Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì

Chóng mặt là cảm giác bất cứ ai cũng có thể trải qua một hay nhiều lần. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì không được chủ quan.

1. Chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt, nhức đầu không được xem là bệnh mà người ta gọi đó là triệu chứng hay hội chứng của một bệnh lý nào đó có ở bệnh nhân. Có thể do lượng máu không đủ để cung cấp cho não sẽ khiến các tế bào thần kinh không có đủ oxy và các dưỡng chất cần cho hoạt động thường ngày.

Chóng mặt xảy ra khi não không được cung cấp đủ máu gây nên tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho những tế bào thần kinh

Tuy rằng đây chỉ là những dấu hiệu đơn thuần thế nhưng người bệnh phải đi kiểm tra toàn diện về thần kinh, khám nội khoa, tai mũi họng,… Và thực hiện thêm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân gây nên hội chứng này.

Hiện nay có nhiều người xuất hiện triệu chứng này kết hợp với ù tai, nhức đầu một cách bất chợt. Thông thường, họ sẽ có thói quen tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc uống tại nhà hoặc để bệnh tự khỏi chỉ khi nào diễn tiến nặng mới đến bệnh viện kiểm tra.

Đây là triệu chứng của một số bệnh là huyết áp thấp, thiếu máu, rối loạn tiền đình,… Ngoài ra, còn là dấu hiệu của một vài bệnh như dị dạng mạch máu, u não, tai trong bị tổn thương,…

2. Phân loại

Dựa theo mô tả triệu chứng cụ thể của các bệnh nhân, có thể chia thành các nhóm sau đây:

  • Chóng mặt kiểu xoay vòng: bệnh nhân cảm thấy mọi vật xung quanh đang quay tròn quanh mình hoặc chính họ đang quay quanh đồ vật khiến bệnh nhân dễ bị té ngã. Kiểu xoay vòng này xuất hiện từ từ hoặc đột ngột khiến người bệnh lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chóng mặt kiểu xoay vòng khiến bệnh nhân khó giữ được thăng bằng và dễ bị té ngã

  • Chóng mặt kiểu choáng váng: đây là kiểm dễ khiến bệnh nhân bị ngất, có khả năng mắc những bệnh lý nhiều hơn kiểu xoay vòng nói trên.

  • Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: kiểu này có đặc trưng là khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân suy giảm. Bệnh nhân không thể đi đứng vững chắc như bình thường, thậm chí còn bị khó khăn ngay cả khi đứng yên.

Nếu bệnh nhân có thể mô tả chi tiết tình trạng mình thường gặp phải sẽ giúp bác sĩ phân loại và xác định được nguyên nhân đằng sau nó để có được phương pháp điều trị thích hợp. Một bệnh nhân có thể trải qua 1 kiểu hoặc có nhiều kiểu khác nhau xảy ra trong các lần khởi phát bệnh không giống nhau.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này, có liên quan với nhiều cơ quan khác chẳng hạn như tim mạch, thần kinh và những bất thường chuyển hóa bên trong cơ thể. Về mặt lâm sàng, khi làm việc với bệnh nhân, các bác sĩ sẽ phân chia thành 2 nhóm chủ yếu là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh.

3.1. Chóng mặt ngoại biên

Nhóm này không có mối liên quan với những bất thường trong hệ thần kinh trung ương là não bộ và tủy sống nhưng chúng nằm tại hệ tiền đình ốc tai vị trí ở tai trong. Hệ thống những ống bán khuyên nằm ở tai trong có vai trò định hướng vị trí tư thế đầu, chuyển phát tín hiệu cho não bộ giúp duy trì sự cân bằng cho cơ thể.

Khi cơ thể xuất hiện những rối loạn gây ra bởi viêm, virus, sỏi.. thì chức năng của hệ tiền đình không thể toàn vẹn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác hoa mặt và mất thăng bằng. Một vài bệnh lý gây ra tình trạng này gồm có:

  • Viêm tai trong: ống tai trong là nơi có nhiều thành phần trong hệ tiền đình ngoại vi gồm có ống bán khuyên, thụ thể thần kinh ốc tai có chức năng giúp cơ thể giữ thăng bằng. Nếu các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn tác động vào tai trong sẽ khiến người bệnh bị hoa mắt chóng mặt, suy giảm thính lực, ù tai, sốt.

