Hạn chế trong văn hóa giao tiếp người nhật năm 2024

Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ gắn bó lâu dài trên nhiều kinh tế, văn hóa xã hội,... Tuy nhiên văn hóa giao tiếp của xứ sở hoa anh đào lại có rất nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam.

Người Nhật được đánh giá khá cẩn thận, tỉ mỉ và họ rất coi trọng những hoạt động giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, trước khi học tập hoặc làm việc tại đất nước mặt trời mọc, bạn cần tìm hiểu để có thể dễ dàng hòa nhập với cuộc sống nơi đây.

1. Văn hóa Nhật Bản - Cúi chào:

“Người dưới” chào “người trên” trước là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Đối với người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên, bạn cần cúi chào sao cho lưng và phần chân tạo thành một góc 90 độ. Với bạn bè hay những người cùng tuổi, bạn chỉ cần cúi chào với góc khoảng 30 độ.

Việc cúi chào không chỉ là mọi người chào hỏi nhau, mà còn thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp.

2. Giao tiếp mắt:

Nếu như chúng ta thường nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện để thể hiện sự tự tin và chúng ta đang chú ý lắng nghe câu chuyện của họ thì người Nhật lại khác. Khi giao tiếp, họ tránh nhìn trực diện người nói chuyện cùng mình. Thay vào đó, họ thường nhìn vào một vật gần mình như cái bàn, cuốn sách,... hoặc có thể cúi đầu và nhìn sang bên.

3. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc cơ thể:

Người Việt Nam khi gặp nhau thường bắt tay, vỗ vai thể hiện sự thân mật, lịch sự. Nhưng người Nhật lại rất hạn chế các động tác chạm vào cơ thể người khác. Thông thường khi gặp nhau, họ sẽ cúi chào và mỉm cười.

4. Sự im lặng trong giao tiếp:

Người Nhật chú trọng hành động quan tâm hơn lời nói nên im lặng được coi là một trong những cách giao tiếp của họ. Bởi họ tin rằng nói ít làm nhiều sẽ tốt hơn.

5. Văn hóa tặng quà:

Tặng quà là một nét đặc trưng trong văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Đây là một trong những cách để thể hiện tình bạn, sự kính trọng, quý mến người được tặng quà. Tuy nhiên, người Nhật rất quan trọng hình thức tặng quà, loại quà, cách trang trí,...

Do đó trước khi tặng quà cho ai đó người Nhật bạn cần cân nhắc cẩn thận.

6. Vẫy tay khi gọi ai đó:

Bạn sẽ bị coi là thiếu tôn trọng người khác nếu như chỉ tay thẳng vào một ai đó. Nếu bạn muốn nhắc đến một người nào đó, bạn hãy mở rộng bàn tay ngửa lên như đang bưng một cái mâm và hướng về phía đối tượng.

Trong trường hợp bạn muốn gọi người khác đến chỗ bạn, hãy để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống. Tiếp theo hãy quạt các ngón tay.

Lưu ý: Bạn không nên cong các ngón tay vì với người Nhật, hành động đó là thiếu tôn trọng người khác.

7. Gật đầu:

Gật đầu khi giao tiếp tại xứ sở hoa anh đào chỉ đơn giản để khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện của mình, thể hiện phép lịch sự.

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích và có thể tự tin giao tiếp với người Nhật.

Văn hóa giao tiếp của Nhật Bản

Hình 1

Du lịch ngày càng phát triển, sự đi lại giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Để có được một chuyến du lịch như ý muốn, ngoài chuẩn bị cho mình tư trang, đồ đạc và một list dài ngoằng những điểm đến thú vị, thì hơn hết hãy bỏ chút thời gian học hỏi thêm về nền văn hóa của đất nước mình sắp đến.

Theo định nghĩa của UNESCO thì văn hóa không chỉ bao gồm những nhân tố [tạm gọi là bề nổi] như những thứ ta nhìn và cảm nhận được như âm nhạc và ẩm thực, phong cảnh, di tích mà còn bao gồm những niềm tin và giá trị mà những người sống trong nền văn hóa đó nắm giữ.

