Hành lang thông bếp và phòng khách bao nhiêu

Căn cứ theo tiểu mục 2.2.10 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD quy định về yêu cầu đối với quy hoạch, kiến trúc trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cụ thể như sau:

- Đối với phòng ở, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 2,6 m;

- Đối với phòng bếp và phòng vệ sinh, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 2,3 m;

- Đối với tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 2,0 m;

- Đối với không gian bên trong của mái dốc được sử dụng làm phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt, chiều cao thông thủy của 1/2 diện tích phòng không được nhỏ hơn 2,1 m.

- Chiều cao thông thủy của các phòng và các khu vực khác lấy theo nhiệm vụ thiết kế hoặc tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.

Như vậy, tùy thuộc vào từng loại phòng, là phòng ở, phòng bếp hay phòng vệ sinh,... thì khi xây dựng nhà chung cư cần phải đáp ứng các chiều cao thông thủy theo quy định nêu trên.

.jpg]

Diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư? [Hình từ Internet]

Căn hộ chung cư phải đảm bảo có diện tích tối thiểu bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Tại tiểu mục 2.2.4 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD quy định về yêu cầu đối với quy hoạch, kiến trúc của căn hộ chung cư như sau:

"2.2.4 Căn hộ chung cư
2.2.4.1 Phải có tối thiểu một phòng ở và một khu vệ sinh. Diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư không nhỏ hơn 25 m2.
2.2.4.2 Đối với dự án nhà ở thương mại, phải đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45 m2 không vượt quá 25 % tổng số căn hộ chung cư của dự án.
2.2.4.3 Căn hộ chung cư phải được chiếu sáng tự nhiên. Căn hộ có từ 2 phòng ở trở lên, cho phép một phòng ở không có chiếu sáng tự nhiên.
2.2.4.4 Phòng ngủ phải được thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Diện tích sử dụng của phòng ngủ trong căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 9 m2."

Như vậy, theo quy định nêu trên, diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư là 25 m2.

Lưu ý: Đối với dự án nhà ở thương mại, phải đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45 m2 không vượt quá 25 % tổng số căn hộ chung cư của dự án.

Hệ thống thông gió và điều hòa không khí của nhà chung cư cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2.6 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD quy định về các yêu cầu đối với hệ thống thông gió và điều hòa không khí của nhà chung cư cụ thể như sau:

[1] Các căn hộ và không gian ngoài căn hộ trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải có hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Phải bố trí thông gió cục bộ cho khu vực bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.

[2] Lưu lượng không khí tươi cấp cho mỗi căn hộ không nhỏ hơn 30 m3/h/người hoặc không nhỏ hơn tổng lượng không khí thải từ phòng bếp, phòng tắm và phòng vệ sinh của căn hộ.

[3] Phòng bếp phải có hệ thống thông gió thải khí ra ngoài nhà và lưu thông không khí.

[4] Lối đi thoát nạn, sảnh giữa nhà phải đảm bảo hệ số trao đổi không khí không nhỏ hơn 4 lần/h theo thể tích của sảnh.

CHÚ THÍCH: Lối đi thoát nạn, sảnh giữa nhà không được thông gió tự nhiên [bịt kín, không có cửa sổ] phải đảm bảo hệ số trao đổi không khí không nhỏ hơn 4 lần/h theo thể tích của sảnh khi không bố trí điều hòa hoặc không nhỏ hơn 1 m3/h.m2 khi có bố trí điều hòa.

[5] Gara để xe phải đảm bảo hệ số trao đổi không khí không nhỏ hơn 6 lần/h đối với chế độ thông gió thông thường và 9 lần/h đối với chế độ thông gió hút khói.

[6] Khi sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức, điều hòa không khí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Các thông số khí hậu bên ngoài nhà phục vụ cho thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí tuân thủ theo QCVN 02:2009/BXD và tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng;

- Chỉ được sử dụng chất làm lạnh đảm bảo an toàn môi trường theo quy định hiện hành;

- Khí thải ra ngoài không được gây khó chịu hay nguy hại cho người và tài sản xung quanh;

- Khi hoạt động không gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép;

- Các phòng có chất độc hại phải có hệ thống hút, xử lý và cấp không khí độc lập; không khí tươi phải cấp trực tiếp vào trong phòng với lưu lượng không ít hơn 90 % lưu lượng khí thải ra.

