Hóa đơn bán hàng dùng cho đối tượng nào

Hóa đơn là một loại chứng từ do người bán hàng hóa, thành phẩm, cung ứng dịch vụ,… lập để ghi nhận các thông tin về việc bán hàng, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn tài chính bao gồm hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng, cả 2 loại hóa đơn này đều được lập khi bên bán bán hàng và xuất hàng hóa cho khách hàng. Bài viết này của tư vấn Blue mong được giới thiệu việc nhận biết, đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường cũng như các thủ tục về thuế đối với loại hóa đơn này để bạn đọc là kế toán sẽ không bị nhầm lẫn với các loại hóa đơn tài chính khác.

Hình minh họa

1. Hóa đơn bán hàng thông thường là gì? Các doanh nghiệp có đặc thù sản xuất kinh doanh. Cũng như các phương pháp tính và nộp thuế giá trị gia tăng khác nhau sẽ sử dụng các loại hóa đơn tài chính khác nhau. Và không phải ai cũng biết được sự khác nhau này.

Có các loại hóa đơn tài chính hiện hành như:

– Hóa đơn giá trị gia tăng [hóa đơn GTGT]

– Hóa đơn bán hàng thông thường

– Các hóa đơn đặc thù khác như vé tàu, vé xe,…

đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường

Hóa đơn bán hàng thông thường [gọi tắt là hóa đơn thông thường hay hóa đơn trực tiếp] là hóa đơn đỏ. Do chi cục Thuế cấp cho người nộp thuế kê khai. Và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc bán hóa đơn lẻ cho người bán không kinh doanh hoặc kinh doanh không thường xuyên.

Và chỉ có hóa đơn được cấp bởi chi cục Thuế mới được xem là hóa đơn thông thường hợp pháp.

2. Quy định đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường

Hóa đơn thông thường được các đối tượng liệt kê sau xuất cho khách hàng khi người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

– Tổ chức [cá nhân] sản xuất kinh doanh áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

– Tổ chức [cá nhân] làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Tổ chức [cá nhân] làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế GTGT, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

– Các hộ kinh doanh, sản xuất nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, kinh doanh không thường xuyên.

– Tổ chức [cá nhân] khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

3. Thủ tục về thuế khi sử dụng hóa đơn bán hàng hóa thông thường: – Hóa đơn bán hàng trực tiếp không phải kê khai thuế giá trị gia tăng. Như hóa đơn giá trị gia tăng [kê vào mẫu 01/GTGT]. Mà phải kê khai vào mẫu 03/GTGT. Đối với trường hợp thuế GTGT tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Và mẫu 04/GTGT đối với trường hợp thuế GTGT tính trực tiếp trên doanh thu.

– Chi phí đầu vào trên hóa đơn thông thường vẫn được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu thỏa mãn đủ các điều kiện là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

– Khi mua hóa đơn thông thường của cơ quan Thuế.

Người nộp thuế nộp bộ hồ sơ bao gồm: + Đơn đề nghị mua hóa đơn Tải về

+ Bản cam kết mẫu số CK01/AC [cam kết việc SXKD phù hợp trên giấy phép đăng ký kinh doanh] Tải về

+ Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

+ Mẫu 06/GTGT áp dụng phương pháp tính thuế GTGT Tải về

Trường hợp đi mua hóa đơn lần thứ 2 trở đi thì bộ hồ sơ chỉ cần đơn đề nghị mua hóa đơn là đủ vì bộ hồ sơ lần trước cơ quan Thuế vẫn sẽ lưu giữ.

Như vậy, đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường là các tổ chức, cá nhân thực hiện SXKD kê khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng cho khách hàng. Vậy hai loại hóa đơn này khác nhau như thế nào, Vin-Hoadon sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc qua bài viết bên dưới.

Khi thực hiện bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bạn thường phải xuất hoá đơn cho người mua. Nhưng đôi khi sẽ có hiểu lầm giữa hoá đơn bán hàng thông thường với hoá đơn GTGT.

Vậy chúng ta cần phân biệt hai loại hóa đơn này có những điểm nào khác nhau:

1. Đối tượng lập hoá đơn

- Hóa đơn GTGT: Đối tượng lập hoá đơn GTGT là những công ty, doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hóa đơn bán hàng: Đối tượng lập hoá đơn bán hàng thông thường là những công ty, doanh nghiệp áp dụng thực hiện kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay những DN hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá trong khi phi thuế quan, hoặc một số dịch vụ đặc thù theo quy định như dịch vụ hàng không, phí ngân hàng… các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức thuế khoán, hoá đơn của cơ quan thuế.

2. Đối tượng phát hành

- Hóa đơn GTGT: Doanh nghiệp có thể đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan Thuế

- Hóa đơn bán hàng: Do cơ quan Thuế phát hành, doanh nghiệp phải mua của cơ quan thuế.

3. Hình thức kê khai

- Hóa đơn GTGT: Doanh nghiệp kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ.

- Hóa đơn bán hàng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào.

4. Về chữ ký

- Hóa đơn GTGT: Hoá đơn GTGT có cả chữ ký của người bán hàng và chữ ký của giám đốc.

- Hóa đơn bán hàng: Hoá đơn bán hàng chỉ có chữ ký của người bán hàng hoá.

5. Về thuế suất

- Hóa đơn GTGT: Hoá đơn GTGT có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hoá đơn.

- Hóa đơn bán hàng: Hoá đơn bán hàng không có dòng thuế suất và tiền thuế trên hoá đơn bán hàng.

6. Về con dấu

- Hóa đơn GTGT: Bắt buộc phải có dầu tròn của doanh nghiệp.

- Hóa đơn bán hàng: Có dấu vuông hoặc tròn thể hiện các thông tin của doanh nghiệp.

Để thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC hoặc hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Tổng đài: 1900 6134.

Chủ Đề