Hay kể tên các dụng cụ thiết bị cầm tay Công nghệ 9

Bài 4 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ÁN Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nâ'u ăn để có biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Biết cách sử dụng cẩn thận, chính xác các dụng cụ, thiết bị trong nhà bếp. I - AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ÀN Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nâu ăn ? Công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp, đây là nơi rất dễ xảy ra tai nạn vì khối lượng công việc trong nhà bếp được triển khai trong mồi ngày rất nhiều và dồn dập như : + Chuẩn bị thức ăn ; + Nấu nướng ; + Bày dọn... Những công việc làm trong nhà bếp thường phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng dễ gây nguy hiểm. Cần phải đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, đê tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm như : đứt tay, bỏng [phỏng] lửa, bỏng nước sôi, cháy nổ bình gas, phụt bếp dầu, điện giật, trượt ngã... Những dụng cụ, thiết bị dễ gây ra tai nạn Dụng cụ, thiết bị cầm tay : các loại dao nhọn, sắc ; soong, chảo có tay cầm bị hỏng ; ấm nước sôi... Dụng cụ, thiết bị dùng điện : bếp, lò nướng, nồi cơm điện, phích nước, ấm điện, máy đánh trứng, máy xay thịt... Nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn Em hãy quan sát hình 13 và điền nội dung dưới đây sao cho thích hợp với mỗi hình. Hình 13 : Những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn Dùng dao, các dụng cụ sắc, nhọn đê cắt, gọt, xiên... hoặc đặt không đúng vị trí thích hợp ; Sừ dụng soong, nồi, chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích hợp ; Đê thức ăn rơi vãi làm trơn trượt; Khi đun nước, đặt vòi ấm ở vị trí không thích hợp ; Để vật dụng ở trên cao quá tầm với; Sữ dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận ; Sử dụng bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, nồi điện, ấm điện,... không đúng yêu cầu. n - BỆN PHÁP BẢỎ ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN Từ những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn, theo em có những biện pháp thích hợp nào để bảo đảm an toàn lao động ? Sử dụng các dụng cụ, thiết bị cầm tay Cần phải chú ý sử dụng cẩn thận, chu đáo, đúng quy cách. Em hãy nêu một sô'biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong các trường hợp sau : Khi sử dụng : + Các dụng cụ sắc, nhọn : + Các dụng cụ, thiết bị có tay cầm : + Các vật dụng dễ cháy : Lấy những vật dụng trên cao : Bê những đồ dùng nấu sôi : Rơi vãi thức ăn trơn trượt trên nền nhà : Sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện Biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện là gì ? à] Trước khi sử dụng : Trong khi sử dụng : Sau khi sử dụng : Em hãy’ nêu một số biện pháp báo đảm an toàn lao động khi sử dụng các đồ dùng điện sau đây : Bếp điện : Nồi cơm điện : Ẩm điện : Lò nướng điện : Máy đánh trứng : Máy xay thực phẩm : Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, dầu, điện Học sinh liên hệ thực tế, cùng trao đổi, thảo luận trong tổ đê tìm các biện pháp thích hợp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, dầu, điện... GHI NHỚ Phải quan tâm đến việc bảo đảm an toàn lao động trong nhà bếp để tránh những rủi ro và tai nạn có thể xảy ra trong khi nấu ăn. Cẩn sử dụng những biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn lao động. Có kĩ năng sử dụng thành thạo, chính xác những dụng cụ, thiết bị trong nhà bếp. CÂU HỞI Vì sao phải thực hiện an toàn lao động trong nấu ăn ? Trong nhà bếp thường sử dụng những dụng cụ, thiết bị gì để nấu ăn ? Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị dễ gây tai nạn. Hãy nêu những biện pháp phòng tránh tai nạn, rủi ro khi sử dụng bếp nấu.

Sách giải bài tập công nghệ 9 – Bài 4: An toàn lao động trong nấu ăn giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

[trang 23 sgk Công nghệ 9]: Em hãy quan sát hình 13 và điền nội dung dưới đây sao cho thích hợp với mỗi hình

Trả lời:

– a: Dùng dao, các dụng cụ sắc, nhọn để cắt, gọt, xiên hoặc đặt không đúng vị trí thích hợp.

– b: Để thức ăn rơi vãi làm trơn trượt.

– c: Sử dụng soong, nồi, chảo có tay cầm không xiết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích hợp.

– d: Khi đun nước đặt vòi ấm ở vị trí không thích hợp.

– e: Để vật dụng ở trên cao quá tầm với.

– g: Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận.

– h: sử dụng bếp điện, bếp gas, lò gas, nồi điện, ấm điện,… không đúng yêu cầu.

[trang 23 sgk Công nghệ 9]: Từ những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn, theo em có những biện pháp thích hợp nào để đảm bảo an toàn lao động?

Trả lời:

– Đọc kĩ hướng dẫn và sử dụng trước khi dùng một thiết bị, dụng cụ nào đó.

