Hòa Bình lên thành phố năm bao nhiêu?

Cách đây 20 năm, ngày 16/7/1999, người dân cả nước nói chung, người dân Thủ đô Hà Nội nói riêng đã vinh dự, tự hào khi Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình” tại La Paz, Thủ đô của Bolivia.

Để được UNESCO chọn là 1 trong 5 thành phố tiêu biểu trên thế giới, Hà Nội đã đáp ứng hàng loạt tiêu chí. Trong đó, có những đóng góp tích cực của Thủ đô trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng Thủ đô Hà Nội. Những đóng góp ấy phù hợp với những tiêu chí do UNESCO đề ra về bình đẳng trong cộng đồng, xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.

Chia sẻ về Hà Nội, ông Firmin Edouard Matoko, Trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại UNESCO cho rằng: TP. Hà Nội 20 năm sau khi được vinh danh đã trở thành một đô thị lớn hơn, hội nhập, năng động đối với khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, chính quyền của Hà Nội cũng đã và đang đưa ra những chính sách nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường. Điều đó thể hiện, đất nước Việt Nam hiện đại, trẻ trung, tự tin, đầy trách nhiệm.

Hiện nay, Thủ đô Hà Nội có quan hệ hợp tác, hữu nghị với hơn 100 thủ đô và thành phố của hơn 50 nước, vùng lãnh thổ; tham gia với trách nhiệm cao tại nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng. Qua đó, không ngừng nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô, của đất nước trong cộng đồng quốc tế và bè bạn năm châu.

Với những nỗ lực đó, UNESCO đặc biệt coi trọng hợp tác với TP. Hà Nội. Cụ thể, UNESCO muốn hợp tác sâu rộng với Thủ đô với vai trò “Thành phố Vì hòa bình” thông qua việc tìm hiểu, hợp tác bảo tồn di sản, trong đó có Đường Lâm và Hoàng Thành Thăng Long, cũng như đề xuất Hà Nội trở thành Thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia Mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Màn trình diễn áo dài đường phố.

Điểm hẹn văn hóa

Đến với Hà Nội, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng nhịp sống đô thị hiện đại, vừa có thể thăm quan những di tích mang đậm dấu ấn thời gian như: Hoàng thành Thăng Long, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Chùa Trấn Quốc, Ô Quan Chưởng, Văn Miếu Quốc Tử Giám... Đặc biệt, khu phố cổ-Hà Nội 36 phố phường, với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ được dáng vẻ vốn có từ thế kỷ 19, được coi là điểm nhấn của du lịch Hà Nội. Hà Nội đã được rất nhiều tờ báo, website du lịch nổi tiếng toàn cầu, như: Telegraph [Anh], CNN, Trip Advisor [Mỹ], Smart Travel Asia [Hong Kong-Trung Quốc]… liên tiếp vinh danh Thủ đô Hà Nội là một trong những địa chỉ đáng thăm quan ở châu Á và thế giới.

Với cộng đồng quốc tế, hình ảnh về một Thủ đô Hà Nội luôn là một thành phố phát triển năng động, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống. Ông Noel Jean Poirier-cựu Đại sứ Pháp nổi tiếng với bộ phim “Hà Nội của tôi” [Mon Hanoi] chia sẻ về Thủ đô Hà Nội: “Tôi rất vui khi được dạo trên những con phố của Hà Nội, ngắm nghía cuộc sống sôi động nơi đây. Hà Nội là lưu giữ được những lớp kiến trúc lịch sử tiếp nối thông qua những nét kiến trúc đặc trưng. Bên cạnh sự giao thoa của các kiến trúc Pháp cổ với kiến trúc Việt Nam là những hình thái làng quê xen kẽ đô thị. Đây chính là nét văn hóa đặc sắc không nơi nào có được như ở Hà Nội”.

Không chỉ là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống, Hà Nội còn là cái nôi sinh ra nhiều không gian sáng tạo cho giới sáng tạo, giới trẻ. Điều đó cho thấy, môi trường chính sách về tiềm lực nhân trí sĩ của Thủ đô Hà Nội đều rất lớn. Chính vì vậy, Hà Nội luôn là điểm đến thu hút khách du lịch. Chỉ tính trong năm 2018, lượng du khách đến với Hà Nội ước đạt 26,04 triệu lượt [tăng 9,3% so với năm 2017], trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 5,74 triệu lượt [tăng 16%].