[7] Hệ thống hố thoát trong khu vệ sinh của nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần đảm bảo không rò rỉ khí, mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của người sinh hoạt và lưu trú trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp.

[8] Các hệ thống thông gió thoát khói, hút khói và bảo vệ chống khói cho các lối thoát nạn, giới hạn chịu lửa của các đường ống gió và kênh - giếng dẫn gió phải phù hợp với các yêu cầu trong QCVN 06:2021/BXD.

Trên đây là một số quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng nhà chung cư mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!

Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Kích thước các đồ nội thất trong bếp ra sao? Bố trí nội thất sao cho thuận tiện nấu năn như thế nào? Đều là những câu hỏi thường gặp nhất trong quá trình xây dựng bếp ăn của gia đình. Bài viết này Nội thất CNC sẽ giải quyết triệt để thắc mắc này cho bạn, hãy theo dõi thật kỹ nhé.

Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý

Trả lời cho câu hỏi diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý

Có một điều chắc chắn là không có một con số cố định nào cho diện tích nhà bếp hợp lý. Diện tích căn nhà càng lớn thì sẽ có nhiều không gian cho nhà bếp hơn. Tính hợp lý ở đây được thể hiện qua cách phân chia diện tích bếp sao cho tỉ lệ với diện tích của cả căn nhà. Có nghĩa là nếu không gian càng lớn thì phòng bếp cũng cần lớn tương ứng. Tránh trường hợp nhà thì to mà chỗ nấu ăn thì nhỏ hay ngược lại. Bốn diện tích bếp phổ bếp ở nước ta là 12m2, 15m2, 20m2 và 25m2.

Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý

Tính hợp lý của căn bếp còn thể hiện ở việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng riêng của từng gia đình. Có những gia đình chỉ cần một khu vực nấu ăn và rửa bát thì diện tích khoảng 10-15m2 để bố trí tủ bếp, bàn bếp, tủ lạnh là đủ. Còn với gia đình muốn một gian bếp tiện nghi hiện đại hơn với thiết kế bàn đảo, quầy bar,… thì diện tích cần thiết phải trên 20m2.

Bếp rộng tiện nghi thoải mái

Một số nhà ống hay căn hộ chung cư thường có nhà bếp liền với phòng khách để không gian thoáng rộng hơn. Như vậy bạn cần phân chia diện tích bếp hợp lý để không lấn chiếm quá nhiều sang nơi tiếp khách.

Phòng bếp liền phòng khách trong chung cư

Vậy với câu hỏi diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý thì câu trả lời là bạn không nên quá quan tâm đến một con số cố định nào cả. Hãy để các kiến trúc sư cho bạn lời khuyên tốt nhất và có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng của cả gia đình.

Xem thêm: CÁC THIẾT KẾ NHÀ BẾP LIỀN PHÒNG KHÁCH TIỆN NGHI HIỆN ĐẠI CHO CẢ GIA ĐÌNH

Phân chia khu vực cho diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý

Tam giác hoạt động trong nhà bếp

Tam giác hoạt động trong nhà bếp là ba vị trí bao gồm tủ lạnh, bếp nấu ăn và bồn rửa. Đó là trung tâm của ba khu vực quan trọng nhất trong nhà bếp là khu cất trữ thực phẩm, khu nấu nướng và khu sơ chế, làm sạch thực phẩm. Bố trí khoảng cách ba khu vực này một cách hợp lý sẽ làm công việc nấu ăn trong bếp thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Khu vực hoạt động bố trí hợp lý, thuận tiện

  • Tổng chiều dài ba cạnh của tam giác trong khoảng 3m6-8m. Nếu nhỏ hơn sẽ làm căn bếp chật chội, khó mở những ngăn kéo bên dưới, gây vướng víu. Nếu lớn hơn sẽ làm mất thời gian di chuyển khi nấu ăn.
  • Chiều dài cạnh tam giác từ 1m2-2m7 để có thể di chuyển và thao tác thuận tiện, nhanh chóng.

Khoảng cách đặt các thiết bị trong bếp

Những người nội trợ chắc chắn rất quan tâm đến khoảng cách này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nấu ăn có thuận tiện nhanh chóng hay không. Như phân chia ba khu vực như trên, sẽ có ba thiết bị mà những người nội trợ thường xuyên sử dụng là bếp ga, bồn rửa và tủ lạnh. Vậy khoảng cách giữ các thiết bị này ra sao?