Viêm tai trong xảy ra khi các virus, vi khuẩn tấn công vào cơ quan này

  • Viêm dây thần kinh sọ não số 8: dây thần kinh sọ não số VIII còn được gọi là dây tiền đình ốc tai, có vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể.

  • Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế: đây được xem là nguyên nhân chủ yếu thường gặp ở lâm sàng. Người bệnh rơi vào tình trạng này thường bị hoa mắt thường xuyên khi thay đổi từ ngồi sang đứng hoặc nằm sang đứng. Tình trạng này thường kéo dài từ vài giây đến vài phút kèm theo buồn nôn, mắc ói.

  • Bệnh Meniere: tình trạng bất thường này khá hiếm gặp ở tai trong. Triệu chứng này được gây ra bởi bệnh Meniere thường khá nặng nề, diễn ra trong vài giờ cho đến vài ngày, có kèm theo biểu hiện nôn mửa và suy giảm thính lực dài hạn.

3.2. Chóng mặt trung ương

Khác với nhóm trên, nhóm chóng mặt trung ương là nhóm các bệnh gây nên bởi những bất thường trong não bộ, phổ biến nhất là tiểu não, cơ quan có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Một vài bệnh lý cụ thể gây ra tình trạng này gồm có:

  • Đau đầu vận mạch hoặc đau đầu Migraine: bệnh này xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Bên cạnh đó, còn có một số biểu hiện khác như đau nửa đầu dữ dội hay đau kiểu mạch đập.

  • U não hoặc u tiểu não gây rối loạn chức năng khiến cơ thể gặp bất thường khi di chuyển.

  • U thần kinh: khối u ở dây thần kinh thính giác nối từ tai đến não, được đánh giá có xuất hiện yếu tố di truyền.

  • Tai biến mạch máu não: đây là nguyên nhân cực kỳ nguy hiểm cần được kiểm tra loại trừ trước tiên khi triệu chứng này xảy ra ở người cao tuổi có các yếu tố như hút thuốc lá, cao huyết áp, rung nhĩ,…

Tai biến mạch máu não được xem là bệnh lý nguy hiểm nhất thường gặp ở người lớn tuổi

4. Những lưu ý bạn nên biết

Kết hợp với việc sử dụng thuốc để chữa trị, bệnh nhân cần phải lưu ý những vấn đề sau đây trong sinh hoạt và ăn uống thường ngày giúp giảm tần suất và mức độ của hội chứng chóng mặt:

  • Không được thay đổi tư thế đột ngột, khi chuyển đổi từ nằm sang ngồi hay đứng phải từ từ chậm rãi cho cơ thể thích nghi.

  • Tránh các hoạt động phải vận hành máy móc hoặc xe nếu như xảy ra tình trạng này.

  • Không được sử dụng bia rượu, hút thuốc lá và dùng chất kích thích.

Bệnh nhân cần phải kiêng dùng bia rượu, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích

  • Uống nhiều nước và bổ sung rau xanh hằng ngày.

  • Không nên ăn uống quá mặn hay quá ngọt.

  • Thư giãn, nghỉ ngơi trong môi trường sống thoải mái, không để đầu óc căng thẳng.

Chóng mặt có thể được xử lý nếu như bệnh nhân đến khám sớm và điều trị hiệu quả. Khi mắc hội chứng này, người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế việc đi lại để ngăn ngừa bị té ngã.

Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt là tình trạng thường gặp và ai cũng có thể bị ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, khi các biểu hiện này thường xuyên xảy ra thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để xem mình phải làm gì nhé.

1. Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?

Vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên bạn thức dậy sau giấc ngủ dài thì đột ngột cảm thấy đau đầu, khó chịu. Cảnh vật xung quanh như đảo lộn trật tự, xoay vòng và khiến bạn khó định hình. Chắc hẳn ai cũng sẽ hoang mang tột độ khi tự nhiên tình trạng này ập tới bất ngờ không báo trước. Và khi càng lo lắng, bạn lại càng càng thấy đau đầu dữ dội hơn. Thậm chí có một số trường hợp còn ngất ngay sau đó.

Tình trạng bất thường đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt rất thường gặp trong dân số. Đặc biệt là ở đối tượng người trong độ tuổi trung niên, nữ có xu hướng nhiều hơn nam. Đặc điểm nổi bật của tình trạng hoa mắt chóng mặt còn có liên quan đến tư thế. Khi người bệnh đang ngồi và đứng lên sẽ thường bị chóng mặt hoa mắt, tình trạng này sẽ giảm dần nếu để cơ thể nằm yên, nhắm mắt và thả lỏng. Trong y học còn gọi tình trạng này với tên “chóng mặt tư thế kịch phát lành tính”. Các cơn hoa mắt chóng mặt có thể kéo dài trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần, sau đó có thể tự hết và tái phát lại sau vài năm hoặc ngắn hơn là vài tháng.

