Hệ quy chiếu là gì mốc thời gian là gì

1.Thời gian, thời điểm, gốc thời gian:

a/Gốc thời gian : Thời điểm người ta bắt đầu xét có giá trị bằng không.

Ví dụ : Gốc thời gian có thể chọn là lúc bắt đầu chuyển động ; trước và sau chuyển động một khoảng thời gian.

Gốc thời gian có thể chọn theo thời gian thực [thời gian hằng ngày]:

Ví dụ : Tàu khởi hành lúc 19h00 : thời gian điểm khởi hành là 19h00 gốc thời gian lúc này là 0h00 .Gỉa sử bạn ở nơi tàu lúc này và đang 18h00 thì thời điểm khởi hành là 1h00 gốc thời gian lúc này là 18h00.

b/ Thời điểm: Giá trị thời gian so với gốc thời gian

                                     thời điểm = khoảng thời gian ± gốc thời gian

Ví dụ : Xét khoảng thời gian từ 0h đến 5h : ta chọn gốc thời gian là 0 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-0=5 h. Còn khi ta chọn gốc thời gian là 2 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-2=3 h.Đối với chọn gốc thời gian trước 0h00 ví dụ như 21h00 trước đó , thì thời điểm 5h lúc này trở thành thời điểm 3+5=8h theo gốc thời gian mới.

c/ Khoảng thời gian ∆t là hiệu của hai thời điểm.Có giá trị lớn hơn không và không phụ thuộc vào việc chọn gốc thời gian.

Lưu ý : cần phân biệt rõ hai khái niệm thời điểm và khoảng thời gian.

2. Gốc tọa độ, tọa độ:

a/Gốc tọa độ : Vị trí có tọa độ bằng không.

b/Tọa độ của vật : giá trị của hình chiếu của vật lên các trục tọa độ.

Trong hệ tọa độ một chiều

+ Vật nằm về phía chiều dương mang giá trị dương.

+ Vật nằm về phía chiều âm mang giá trị âm.

3.Hệ quy chiếu là thuật ngữ để chỉ vật mốc và hệ tọa độ gắn với vật mốc dùng để xác định vị trí của vật chuyển động cùng với gốc thời gian và đồng hồ để đo thời gian.

Câu hỏi: Hệ quy chiếu bao gồm?

A. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.

B. hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.

C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.

D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

Đáp án D

Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

Cùng Top tài liệu tìm hiểu nội dung về Vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian qua bài Chuyển động cơ dưới đây để hiểu hơn về Hệ quy chiếu nhé

Hệ quy chiếu gốm vật làm mốc, trục tọa độ gắn với vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.Hệ quy chiếu không chỉ giúp ta xác định được vị trí của vật mà còn xác định được vị trí của vật trong các khoãng thời gian khác nhau.

Hệ qui chiếu được định nghĩa bao gồm các khái niệm sau

– Hệ trục tọa độ + gốc tọa độ

– Đồng hồ đo + mốc thời gian

Hệ trục tọa độ và gốc tọa độ

– Hệ trục tọa độ: là một khái niệm toán học, ta thường sử dụng hệ trục tọa độ Đề Các [Descartes] đối với không gian 2 chiều hoặc ba chiều trong thực tế.

– Gốc tọa độ: thường chọn tại vị trí [0,0] đối với hệ tọa độ 2 chiều gồm hai trục Ox và Oy, [0,0,0] đối với hệ tọa độ 3 chiều gồm 3 trục Ox, Oy và Oz, x = 0 đối với hệ tọa độ 1 chiều chỉ có một trục Ox hoặc Oy

– Trong cơ học, hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, dựa vào đó vị trí của mọi điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác được xác định, đồng thời có một đồng hồ đo thời gian để xác định thời điểm của các sự kiện. Cùng một sự kiện vật lý, khi ta thay đổi hệ quy chiếu thì vị trí và thời gian xảy ra sẽ khác nhau.

– Điểm khác nhau giữa hệ tọa độ và hệ quy chiếu là trong hệ quy chiếu vị trí của một vật thể trong những thời điểm khác nhau thì khác nhau. Còn hệ tọa độ thường thấy thì chỉ xác định trong không gian 3 chiều. Cái này hơi phức tạp một tí.

Hệ qui chiếu phi quán tính

Là hệ qui chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc, trong chương trình vật lí phổ thông ta chỉ xét hệ qui chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc không đổi.

Ví dụ về lực quán tính và hệ qui chiếu quán tính

Xét hệ chuyển động bi đỏ trượt không ma sát trên xe xanh, hợp lực tác dụng vào bi đỏ bằng 0. Xe xanh chuyển động về phía trước với gia tốc a

Xét hệ qui chiếu gắn với một điểm O đứng yên trên mặt đất [hệ qui chiếu quán tính] vì bi đỏ trượt không ma sát trên xe xanh => so với O bi đỏ vẫn đứng yên tại vị trí điểm M.

Xét hệ qui chiếu gắn vào điểm A trên xe xanh chuyển động với gia tốc a: khi xe xanh chuyển động => bi đỏ di chuyển đến điểm B => không có lực tác dụng mà bi đỏ vẫn chuyển động so với xe xanh => chứng tỏ trong hệ qui chiếu gắn vào xe xanh [hệ qui chiếu chuyển động có gia tốc] đã sinh ra lực làm cho bi đỏ chuyển động, lực đó chính là lực quán tính.

Một chiếc moto đang chuyển động với tốc độ cao, hãm phanh trước đột ngột làm cho xe bị nhấc bổng bánh sau lên => trong hệ qui chiếu gắn vào xe đã xuất hiện lực quán tính tác dụng làm nhấc bánh sau lên.

1. Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.

2. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật [gọi tắt là chuyển động] là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

3. Quỹ đạo: Quỹ đạo của chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.

a] Mốc thời gian và đồng hồ

Mốc thời gian là thời điểm chọn trước để bắt đầu tính thời gian.

Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

b] Thời điểm và thời gian

– Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.

– Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.

a] Vật làm mốc và thước đo

Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

b] Hệ tọa độ

+ Hệ tọa độ 1 trục [sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng].

Tọa độ của vật ở vị trí M: x = OM

+ Hệ tọa độ 2 trục [sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng].

Tọa độ của vật ở vị trí M:

x = OMx

y = OMy

  • Luyện 100 đề thi thử 2021. Đăng ký ngay!

Với bài Hệ qui chiếu gồm những gì sẽ tóm tắt các khái niệm, định nghĩa cũng như tính chất của môn Vật Lí lớp 10 giúp học sinh học tốt môn Vật Lí 10.

Câu hỏi: Hệ qui chiếu gồm những gì?

Trả lời:

Hệ quy chiếu gồm:

- một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc;

- một mốc thời gian và một đồng hồ.

Trong nhiều bài toán cơ học, nhiều khi nói về hệ quy chiếu, người ta chỉ đề cập đến hệ họa độ, vật làm mốc và mốc thời gian mà không cần nói đến đồng hồ.

Ví dụ: Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng về phía thành phố P từ lúc 7h sáng. 

Ta chọn hệ quy chiếu gồm:

Trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển động thẳng về phía thành phố P của xe ô tô, gốc O tại vị trí xuất phát, gốc thời gian là lúc xuất phát [lúc 7h]. 

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 10 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Video liên quan

Chủ Đề