Không như nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển khác, không hề bị đồng hóa bởi các yếu tố ngoại lai nào khác. Bất chấp những biến động nào của lịch sử, những thăng trầm của thời đại. Qua hàng ngàn năm, họ vẫn giữ được một tâm hồn nguyên vẹn của Nhật Bản, giao hòa từ văn hóa thần đạo và tinh thần thiền công, cho phép sự cân bằng lý tưởng giữa tâm hồn con người với tự nhiên và đồng loại. Và đương nhiên, những nét văn hóa lâu đời vẫn tiếp tục được giữ gìn ở đây, như một sự tôn trọng cho thế hệ trước.

Nếu bạn quan tâm đến Nhật Bản, chúng ta cùng bỏ túi những lưu ý này nhé!

Quy tắc giao tiếp ở Nhật được gọi là Manaa マナー [Tiếng Anh Manner]

1.Văn hóa “không làm phiền” Meiwaku shinai [迷惑しない].

Người Nhật sẽ cảm thấy không thích khi bị dính vào những chuyện không liên quan đến mình và bản thân người Nhật cũng không chủ động làm phiền người khác trừ khi có vấn để gì đó.

Có một sự thật là, nếu bạn là nữ tay thì mang vác đồ trên đường khá nặng, đừng mong chờ sự giúp đỡ từ một ai đi đường. Vì đa số người Nhật đều thủ sẵn tâm lý “không làm phiền” và họ cũng đề cao tinh thần tự lực của mỗi người. Nên nếu rơi vào trường hợp này, thì bạn không có gì phải buồn nhé.

Nếu như bạn gây ồn ào cho hàng xóm là người Nhật, họ sẽ không qua nhắc nhỡ bạn mà thay vào đó bạn sẽ được cảnh sát khu vực hỏi thăm. Điều đó chứng tỏ rằng, người Nhật rất hạn chế với việc bị làm phiền bởi những người mình không quen biết và chọn cách liên hệ cảnh sát để giải quyết nhanh gọn.

Khi bạn đang quay phim hay chụp ảnh trên đường, nếu như họ lỡ vào khung hình của bạn, họ sẽ lập tức né đi và thậm chí lánh khỏi khu vực có camera từ bạn.

