta sẽ quan sát thấy hát đậu đã nhú mầm khoảng 1-2 cm thì bỏ ra dội qua với nước lạnh và để ráo.

– Các bạn chỉ nên để mầm đậu nhú khoảng 1-2 cm vì chúng ta đang làm bột mầm đậu nành chứ không phải làm giá đỗ. Mầm đậu dài 1-2cm là lúc nó sản sinh ra nhiều isoflavon được mệnh danh là nội tiết tố có nguồn gốc thảo dược.

Bước 3: Sấy Khô Mầm Đậu Nành

Khi mầm đậu đã khô ráo chúng ta tiến hành sấy chín trong 12 tiếng. Nếu trời mưa không có lồ sấy thì bạn có thể đồ chín sau đó dùng quạt hanh khô.

Bước 4: Nghiền bột mầm đậu nành

Sau khi chúng ra đã sấy chính và phơi khô thì chúng ta tiến hành mang đi say là sẽ được bột mầm đậu nành nguyên chất. Sản phẩm bên này chính là sản phẩm mẫu mà Siêu Thị Thiên Nhiên đã sản xuất. Hãy xem quy trình sản xuất mà Siêu Thị Thiên Nhiên mang tới bột Mầm Đậu Nành thơm ngon và cực kỳ nhiều tác dụng cho phái đẹp nhé. Chúc bạn sớm có được sản phẩm của riêng mình.

Video quy trình sx tại Siêu Thị Thiên Nhiên

Trên đây là 04 bước để có một loại bột mầm đậu nành đúng bước ngay tại nhà. Và bạn cũng có thể mua luôn cho mình loại bột này mà không phải tốn công sức thực hiện nó. Sản phẩm của SIÊU THỊ THIÊN NHIÊN mang trong mình xứ mệnh của sắc đẹp và sức khỏe. Nếu bạn quan tâm đến sắc đẹp của mình hãy nhấp vào nút “MUA NGAY“

Tìm kiếm đến bài viết này thì chắc hẳn bạn đã biết được “cơ số” tác dụng của mầm đậu nành. Bạn hoàn toàn có thể tự làm bột đậu nành một cách đơn giản tại nhà qua những bước hướng dẫn dưới đây.

Nguyên Liệu Và Dụng Cụ

  • Hạt đậu nành [đậu tương]: Hạt cần được phơi khô thật kỹ, loại bỏ những hạt lép, hạt sâu, mốc [để làm sao? Để nó có thể nảy mầm được khi ủ]
  • Thùng hoặc xô, chậu để ngâm đậu
  • Túi vải, mảnh vải

Cách Làm Bột Mầm Đậu Nành

  1. Rửa sạch đậu nành, loại bỏ các chất bẩn, cát sạn, tạp chấp. Ngâm hạt đậu với nước khoảng 35 độ trong chậu khoảng 3 tiếng.
  2. Sau khi ngâm đậu 3 tiếng ở bước trên, ta vớt [đổ] đậu vào trong túi vải[túi ẩm]. Lưu ý cần lựa túi xẫm mầu, bỏ vào nơi thiếu ánh sáng để tránh hạt nảy lên bị xanh.
  3. Tưới nước mỗi ngày 2-3 lần. Chờ khoảng 2 ngày cho hạt đậu nảy mầm 1-2cm.
  4. Sau khi hạt nảy mầm 1-2cm, bỏ ra để bãi bỏ vỏ rồi đem đi rửa sạch, sấy thật khô hoặc phơi nắng cho tới khô giòn.
  5. Sau khi phơi, sấy khô thì đem rang chín bằng chảo hoặc nhờ các lò bánh mì để làm chín.
  6. Xay thành bột mịn rồi đóng hộp để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng. Thường thì bột sử dụng tốt trong khoảng 5 tháng tùy vào điều kiện môi trường. Lưu ý không uống khi để bột mầm quá lâu khiến bị mốc.

Tổng Kết

Trên đây là những nguyên liệu, dụng cụ và cách làm đậu nành mà bạn có thể làm tại nhà một cách đơn giản. Tuy nhiên nó cũng khá tốn thời gian, nếu bạn có nhiều thời gian rảnh thì có thể làm theo. Ngược lại, với những bạn có ít thời gian hơn thì có thể chọn lựa mua cho mình một loại bột mầm đậu nành phù hợp.

Hiện bên chúng tôi có cung cấp tinh bột mầm đậu nành với giá thành hợp lý do xưởng nhà làm. Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành cực kỳ tốt.

Hãy để lại lời nhắn, bình luận tại bài viết về những điều bạn chưa hiểu hoặc có vấn đề về mầm đậu nành cũng như giá cả, cách mua mầm từ chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn lắng nghe ý kiến của bạn.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu mầm đậu nành?

Viên uống mầm đậu nành an toàn để sử dụng nếu bạn đã tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tránh việc tự ý sử dụng dễ dẫn đến quá liều, tương tác thuốc hay các tác dụng phụ khác. Về liều dùng, mỗi ngày chỉ nên uống tối đa hàm lượng 900mg tinh chất mầm đậu nành.

Bột mầm đậu nành để được bao lâu?

Bột mầm đậu nành có thể giữ sử dụng trong khoảng 5 tháng.

Tại sao phụ nữ nên uống mầm đậu nành?

Các nghiên cứu cho thấy, mầm đậu nành là nguồn cung cấp nội tiết tố nữ thảo dược dồi dào nhất trong tự nhiên. Bởi mầm đậu nành có chứa hoạt chất isoflavone có cấu trúc phân tử gần giống với estrogen trong cơ thể. Nhờ đó nó có tác dụng bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sắc đẹp và sinh lý cho phụ nữ.

Những ai không nên sử dụng mầm đậu nành?

Đặc biệt cần tuyệt đối chú ý với những người có bệnh nền liên quan đến tim mạch. Đường đỏ: Kết hợp mầm đậu nành với đường đỏ sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trứng: Giống như đường đỏ, khi sử dụng mầm đậu nành với trứng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.

Chủ Đề