Sự đánh giá cao của du khách quốc tế cũng như người dân cả nước đã nhân lên niềm tự hào của chính quyền và Nhân dân Thủ đô, thúc đẩy thành phố nghìn năm tuổi tiếp tục gìn giữ những truyền thống, bản sắc văn hóa quý báu và vững bước trên con đường phát triển. Đến nay, Hà Nội vẫn là Thủ đô duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương được vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”. Điều này luôn là động lực để chính quyền và Nhân dân Thủ đô càng quyết tâm gìn giữ, phát huy giá trị của danh hiệu này để cùng hướng tới một thế giới hòa bình, nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Sáng 13/7, tại không gian phố đi bộ Hồ Gươm, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm TP. Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” [16/7/1999 - 16/7/2019]. Nhân sự kiện này, từ tháng 7/2019, nhiều hoạt động phong phú được UBND TP. Hà Nội tổ chức như: các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể thao, giới thiệu ẩm thực; Liên hoan các Ban nhạc Kèn Hà Nội, Triển lãm ảnh “Người Hà Nội thanh lịch văn minh”; Cuộc thi tìm kiếm “Đại sứ hữu nghị vì hòa bình 2019”.

Với mục tiêu trở thành đô thị loại II trước năm 2025, thành phố Hòa Bình nỗ lực triển khai các nhiệm vụ đột phá chiến lược, đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại.


Ông Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP.Hòa Bình  

Thành phố Hòa Bình cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 60km, nằm trên tuyến đường bộ cao tốc Láng - Hoà Lạc - Hoà Bình, đường quốc lộ 6 và đường thủy sông Đà đi lên các tỉnh Tây Bắc. Đây là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi trong việc giao thương đối ngoại, trao đổi hàng hóa, giao thông vận tải, vận tải hành khách,… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa giữa các vùng, miền và các địa phương lân cận. Đặc biệt, với việc được đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển, mở ra cơ hội, tiềm năng để phát triển và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp.

Hòa Bình còn được biết đến là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông với những giá trị nhân văn đa dạng, phong phú. Nơi đây có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, quê hương của Sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”; có các lễ hội, di tích, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Đây là một lợi thế rất lớn để tỉnh Hòa Bình nói chung và thành phố Hòa Bình nói riêng trong việc phát huy tiềm năng về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh.

Để thực hiện mục tiêu đưa thành phố Hòa Bình trở thành đô thị loại II trước năm 2025, Đảng bộ thành phố đã xác định tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng và chỉnh trang đô thị. Phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ; công nghiệp - xây dựng; nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó, đa dạng hóa các ngành dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cả chiều rộng và chiều sâu; ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp cao, có ưu thế về nguyên liệu, thị trường; xử lý nước thải, rác thải; năng lượng tái tạo; công nghiệp hỗ trợ và các ngành sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt, một mục tiêu quan trọng là tập trung xây dựng thành phố Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn nhất của khu vực trung du và miền núi phía Bắc; tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện, cạnh tranh văn minh, bình đẳng. Phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu của tỉnh, có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động địa phương, tạo sự lan tỏa kéo theo các ngành kinh tế liên quan khác cùng phát triển. Phát triển du lịch chuyển từ “số lượng” sang “chất lượng”, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường mục tiêu. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy văn hóa, du lịch, thể thao, hội thảo, dịch vụ du lịch cộng đồng.

Cùng với đó, thành phố sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nguồn vốn từ bên ngoài vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp [CN-TTCN], hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mang tính đặc trưng, thế mạnh của tỉnh. Áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ lãi suất với doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN; hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, chuyển giao máy móc thiết bị hiện đại, xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn trên địa bàn,…tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào sản xuất TTCN. Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chú trọng công nghệ có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh cũng như của thành phố nhằm nâng cao dần sức cạnh tranh sản phẩm TTCN; ưu tiên đầu tư sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Thành phố cũng chú trọng hỗ trợ nghiên cứu sản xuất những mặt hàng độc đáo, gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với thu hút du lịch, xây dựng trung tâm mua sắm trên tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình để mở rộng cánh cửa thương mại giữa Hà Nội- Hòa Bình và các tỉnh khác; chủ động trong tạo mối liên kết, nhất là liên kết hợp tác với Hà Nội trong các lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến, phát triển du lịch, tiêu thụ sản phẩm CN-TTCN.

Chủ Đề