Hướng dẫn chơi game có làm chai pin

Chơi game là một quá trình rất tốn điện, chắc hẳn bất cứ game thủ nào cũng từng trải qua giai đoạn vừa chơi game vừa cắm sạc thiết bị di động của mình.

Mặc dù đã có nhiều năm phát triển, nhưng sự gia tăng mật độ của pin lithium chưa bao giờ là một bước đột phá. Do giới hạn không gian phần cứng của điện thoại, các nhà sản xuất luôn tối ưu pin với các thiết kế khác nhau.

Chính vì vậy, người dùng cần phải nắm rõ dung lượng và thời gian sử dụng phù hợp để thiết bị đảm bảo tuổi thọ cung như tránh xảy ra những sự cố bất ngờ.

Vậy câu hỏi đặt ra là chơi game có làm tăng tốc độ hao pin khi đang sạc không? câu trả lời đương nhiên là có.

Hóa ra pin lithium của điện thoại di động là loại pin sử dụng dung dịch điện phân không chứa nước, sự hao hụt của nó sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Do đó, nếu ở trong môi trường nhiệt độ cao thì tỷ lệ hao hụt pin sẽ tăng lên.

Bản thân sạc điện thoại di động sẽ sinh ra một nhiệt lượng nhất định, khi chơi game thì bộ vi xử lý của điện thoại sẽ được kích hoạt hết, điều này cũng khiến điện thoại bị nóng lên, khi hai yếu tố chồng lên nhau thì pin điện thoại sẽ ở trong môi trường nhiệt độ cao. Theo thời gian, mức tiêu thụ pin sẽ tăng lên.

Sau khi tìm ra vấn đề, chúng ta chỉ cần giữ cho thân điện thoại không quá nóng. Ví dụ, mua điện thoại di động có hệ thống tản nhiệt tốt hơn, hoặc lắp quạt làm mát trên điện thoại di động để điện thoại luôn ở trạng thái nhiệt độ thấp. Lúc này dù có sạc pin thì pin cũng không bị hao hụt quá nhiều.

Giải pháp tốt hơn là mua điện thoại di động có chức năng sạc nhanh, giờ đã lên tới 100W và 120W, chỉ cần nửa tiếng là dung lượng pin đã đầy, có thể chơi mà không cần cắm sạc.

Không những vậy, vừa chơi game hoặc sử dụng nói chung và vừa cắm sạc còn có nguy cơ gây mất an toàn khi xảy ra cháy nổ. Đặc biệt, có những tựa game nặng hoặc đòi hỏi cấu hình cao, không thực sự tương thích sẽ khiến thiết bị của bạn dễ quá tải và trở nên nóng đột ngột.

Nhiều sự cố cháy nổ do vừa sử dụng điện thoại vừa cắm sạc đã được ghi nhận

Đã có nhiều trường hợp được ghi nhận và hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều khuyến cáo người dùng về vấn đề này, thế nhưng những sự cố bất ngờ vẫn luôn xảy ra, nhất là khi sử dụng các phụ kiện không chính hãng, khó đảm bảo tính an toàn. 

Cách tốt nhất là khi thiết bị báo pin yếu khoảng chừng 15 - 20% thì bạn có thể nên sạc, trong quá trình sạc hãy tắt các ứng dụng không sử dụng, tắt 3G/4G và hạn chế dùng khi đang sạc. Nếu thấy phần lưng điện thoại trở nên nóng bất thường, hãy tắt thiết bị, đồng thời tìm cách giảm nhiệt một cách từ từ rồi khởi động và sử dụng lại sau.

Điệp Lưu

- Apple sản xuất mấy chục triệu thiết bị iDevices nên số lượng bị cháy nổ khi sạc chiếm số lượng rất ít vì có nhiều người ham rẻ nên mua những máy nguồn gốc không rõ ràng, hàng dựng, hàng dỏm các kiểu nên đừng trách là tại sao, còn do lỗi của hãng thì tỉ lệ nhỏ đến ko tưởng luôn ^^ và một phần là do hệ thống điện của VN mình không ổn định nên nhiều khi xảy ra chập điện blah blah... Tỉ lệ vài chục triệu thiết bị và mình cho là một vài trăm thiết bị gây nổ luôn [vài trăm là hơi quá tay luôn rồi ] thì chênh lệch vẫn rất nhỏ. Những trường hợp dùng hàng chính hãng thì xác suất tỉ lệ bị cháy nổ do pin gần như là rất rất nhỏ luôn. và với tâm lý người tiêu dùng, chỉ cần 1 người bị thì ai cũng lo

- Các loại Smartphone hiện nay đều dùng loai pin lithium-ion hoặc lithium-polymer có đi kèm tự động ngắt sạc khi Pin đầy... và lý do mình vừa sạc vừa dùng sẽ nói ở phần 2.

2. Bây giờ mình sẽ nói cách mình làm pin ko chai và cách kiểm tra Pin... mình sẽ lấy các thiết bị iDevices của Apple làm ví dụ. Các bạn có thể dùng phần mềm iTools để kiểm tra. Các loại smartphone hay máy tính bảng hiện nay đều dùng loại pin lithium-ion hoặc lithium-polymer. Và cấu tạo của nó các bạn có thể lên mạng tìm hiểu. Nếu sạc nhiều lần thì sẽ tiêu hao các cell trong pin nên khi Pin chứa năng lượng trong đó và bị tiêu hao thì sau nhiều lần chất lượng Pin sẽ bị giảm và gọi là chai. Và các loại pin Lithium-ion hiện nay đều có chức năng tự động ngắt sạc khi pin đầy. Và mình đã từng sửa chữa rất nhiều iDevices và khi bung máy ra nhiều khi mình ko cần dùng Pin mà kết nối main vào 1 nguồn trực tiếp với các chỉ số hiệu điện thế và cường độ dòng điện ngang với Pin thay thế cho Pin thì máy vẫn kết nối. Và trong chân tiếp súc của dây thì có 1 con Tụ và 1 IC có chức năng ngắt kết nối điện từ Pin và chuyển nguồn dùng trực tiếp khi Pin đầy. Nếu ai muốn thì có thể check bản schematic của các dòng iphone 4 trở về sau.

VÀ ĐÂY LÀ BÀI TEST 3 NĂM.

Bằng chứng là cái iPad mini mình dùng từ lúc mới ra tới giờ, mình vừa sạc vừa chơi game gần như liên tục, và cho tới giờ là 3 năm rồi. Bao thợ thầy tới kiểm tra nếu máy đã bung rồi thì cho luôn các bạn cái máy đó luôn để đảm bao mình chưa bao giờ thay pin .Mình cắm sạc gần như toàn bộ thời gian ngồi ở nhà và pin cứ luôn 100% và mình xài liên tục như vậy ko rút dây sạc ra từ đó tới giờ cứ bị chửi là chơi thì rút ra ko là bị chai pin các kiểu blah blah... nhưng mà cho tới bây giờ mình thấy quyết định của mình là đúng

Chủ Đề