– Sử dụng thật cẩn thận, tập trung nhất có thể khi nấu ăn, k lơ đảng lơ là làm việc khác.

– Khi mới bắt đầu sử dụng nên có sự trợ giúp của người lớn.

[trang 24 sgk Công nghệ 9]: Em hãy nêu một số biện pháp đảm bảo an toán lao động trong các trường hợp sau:

Trả lời:

– Khi sử dụng:

      + Các công cụ sắc, nhọn: cầm vào chuôi, tránh đụng vào phần nhọn, khi cắt thái hay sử dụng phải thật nhẹ nhàng, từ tốn để tránh cắt, đụng vào tay.

      + Các dụng cụ, thiết bị có tay cầm: dùng vào phần cầm.

      + Các vật dụng dễ cháy: tránh cho tiếp xúc với lửa.

– Lấy những vật dụng trên cao: phải có ghế để lấy, không với quá tầm cao của mình để tránh vật rơi vào người.

– Bê những đồ dùng nấu sôi: có lót tay, không bê những đồ dùng quá đầy gây tràn và đi thật từ tốn.

– Rơi vãi thức ăn trơn, trượt trên nền nhà: dọn dẹp và dùng nước lau nhà chuyên dụng để lau sàn.

[trang 24 sgk Công nghệ 9]:Biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện là gì?

Trả lời:

– Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

– Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

– Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

[trang 24 sgk Công nghệ 9]: Em hãy nêu một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các đồ dùng điện sau đây:

Trả lời:

– Bếp điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện, lau bếp thật khô trước khi dùng.

– Nồi cơm điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt. Lau phần ruột nồi tránh ướt.

– Ấm điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt, k chứa quá nhiều nước để tránh bị trào khi sôi.

– Lò nướng điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt, kiểm tra lò bên trong tránh ẩm ướt hoặc bị bẩn.

– Máy đánh trứng: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt, vệ sinh đầu máy thật sạch.

– Máy xay thực phẩm: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt.

Lời giải:

– Công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp, đây là nơi rất dễ xảy ra tai nạn vì khối lượng công việc trong nhà bếp được triển khai trong mỗi ngày rất nhiều và dồn dập như: Chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, bày dọn,…

– Những công việc đó thường phải dùng những thiết bị, dụng cụ chuyên dùng dễ gây nguy hiểm.

– Ngoài ra còn phải đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm như: đứt tay, bỏng [phỏng] lửa, bỏng nước sôi, cháy nổ bình gas, phụt bếp dầu, điện giật, trượt ngã,…

Lời giải:

– Trong nhà bếp thường sử dụng những dụng cụ, thiết bị: Bếp gas, bếp lò, nồi cơm điện,…

– Một số dụng cụ thiết bị dễ gây ra tai nạn: Dao nhọn, sắc; kéo; bếp lửa; ấm nước sôi; máy xay thịt; phíc nước…

Lời giải:

– Với các đồ dùng điện thì cần tuân thủ các quy tắc khi sử dụng đồ điện, đó là:

      + Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

      + Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

      + Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

– Với một số đồ dùng cụ thể:

      + Bình siêu tốc: Rút phích cắm sau khi đun xong.

      + Lò vi sóng: Dùng các dụng cụ chuyên dùng cho lò vi sóng, tránh các chất dẻo thông thường.

      + Bếp từ: Dùng các dụng cụ chuyên cho bếp từ, chú ý căn chỉnh nhiệt độ của bếp khi đang dùng.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Nội dung chính

    - Công dụng của đồng hồ điện.

    - Phân loại đồng hồ điện.

    - Công dụng của 1 số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.

1. Công dụng của đồng hồ đo điện

    • Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện.

    • Phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật.

    • Phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.

2. Phân loại đồng hồ đo điện

    - Phân loại theo đại lượng cần đo.

Đồng hồ đo điệnĐại lượng đo
Ampe kếCường độ dòng điện
Oát kếCông suất
Vôn kếĐiện áp
Công tơĐiện năng tiêu thụ của mạch điện
Ôm kếĐiện trở mạch điện
Đồng hồ vạn năngĐiện áp, dòng điện, điện trở

3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện

    Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo.

    • Ví dụ: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:

Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo.

Một số loại dụng cụ cơ khí:

Tên dụng cụHình vẽCông dụng
Thước cuộn
Đo chiều dài
Thước cặp
Đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ
Pan me
Đo chính xác đường kính dây điện [1/1000]
Tua vít
Vặn ốc
Búa
Tạo lực đập
Cưa sắt
Cắt, cắt ống nhựa và kim loại
Kìm
Cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối
Khoan cầm tay
Khoan lỗ trên gỗ, bê tông,… để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện
Đồng hồ đo điện

- Gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng.

- Giúp phát hiện những hư hỏng về kĩ thuật của mạch điện và đồ dùng điện.

Dụng cụ cơ khí

- Gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, ...

- Hiệu quả công việc phụ thuộc vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 9 | Soạn Công nghệ lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-lap-dat-mang-dien-trong-nha.jsp

Video liên quan

Chủ Đề