  • Khoảng cách giữa bồn rửa và bếp: tối thiểu là 60cm sẽ giúp bạn có chỗ để đặt thớt hay xoong nồi khi chuẩn bị nấu ăn. Lúc bạn rửa thực phẩm cũng sẽ không làm văng nước lên bếp. Đây cũng là khoảng cách thuận tiện nhất để bạn có thể thực hiện song song hai việc nấu nướng và sơ chế cũng một lúc.
  • Khoảng cách giữa bồn rửa và tủ lạnh: không có quy định cụ thể nhưng nên trong khoảng 50-80cm. Phần diện tích này để bạn đặt những thực phẩm lấy trong tủ ra để chuẩn bị sơ chế. Không nên để quá xa vì bạn sẽ phải di chuyển nhiều lần. Ngoài ra bạn có thể đặt một số thiết bị khác tại vị trí này như lò vi sóng, máy xay sinh tố hoặc nồi chiên không dầu vì cũng gần ổ điện cắm tủ lạnh.

Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý

Di chuyển thuận lợi trong quá trình nấu ăn

  • Khoảng cách từ bàn đảo đến tủ lạnh là 1m – 1m2.
  • Khoảng cách từ bàn đảo đến tủ bếp là 90cm – 1m2.
  • Khoảng cách từ bàn đảo đến bức tường đối diện tủ bếp là 1m– 1m2.
  • Khoảng cách từ bàn đảo đến bức tường đối diện tủ lạnh là trên 90cm.

Với bàn đảo ở giữa thì lối đi lên rộng khoảng 1m2 để khi hai người cùng di chuyển trong bếp sẽ không bị vướng víu.

![Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý luôn chú ý đến lối đi ][//i0.wp.com/noithatcnc.com/wp-content/uploads/2020/07/13-12.jpg]Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý luôn chú ý đến lối đi

Kích thước một số đồ nội thất trong bếp

Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp

Những gia đình hiện đại thì không thể thiếu một chiếc tủ bếp trong không gian nấu nướng của gia đình. Không chỉ làm căn bếp gọn gàng hơn mà còn làm không gian tiện nghi hơn rất nhiều.

Tủ bếp giúp khu vực nấu ăn gọn gàng và tiện nghi hơn

Xem thêm: 50+ TỦ BẾP ĐẸP CHO KHÔNG GIAN NẤU ĂN ĐẸP

Thông thường các gia đình sẽ làm trọn bộ tủ bếp gồm tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Với tủ bếp dưới sẽ được làm thành bàn nấu ăn. Bếp là nơi “những người phụ nữ hành động” nên kích thước của tủ bếp sẽ được làm dựa trên chiều cao của người nội trợ trong gia đình. Bạn có thể tham khảo kích thước tiêu chuẩn như sau. Phòng bếp bao nhiều m2 là hợp lý

Kích thước tủ bếp chiểu chuẩn cho phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý

Tủ bếp dưới sẽ có chiều cao 81-86cm. Giúp người phụ nữ thoải mái thao tác nấu ăn, ngoài ra đây còn là một con số hợp phong thủy nữa. Chiều sâu của tủ bếp dưới sẽ là 60cm vì tính cả mặt đá để đặt bếp ga, bồn rửa cũng như một số vật dụng khác.

Tủ bếp trên thường cao khoảng 80cm và chiều sâu tiêu chuẩn là 35-45cm. Chiều sâu tủ bếp trên nhỏ hơn để thuận tiện cho việc lấy đồ. Khoảng cách từ đáy tủ trên xuống mặt tủ dưới là 60-70cm là hợp lý vì không gây vướng víu hay chắn tầm mắt của người nấu ăn.

Kích thước tủ bếp chữ I với diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý

Khoảng sải tay của người phụ nữ nội trợ khoảng 60-70cm cộng thêm chiều cao nữa thì họ có thể với tới 1m7. Vậy nên tủ bếp treo tường ở độ cao khoảng 1m7-1m9 sẽ giúp người nội trợ có thể lấy đồ một cách dễ dàng, thuận tiện.

Khoảng với cho người nội trợ

Ở đây không nhắc tới chiều dài của tủ bếp vì nó còn phụ thuộc vào diện tích phòng bếp nhà bạn nữa. Như vậy với không gian bếp rộng rãi, gia đình bạn có thể làm một mẫu tủ bếp có kích thước lớn từ 2m5-3m để có thể cất trữ đồ thoải mái. Với diện tích bếp nhỏ thì hãy làm một mẫu vừa phải để gian bếp vừa đủ tiện nghi mà vẫn thông thoáng. Cũng như câu hỏi phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý, bạn cũng cần lựa chọn kích thước tủ phù hợp.