2.Văn hóa tại nơi công cộng

  • Nếu như ở Việt Nam bạn đã quen đi bên phải của lề đường thì khi qua Nhật bạn tuyệt đối phải sửa hay thói quen này. Người Nhật quan niệm đi đường đúng là phải bên trái. Nó xuất phát từ thời kỳ Edo khi samurai vẫn còn thống trị các quốc gia [nguyên tắc khi dùng kiếm cưỡi ngựa],nhưng phải tới năm 1872 thì luật lệ này mới được đề ra chính thức. Đó là năm khai trương tuyến đường sắt đầu tiên tại Nhật Bản. Anh là quốc gia đã thầu được dự án đường sắt đầu tiên của Nhật, một mạng lưới đường sắt được nối dài và mở rộng cũng từ đây và hầu hết đều được thiết kế chạy phía bên trái. Và luật lệ đó được thi hành đến tận bây giờ.
  • Họ luôn giữ cự ly với người đi trước, để tránh xảy ra sự đụng chạm khi có vấn đề gì đó xảy ra đột ngột, như va phải vào người phía trước chẳng hạn, đây là một hành động không nên. Đặc biệt, nếu bạn có gấp gáp làm gì đến mấy thì bạn vẫn phải tham gia xếp hàng nghiêm túc, không chen lấn nhé.
  • Không hút thuốc nơi công cộng
  • Không xì mũi nơi công cộng
  • Không có sọt rác tại nơi công cộng, bạn buộc phải mang rác về nhà bỏ.
  • Không ăn khi đi bộ
    3.Văn hóa khi đi tàu điện
  • Xếp hàng, đặc biệt không chen lấn xô đẩy khi xếp hàng.
  • Không đứng quá gần người khác, hành động này tại Nhật có thể xem là bạn đang làm phiền đến người khác đấy.
  • Phải ưu tiên người muốn bước ra trước
  • Ngồi đúng phần chỗ của một người.
  • Không được vào toa dành riêng cho phụ nữ.
  • Không làm việc riêng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh tàu như nói điện thoại to, cãi nhau,.. Nếu là lí do công việc, họ chỉ trao đổi ngắn gọn và nhẹ nhàng.
  • 4.Văn hóa khi đi ăn tại nhà hàng
  • Đối với những cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC, McDonald,...Khi ăn xong bạn phải tự vệ sinh khu vực ăn của mình, dọn khay, bỏ rác đồ thừa vào đúng nơi quy định.
  • Đừng mặc cả khi mua hàng
  • Tuyệt đối không đưa tiền tip cho nhân viên. Tại Nhật, họ coi tiền bạc là thành quả của lao động nên nếu bạn đưa thêm tiền ngoài giá niêm yết họ sẽ cảm thấy như mình bị xúc phạm như việc mình không được trả công đầy đủ cho công sức mình bỏ ra nên mới cần thêm tiền boa từ khách hàng.
  • Nói kampai [乾杯] khi nâng ly
  • Nói “itadakimasu” [いただきます] [tôi xin] trước khi ăn
  • 5.Văn hóa khi vào nhà người Nhật
  • Nếu như bạn có dịp được vào một gia đình Nhật bất kỳ nào đấy thì hãy xếp giày dép ngay ngắn và quay mũi giày ra cửa. Thường thì bạn sẽ được phát một đôi dép riêng, còn nếu không đi tất hoặc chân trần là một lựa chọn an toàn.
  • Khi muốn dùng nhà vệ sinh thì hãy xin phép trước.
  • 6.Văn hóa chào hỏi
  • Hành động chào hỏi ở Nhật chính mang nhiều hàm ý, tư thế chào hỏi phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố [đối tượng, vai vế, đại vị xã hội và mối quan hệ và được chú trọng đặc biệt trong từng hoàn cảnh].
  • Bắt tay được cho là bất lịch sự nên người Nhật hầu hết không làm thế.
  • 7. Người Nhật rất tôn trọng người khác
  • Đối với người Nhật thì việc tôn trọng người khác mang một ý nghĩa rất quan trọng.
  • Người Nhật luôn sợ bị người khác nhìn mình với một ánh mắt thương hại
  • Khi gọi tên một ai đó bạn nên thêm hậu tố phía sau tên gọi đó, tránh gọi trống không. Bạn + San, cậu bé + kun, cô bé + chan, tên thầy + sensei, đối với người có địa vị xã hội quan trọng thì gọi tên + sama để thể hiện sự tôn trọng.
  • Không được chỉ tay vào người khác, điều này bị cho là thô lỗ. Thay vì dùng một ngón thì mọi người hay dùng cả bàn tay để bày tỏ nội dung họ đang nói một cách tường tận hơn
  • Chào hỏi được chia làm ba cách cúi chào cơ bản:
  • Eshaku 会釈
  • Keirei 敬礼
  • Sai-keire 最―敬礼
  • Tuy nhiên, đối với quan hệ ngang bằng thì người Nhật hay dùng vẫy tay chào để thể hiện sự thân mật hơn đang trở nên quen thuộc và phổ biến tại Nhật.

8.Văn hóa suối nước nóng tại Nhật

  • Ở Nhật Bản, người dân không mặc đồ bơi trong suối nước nóng.
  • Trước khi quyết định ngâm mình, bạn hãy tắm sạch sẽ trước bằng vòi sen bên ngoài.
  • Ngoài ra, tắm onsen tại đây có những quy tắc riêng [buộc tóc thành búi, không để khăn chạm nước, không được bơi trong bồn].
  • Trong các nhà tắm công cộng, nếu như bạn có hình xăm thì bạn không được vào, Nhật Bản có phần kỳ thị người có hình xăm.

Những lưu ý trên chỉ là một phần nhỏ trong những nét văn hóa của Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn có thể tìm hiểu thêm về nhiều nét văn hóa khác tại đây.

Đừng để những rào cản văn hóa nhuộm buồn chuyến đi của bạn bằng những hiểu lầm đáng tiếc không nên có. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để trước hết là một chuyến du lịch tận hưởng đúng nghĩa. Hoặc đối với những bạn đang có nhu cầu sinh sống thì hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tránh được tình trạng sốc văn hóa khi sinh sống tại nơi đất khách quê người.

Việc tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa sẽ thể hiện văn hóa của chính bạn. Chỉ cần tìm hiểu và để ý hơn một chút thì bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này rồi.

Hy vọng những thông tin trên bài viết bổ ích cho bạn.

Hẹn gặp lại các bạn tại chuyên mục tìm hiểu văn hóa Nhật Bản cùng Nguồn Sáng Mới ở những bài viết tiếp theo.

Chủ Đề