Hướng dẫn bố trí côt thep revit

Hoạt động từ 21/3/2012, KetcauSoft là nơi các kỹ sư kết cấu có thể tìm đến như là một nơi đào tạo và nâng cao kiến thức; trải qua nhiều năm phát triển, bộ phần mềm của chúng tôi đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trên cả nước.

Phần đặt cốt thép được giới thiệu tại đây chỉ là các công cụ đặt thép thủ công theo ý chủ quan của người vẽ.

Vì vậy việc đặt cốt thép chỉ dùng để xuất ra thành khung nhìn bố trí thép trong hồ sơ thiết kế chứ không phải để tính toán kết cấu. Cho nên không phải đặt thép cho tất cả các đối tượng như cột, dầm, sàn, mái của toàn công trình mà chúng ta chỉ đặt thép cho một đại diện cho các loại đối tượng đó mà thôi. Ví dụ trong công trình có 10 cột 300x400, 20 cột 200x300 thì chúng ta không phải đặt thép cho cả 30 cột mà chỉ đặt cho 1 cột 300x400 và 1 cột 200x300 đại diện thôi.

Để đặt thép và chọn mác bê tông đúng, chúng ta phải tham khảo các tài liệu và tiêu chuẩn về bê tông cốt thép.

Cốt thép được bố trí trong các cấu kiện bê tông cốt thép như cột [columns], dầm [beams], tường [walls], móng [foundations], và sàn hết cấu [structural floors].

Công cụ đặt cốt thép của Revit Structure giúp chúng ta nhanh chóng đặt, sửa cốt thép cho các mô hình nói trên.

Việc đặt cốt thép được thực hiện tại khung nhìn mặt đứng, mặt bằng hoặc mặt cắt.

1. LỚP BÊ TÔNG BẢO VỆ CỐT THÉP – REBAR COVER

Lớp bê tông bảo vệ cốt thép được cho theo qui chuẩn tùy từng loại mô hình đặt thép. Trong Revit Structure có một số chuẩn mặc định, chúng ta có thể thay đổi thiết lập các chuẩn đó. Khi đặt cốt thép, các thanh thép được bắt điểm theo đường chuẩn này.

Dưới đây là một số qui định lớp bê tông bảo vệ theo TCXDVN 356:2005:

 Bản và tường có chiều dày:

o Từ 100mm trở xuống: 10mm [15mm].

o Trên 100mm: 15mm [20mm].

 Dầm và sườn có chiều cao:

o Nhỏ hơn 250mm: 15mm [20mm].

o Lớn hơn hoặc bằng 250mm: 20mm[25mm].

 Cột: 20mm [25mm].

 Dầm móng: 30mm.

 Móng:

o Lắp ghép: 30mm.

o Toàn khối khi có bê tông lót: 35mm.

o Toàn khối khi không có bê tông lót: 70mm.

Giá trị trong dấu [... ] áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc nơi ẩm ướt.

A. Các lớp bảo vệ cốt thép trong các mô hình bê tông cốt thép

Bất kỳ mô hình nào trong Rvit Structure có cấu tạo bê tông cốt thép đều có các lớp bảo vệ được đưa vào hộp thoại Element Properties như sau:

Rebar Cover - Top Face: lớp bảo vệ mặt trên.

Rebar Cover - Bottom Face: lớp bảo vệ mặt dưới.

Rebar Cover - Interior Face: lớp bảo vệ mặt trong.

Rebar Cover - Exterior Face: lớp bảo vệ mặt ngoài.

Rebar Cover - Other Faces: lớp bảo vệ các mặt khác.

Hai lớp dưới đây cho phép đặt thép nhiều lớp khác nhau ghép lại:

 Additional Top/Exterior Offset: khoảng thêm cho mặt trên/mặt ngoài.

 Additional Bottom/Interior Offset: khoảng thêm cho mặt dưới/mặt trong.

Hình dưới minh họa các lớp này.

B. Định nghĩa lớp bảo vệ cốt thép [bê tông áo]

Ra lệnh bằng một trong các cách sau:

Structure „ Reiforcement Rebar „ Rebar Cover Settings.

[nhấn mũi tên € tại Reinforcement, chọnRebar Cover Settings].

Or Structure „ Cover. Thanh Options hiện ra, nhấn nút tại dòng Cover Settings.

C. Hộp thoại hiện ra. Trong hộp thoại có một số lớp bảo vệ mặc định. Có thể thay đổi hoặc thêm một số lớp khác.

Description: tên lớp bảo vệ.

Setting: giá trị lớp bảo vệ.

Nhấn vào tên lớp bảo vệ, gõ tên khác. Ví dụ gõ tên các lớp bảo vệ và cho giá trị theo TCVN

Nhấn nút Add. Một dòng hiện ra. Gõ tên mới và cho giá trị.

Nút Duplicate: tạo lớp tương tự.

Delete: xóa lớp.

Nhấn OK, kết thúc lệnh.