Kích thước quầy bar

Thiết kế quầy bar sẽ làm nhà bếp tiện nghi và hiện đại hơn. Ngoài ra đây cũng là một vị trí rất thuận lợi để thư giãn hay trò chuyện với nhau trong lúc nấu ăn.

Chiều cao tiêu chuẩn của quầy bar là 70-80cm, với mẫu quầy được làm gắn với bàn bếp hoặc bàn đảo sẽ cao hơn, khoảng 1m-1m2. Chiều sâu của quầy bar từ 40-60cm là đủ để bạn và gia đình có thể ngồi thoải mái.

Kích thước quầy bar trong bếp

Ghế quầy bar thường có thiết kế đơn giản, nhỏ nhắn, không có tựa lưng hoặc tựa lưng thấp. Tùy vào chiều cao của quầy bar mà bạn chọn những mẫu ghế phù hợp. Thông thường ghế cao khoảng 60-80cm và có giá để chân là tiện lợi nhất.

Ghế quầy bar tương xứng với bàn

Kích thước bàn đảo trong diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý

Kích thước tiêu chuẩn của bàn đảo sẽ là cao 81-86cm [nên bằng với chiều cao của mặt bếp để mang lại không gian tương xứng]. Độ sâu tính cả mặt bàn là 60cm, độ dài tùy chỉnh. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào diện tích của nhà bếp mà bạn có thể thay đổi sao cho phù hợp và đẹp mắt nhất.

Bàn đảo trong diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý

Xem thêm: CÁC KIỂU TRANG TRÍ PHÒNG BẾP ĐẸP LÀM VIỆC NẤU ĂN THÚ VỊ HƠN

Cần chú ý gì khi thiết kế, xây dựng nhà bếp?

Sau khi đã xác định được phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý thì bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây.

Cửa sổ gần bồn rửa để giảm ẩm mốc

  • Dù diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý thì khu vực nấu ăn luôn có thiết kế cửa sổ gần bồn rửa. Đây là nơi ẩm ướt nên không khí bên ngoài sẽ giúp giảm bớt mùi ẩm mốc tránh sinh sôi vi khuẩn. Bạn cũng hay thao tác nấu ăn tại đây nên ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bạn tiết kiệm điện, khi dùng vào buổi sáng.
  • Nhiều người nghĩ nên đặt bếp dưới cửa sổ vì sẽ giúp mùi thức ăn hay khói bay ra ngoài nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Nếu đặt gần cửa sổ, gió bên ngoài có thể làm tắt bếp cản trở việc nấu ăn. Ngoài ra khi nấu ăn có thể xảy ra hiện tượng có những vật thể bên ngoài bay vào nồi.
  • Phòng bếp nên đủ ánh sáng để khi nấu ăn hay dùng dao được nhìn thấy rõ tránh những tai nạn đáng tiếc.
  • Nên sắm máy hút mùi để không khí phòng bếp luôn thông thoáng, đặc biệt là trong các căn hộ chung cư.
  • Một tip hữu ích cho những nhà bếp diện tích nhỏ: Sử dụng màu chủ đạo tông sáng như trắng sẽ giúp ăn gian cảm giác về không gian. Sử dụng những thiết kế tủ bếp tận dụng góc như tủ chữ L.
    Gian bếp đủ ánh sáng![Bố trí máy hút mùi trong khi vực nấu ăn ][//noithatcnc.com/wp-content/uploads/2020/07/16-5.jpg]Bố trí máy hút mùi trong khi vực nấu ăn![Với diện tích khiêm tốn bạn nên sử dụng sắc sáng và thiết kế tủ bếp phù hợp ][//noithatcnc.com/wp-content/uploads/2020/07/17-4.jpg]Với diện tích khiêm tốn bạn nên sử dụng sắc sáng và thiết kế tủ bếp phù hợp

Như vậy Nội thất CNC đã trả lời cho bạn câu hỏi diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý cũng như đưa ra những lưu ý khi thiết kế xây dựng bếp. Nếu bạn cần một đơn vị chuyên thiết kế thi công nội thất nhà bếp thì hãy gọi đến Hotline 091 995 1441 của Nội thất CNC để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Chủ Đề