Giải bài thực hành số 1 hóa học lớp 11

Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M. So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.

  1. Làm tương tự như trên, nhưng thay dung

dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: CH3COOH 0,10M ; NaOH 0,10M ; NH3 0,10M. Giải thích.

Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 11 - Bài 6: Bài thực hành 1: Tính axit – bazơ, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Tech12h chia sẻ tới các bạn bài Bài thực hành 1: Tính chất axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn

Nội dung bài học gồm hai phần:

  • Lý thuyết về tính axit - bazơ và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
  • Giải các thí nghiệm SGK

A. Lý thuyết

1. Tính axit - bazơ

a, Tính axit

  • Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

Ví dụ: HCl → H+ + Cl-

  • Môi trường axit là môi trường có:

[H+] > [OH-] hay [H+] > 1,0.10-7M

b, Tính bazơ

  • Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–

Ví dụ : NaOH → Na+ + OH–

  • Môi trường bazơ là môi trường có:

[H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7M

c, Độ pH và chất chỉ thị axit - bazơ

* Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.

  • pH = - lg[H+]
  • Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14:
    • pH = 7 môi tr­ường trung tính.
    • pH < 7 môi tr­ường axit.
    • pH > 7 môi trư­ờng bazơ.

* Chất chỉ thị axit - bazơ

  • Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc theo giá trị pH của dung dịch.
  • Người ta thường dùng giấy quỳ hoặc phenolphatalein làm chất chỉ thị axit- bazơ.
  • Màu của quỳ và phenolphatalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau:

2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

  • Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
  • Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

1. Chất kết tủa

Ví dụ: 2Na+ + SO42- + Ba2+ + Cl- → BaSO4↓ + 2Na+ + 2Cl-

2. Chất điện li yếu.

Ví dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

H+ + CH3COO- → CH3COONa

3. Chất khí.

Ví dụ: 2H+ + CO32- → CO2 + H2O

B. Giải các thí nghiệm SGK

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ

  • So sánh này của mẩu giấy chỉ thị pH với mẫu chuẩn. Từ đó xác định giá trị pH của dung dịch HCl 0,1M.
  • Giải thích đổi màu khác nhau dựa theo thang pH của các dung dịch CH3COOH 0,1M ; NaOH 0,1M ; NH3 0,1M.

Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

  1. Nhận xét hiện tượng xảy ra khi cho Na2CO3 tác dụng với CaCl2 đặc.
  1. Nhận xét hiện tượng xảy ra khi hòa tan kết tủa của thí nghiệm a] bằng dung dịch HCl
  1. Nhận xét màu của dung dịch. Giải thích hiện tượng xảy ra.

Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên dưới dạng phân tử và dạng ion rút gọn.

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách giáo khoa hóa 11, giải bài thực hành số 1 hóa 11, giải bài thực hành số 1: Tính chất axit bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

  1. Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt phenolphtalein. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên , vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu.

Hiện tượng – giải thích, PTHH:

  1. Thấy kết tủa trắng xuất hiện:

PTHH: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

Ion thu gọn: CO32- + Ca2+ → CaCO3

  1. Khi hòa tan CaCO3 thu được ở thí nghiệm a] bằng dung dịch HCl, ta thấy kết tủa tan, có bọt khí xuất hiện.

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

IOn thu gọn: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

  1. Dung dịch NaOH có tính bazơ nên khi cho phenolphtalein vào thì chuyển hồng. Tiếp tục nhỏ HCl vào dung dịch trên thì dung dịch nhạt màu dần đến mất màu. Hiện tượng đó do HCl trung hòa NaOH trong dung dịch, nên dung dịch trung tính.

Chủ Đề