D. Áp dụng các lớp bảo vệ cho mô hình :

Khi dựng các mô hình kết cấu BTCT đã có các thông số lớp bê tông áo cho từng loại đối tượng cụ thể.

Nhưng, vẫn có thể thay đổi nếu cần thiết.

  1. Ra lệnh: Structure „ Cover.

Thanh công cụ hiện ra.

F . Nhấn nút gán giá trị lớp bảo vệ cho tất cả các mặt của mô hình kết cấu.

Nhấn trái chuột vào chỗ trống, kết thúc lệnh này.

  1. Nhấn nút

gán giá trị lớp bảo vệ cho một mặt của mô hình kết cấu.

Đưa con trỏ đến mặt mô hình, nhấn chuột.

Nhấn mũi tên tại ô Cover Settings, chọn lớp bảo vệ cần dùng.

Nhấn Modify hoặc Esc, kết thúc lệnh Cover.

  1. Thay đổi lớp bảo vệ:

Nhấn trái chuột vào mô hình.

Tại nhóm Structural, trên thanh Properties nhấn chọn lớp bảo vệ cho từng mặt như hình dưới.

Nhấn OK, kết thúc lệnh.

I. ĐẶT CỐT THÉP – REBAR :

Hình dưới minh họa cốt thép được bố trí trong một thanh dầm.

Nhấn nút gán giá trị lớp bảo vệ cho một mặt của mô hình kết cấu.

 Đưa con trỏ đến mặt mô hình, nhấn chuột.

 Nhấn mũi tên tại ô Cover Settings, chọn lớp bảo vệ cần dùng.

  1. Ra lệnh đặt cốt thép và chọn các phương án.

Việc đặt cốt thép được thực hiện tại các khung nhìn hình cắt, mặt bằng hoặc mặt đứng.

Ra lệnh Structure „ Reinforcement „ Rebar.

Các công cụ và Options hiện ra

Nhóm Placemant Orientation: hướng đặt cốt thép, có các phương án:

Parllel to Work Plane: song song với mặt phẳng làm việc. Phương án này có thêm lựa chọn mặt phẳng làm việc Placement Plane. Nhấn chọn, một trong các phươg án:

o Current Work Plane: mặt phẳng làm việc hiện thời [nếu đã xác định]. Dùng cho cốt đai cột hoặc dầm.

o Near Cover Reference: mặt lớp bảo vệ gần nhất. Dùng cho sàn hoặc tường.

o Far Cover Reference: mặt lớp bảo vệ xa nhất. Dùng cho sàn hoặc tường.

Parllel to Cover: song song với mặt phằng của lớp bảo vệ.

Perpendicular to Cover: vuông góc với mặt phẳng lớp bảo vệ. Dùng cho các thanh cốt thép dọc.

  1. Chọn hình dạng thanh cốt thép:

Nhấn chọn tại ô danh sách Rebar Shapenhư hình dưới [tại đây chỉ có tên, không có hình minh họa].

Nhấn nút

bên cạnh, danh sách thanh thép có hình minh họa hiện ra.

  1. Chọn đường kính thanh: Nhấn €, chọn đường kính.

  1. Chọn kiểu móc thanh cốt thép: nhấn chọn tại Hook At Start: móc tại đầu thanh; Hook At End: móc tại cuối thanh.
  1. Chọn kiểu móc thanh cốt thép: nhấn chọn tại Hook At Start: móc tại đầu thanh; Hook At End: móc tại cuối thanh.

· None: không có móc.

· Standard-90deg: móc vuông.

· Standard-180deg: móc thẳng.

  1. Để hiểu rõ hơn các thông số của một thanh, chúng ta xem các hình mô tả dưới đây.

Chọn phương án bố trí: chọn tại Rebar Set trên thanh Properties [hình dưới bên phải] hoặc tại thanh Options [hình dưới bên trái].

Single: một thanh.

Fixed number: cho số thanh. Gõ số thanh tại ô Quantity bên dưới.

Maxcimum Spacing: khoảng cách tối đa [tính từ tim thanh]. Gõ số tại ô Spacing bên dưới.

Number with Spacing: số thanh và khoảng cách. Gõ số tại ô Quantity và ô Spacing bên dưới.

Minimum Clear Spacing: khoảng cách tối thiểu giữa các mép thanh liền kề. Gõ số tại ô Spacing bên dưới.

Chọn phương án hiển thị thanh cốt thép:

 Nhấn Edit tại View Visibility States.

 Hộp thoại hiện ra. Nhấn đánh dấu vào khung nhìn nào thì tại khung nhìn đó có hiển thị thanh cốt thép. Nhấn OK.

Thực hiện đặt cốt thép:

 Đưa chuột vào mặt cắt cột hoặc dầm, thanh cốt thép hiện ra, nhấn chuột.

Tạo kiểu thanh có đường kính tùy ý

Trong các đường kính mặc định của các thanh cốt thép có đường kính từ 10mm trở lên. Muốn có đường kính khác, thực hiện như trình bày dưới đây.

Chủ Đề