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt không phải là tình trạng hiếm gặp

2. Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không

Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Thực tế nếu tình trạng này kéo dài và không cải thiện có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.

Tình trạng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não hoặc các bệnh viêm tai giữa, huyết áp thấp, suy nhược thần kinh,… Vì vậy để yên tâm hơn về sức khỏe của mình, các bạn nên đi đến bệnh viện, cơ sở y tế để chụp CT đầu, CT sọ não hoặc CT mạch cảnh để bác sĩ kiểm tra, phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm.

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm

3. Cách phòng tránh đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt

Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt ngoài là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm thì nó còn có thể khiến bạn gặp một số rủi ro trong cuộc sống. Ví dụ như khi bạn đột ngột bị hoa mắt chóng mặt, đau đầu và ngất xỉu có thể gây ra tai nạn, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chấn thương sọ não. Vì thế để đề phòng rủi ro nguy hiểm, bạn nên dừng lại mọi chuyện và ngồi lại nghỉ ngơi ngay lập tức. Ngoài ra bạn có thể phòng tránh đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt bằng cách:

  • Người có tiền sử đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt nên hạn chế các công việc nguy hiểm như trèo cao, lái xe,…

  • Duy trì lối sống khỏe mạnh để giúp đẩy lùi sự xuất hiện của các triệu chứng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt.

  • Đảm bảo ăn uống đúng bữa mỗi ngày và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.

  • Không thức quá khuya làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ ít nhất từ 6 - 8 tiếng một ngày.

  • Đa dạng khẩu phần ăn vào thực đơn hàng ngày, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và uống thật nhiều nước.

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giảm áp lực công việc để cơ thể được nghỉ ngơi. Suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn mỗi ngày.

  • Không hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu và các chất kích thích có hại cho cơ thể.

  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày như luyện yoga, tập gym,…

  • Tránh đổi tư thế cơ thể đột ngột như đang nằm lại đứng bật dậy hoặc xoay nhanh và liên tục sang 2 bên vì như vậy khiến bạn dễ bị hoa mắt chóng mặt.

Duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa bia rượu, chất kích thích

4. Nên làm gì khi bị đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt

Tình trạng đau đầu, hoa mắt chóng mặt có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Vì thế tùy theo từng trường hợp và cấp độ cụ thể để đưa ra cách ứng phó phù hợp:

Ở mức độ nhẹ

Nếu tình trạng này chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ thì bạn chú ý không nên di chuyển đột ngột và dùng tay ấn vào các huyệt ở đầu [có thể là thái dương, bách hội] hoặc dùng cao dán để giảm đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

Ở mức độ vừa

Bạn hãy lấy khoảng 10g gừng tươi để giã lấy nước, cho thêm khoảng 100ml nước sôi vào và khoắng đều, có thể cho thêm đường để dễ uống. Uống nước này khi nóng sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

Ở mức độ nặng

Bạn cũng uống gừng tươi theo công thức trên và kết hợp nghỉ ngơi. Nên nằm yên ở khu vực yên tĩnh, tránh tiếng ồn, không đi lại để tránh té ngã. Khi cơ thể đã khỏe hơn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Bệnh nhân nên đi chụp CT đầu để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, tránh để lâu khiến triệu chứng chuyển biến nặng. Bên cạnh đó trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

5. Khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC

Nếu tình trạng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt của bạn diễn ra thường xuyên thì hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra và chẩn đoán sức khỏe. Hiện tại bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại trong chụp CT đầu, CT sọ não, CT mạch cảnh, giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý của bệnh nhân.

Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, MEDLATEC tự hào là lựa chọn tin cậy của nhiều khách hàng trên toàn quốc. Bệnh viện cũng chú trọng đầu tư, máy móc thiết bị hiện đại, tối tân để đem lại dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất cho khách hàng. Cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý của người bệnh.

MEDLATEC là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của nhiều khách hàng

Tóm lại, khi có những triệu chứng đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt bạn không được chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để chụp CT đầu. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để nhận tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề