Google tìm kiếm bằng tiếng Việt

"Google.com" đổi hướng tới đây. Đối với Google, xem công ty quản lý trang này.

Google Tìm kiếm [tiếng Anh: Google Search] là dịch vụ cung cấp chính và quan trọng nhất của công ty Google. Dịch vụ này cho phép người truy cập tìm kiếm thông tin về [ai đó hoặc một cái gì đó] trên Internet bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm Google, bao gồm các trang Web, hình ảnh & nhiều thông tin khác.

Google Tìm kiếm

Trang chủ Google Tìm kiếm tới ngày 2 tháng 12 năm 2016

Loại website

Máy truy tìm dữ liệuCó sẵn bằng123 ngôn ngữChủ sở hữuGoogle [Alphabet]Doanh thuAdWordsWebsiteGoogle.com [Hoa Kỳ]Hỗ trợ IPv6Có, theo thỏa thuận[1] hoặc ipv6.google.comThứ hạng Alexa
1 [Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2018[cập nhật]][2]Thương mạiCóYêu cầu đăng kýTùy chọnSố người dùngHơn 4,5 tỉ ngườiBắt đầu hoạt động15 tháng 9 năm 1997; 24 năm trước [1997-09-15][3]Viết bằngPython, C, C++[4]

Bằng cách sử dụng các Bot dò tìm và tạo chỉ mục [index] trang Web trên Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu tìm kiếm cho các máy chủ của mình, khi có người truy cập và thực hiện tìm kiếm, kết quả tìm kiếm sẽ được lấy ra từ đây. Google Search cũng cho phép người sử dụng khai báo trang web của họ với máy chủ của google, sau đó các máy chủ này sẽ sắp xếp thời gian để tạo chỉ mục cho các trang web được khai báo.

Để tìm kiếm, người sử dụng gõ vào ô tìm kiếm một hoặc một vài cụm từ gọi là từ khóa tìm kiếm [keywords]. Dựa trên từ khóa tìm kiếm này, Google Search sẽ thực hiện tìm kiếm và hiển thị ra kết quả cho người sử dụng.

Việc sắp xếp thứ tự kết quả tìm kiếm phụ thuộc vào thứ hạng của nó theo phân cấp của Google Search nhờ tổng hợp phức tạp từ keyword, pagerank, sitemap... Kết quả tìm kiếm cũng được phân loại theo đối tượng sử dụng khác nhau, nó phụ thuộc vào vị trí địa lý [lấy theo IP truy cập của người truy cập]. Ngoài ra, Google Search cũng sử dụng cookies và tính năng lưu trữ thói quen tìm kiếm của người dùng [cá nhân hóa kết quả tìm kiếm] để tạo ra kết quả tìm kiếm. Nói chung, việc sắp xếp và hiển thị kết quả của Google Search khá phức tạp và nó là bí mật công nghệ mà nhờ đó Google có thể chiếm lĩnh thị trường.

Microsoft, Yahoo! và nhiều nhà cung cấp khác liên tục chịu sự cạnh tranh của Google Search. Kể từ khi ra đời năm 1997, Google Search đã dần dần vươn lên và chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần tìm kiếm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên tại các quốc gia không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, các đối thủ của Google lợi dụng được thế mạnh ngôn ngữ này, để vươn lên chiếm đa số thị phần, như Baidu tại Trung Quốc, Naver tại Hàn Quốc, Justdial tại Ấn Độ, Yandex tại Nga... Ở Việt Nam, Cốc Cốc, công cụ tìm kiếm tiếng Việt đang trong thế cạnh tranh với Google bằng cơ sở dữ liệu hơn 2,1 tỷ trang web, trong đó số lượng dữ liệu từ tên miền ".vn", ".com.vn" nhiều gấp hai lần so với Google. Cốc Cốc sở hữu lợi thế cạnh tranh ở khả năng phân tích xử lý ngôn ngữ tiếng Việt với các đặc điểm riêng như dấu, âm tiết, từ đồng âm, phân tách từ ngữ và các từ viết tắt. Bên cạnh đó là các tính năng được phát triển riêng cho thị trường Việt Nam, bao gồm tìm kiếm địa điểm, giải toán, giải hóa,... Tuy nhiên công cụ tìm kiếm này vẫn còn quá mới người dùng Việt Nam và vẫn hơn 90% người dùng Internet Việt Nam sử dụng Google thường ngày. Vì vậy việc cạnh tranh của Sóc Bay,... đa số đều đã phải đóng cửa hay loại bỏ tính năng tìm kiếm đi vì không nhiều người sử dụng. Việc Cốc Cốc chiếm được 10% thị trường là điều rất khó khăn.[6]

Thị phần

Google Search chiếm gần như tuyệt đối thị phần tìm kiếm trên Internet nhờ có lượng máy chủ khổng lồ, công nghệ tốt. Theo dữ liệu của hãng phân tích Internet StatCounter công bố ngày 4 tháng 8 năm 2009, Tổng thị phần tìm kiếm Yahoo! và Microsoft sau khi kết hợp chiếm 20,36% thị trường ở Mỹ, Google 77,54%.[7]

Tại Việt Nam, thị phần tìm kiếm cũng bị Google thống trị với con số gần như tuyệt đối, tuy nhiên các công cụ tìm kiếm của người Việt với những lợi thế riêng vẫn đang nỗ lực như Sóc bay, La bàn... và gần đây nhất là Cốc Cốc. Cú lội ngược dòng của Cốc Cốc đã thu hút không ít sự chú ý của báo chí nước ngoài như CNN, AP,...[8]

  1. ^ “Google over IPv6”. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2010.
  2. ^ “Google.com Site Info”. Alexa Internet. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ “WHOIS”. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ “The Anatomy of a Large-Scale Hypertextual Web Search Engine”. Computer Science Department, Stanford University, Stanford, CA. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ “Deteriorata”. dx.doi.org. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Cốc Cốc và nỗ lực lật đổ Google tại Việt Nam
  7. ^ Bing giành thêm 1% thị phần tìm kiếm tại Mỹ
  8. ^ “Russians attempt to topple Google in Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Google Tìm kiếm.
  • Google
  • Google tiếng Việt
  • Giới thiệu Google
  • Google - câu chuyện thần kỳ trên Báo Tuổi Trẻ.
  • Loạt bài về Google trên Việt Nam Net năm 2006: kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3 và kỳ 4.
  • Mổ xẻ nền văn hóa Google từ... toilet: kỳ 1 kỳ 2 trên Việt Nam Net tháng 1 năm 2007.
  • Hướng dẫn đăng ký website vào Google.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Google_Tìm_kiếm&oldid=68825153”

Cùng tham khảo những hướng dẫn tìm kiếm bằng giọng nói tiếng Việt nhé. Google mới đây đã chính thức hỗ trợ chức năng tìm kiếm giọng nói bằng tiếng Việt trên Android. Tuy nhiên, ngoài việc tìm kiếm, người dùng Android còn có thể nhập văn bản hay soạn tin nhắn hoàn toàn bằng giọng nói tiếng Việt, với độ chính xác cao.


Hướng dẫn tìm kiếm, soạn tin nhắn, văn bản… bằng giọng nói tiếng Việt trên Android

Với việc hỗ trợ chức năng giọng nói bằng tiếng Việt trên Android, người dùng không chỉ sử dụng chức năng này để có thể tìm kiếm bằng tiếng Việt, mà còn có thể nói trực tiếp với thiết bị Android để có thể soạn thảo tin nhắn, soạn thảo văn bản hay lưu lại những ghi chú… hoàn toàn bằng tiếng Việt, thậm chí Android còn tự động bỏ dấu chữ cho phù hợp và chính xác.

Các bước kiểm tra thiết bị Android đã hỗ trợ chức năng tìm kiếm bằng giọng nói tiếng Việt hay chưa

Mặc dù Google đã hỗ trợ chức năng tìm kiếm giọng nói bằng ngôn ngữ tiếng Việt trên Android, tuy nhiên hiện ngôn ngữ mặc định trên công cụ tìm kiếm vẫn là tiếng Anh.

Cách thức sau đây sẽ giúp bạn kiểm tra xem thiết bị chạy Android của mình đã hỗ trợ tìm kiếm giọng nói bằng tiếng việt hay chưa:

- Đầu tiên, mở ứng dụng tìm kiếm của Google trên Android, sau đó nhấn vào biểu tượng chiếc micro ở bên phải thanh công cụ tìm kiếm.

- Biểu tượng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ được hiện ra, tuy nhiên ở đây bạn có thể thấy rằng ngôn ngữ sử dụng mặc định vẫn là tiếng Anh.

- Tại đây, nhấn vào biểu tượng thiết lập ở bên góc phải [biểu tượng chiếc cờ-lê khoanh đỏ ở hình minh họa trên] để thay đổi lại thiết lập của chức năng tìm kiếm.

- Chọn mục “Ngôn ngữ” ở giao diện thiết lập hiện ra sau đó. Từ danh sách các ngôn ngữ hỗ trợ, bạn kéo xuống và tìm đến “Tiếng Việt” có trên danh sách.

Trong trường hợp không tìm thấy “Tiếng Việt” trong danh sách, nghĩa là thiết bị chạy Android của bạn chưa hỗ trợ chức năng tìm kiếm bằng giọng nói tiếng Việt. Thực hiện theo các bước tiếp theo để thêm ngôn ngữ tiếng Việt vào công cụ tìm kiếm.

Hướng dẫn thêm ngôn ngữ tiếng Việt vào công cụ tìm kiếm bằng giọng nói

Để thêm ngôn ngữ tiếng Việt vào chức năng tìm kiếm bằng giọng nói, bạn thực hiện theo các bước sau:

- Đầu tiên, download ứng dụng Google Apps Device Policy tại đây hoặc tại đây [tương thích với Android 2.2 trở lên].

- Kích hoạt ứng dụng vừa cài đặt rồi nhấn nút “Thêm tài khoản” từ giao diện ứng dụng hiện ra.

- Tiếp theo Google sẽ cho phép bạn chọn tài khoản Google hiện có, hoặc tạo mới một tài khoản. Trong trường hợp bạn đã có một tài khoản Gmail [khác với tài khoản Google đang sử dụng trên thiết bị Android], bạn có thể nhấn nút “Hiện có” để đăng nhập vào tài khoản Google mới này. Hoặc nhấn nút “Tạo mới” để tạo một tài khoản Google khác nếu cần.

Lưu ý: bạn cần phải đăng nhập bằng một tài khoản Google khác với tài khoản đã sử dụng trên thiết bị Android. Để xem lại tài khoản Google đã sử dụng trên thiết bị Android, bạn có thể truy cập vào mục “Cài đặt” -> “Tài khoản & đồng bộ hóa”. Danh sách tài khoản Gmail đã sử dụng trên Android sẽ được hiện ra.

Danh sách các tài khoản Google đã sử dụng trên Android.

- Bây giờ, quay trở lại ứng dụng tìm kiếm trên Google, nhấn vào biểu tượng micro để tìm kiếm bằng giọng nói.

- Lập tức, một hộp thoại hiện ra thông báo cho bạn biết chức năng tìm kiếm bằng giọng nói đã hỗ trợ tiếng Việt, bạn có muốn chuyển sang tiếng Việt hay không? Nhấn nút “Cài đặt” từ hộp thoại này. Sau đó chọn “Ngôn ngữ” và tìm đến mục “Tiếng Việt” từ danh sách hiện ra [như đã hướng dẫn ở trên].

Trong trường hợp không có hộp thoại thông báo hiện ra, bạn có thể nhấn vào biểu tượng chiếc cờ-lê ở trên góc phải hộp thoại tìm kiếm bằng giọng nói và tiến hành tương tự như trên để chuyển sang tiếng Việt.

Kết quả tìm kiếm bằng giọng nói tiếng Việt

Trong quá trình thử nghiệm tìm kiếm bằng ngôn ngữ tiếng Việt, kết quả tìm kiếm hoạt động thực sự ổn định và chính xác. 

Chức năng tìm kiếm bằng giọng nói có thể nhận diện tốt nhiều kiểu đọc khác nhau, chẳng hạn khi tìm kiếm với cụm từ “Báo điện tử Dân trí” hay “Dân trí chấm com” đều cho ra kết quả chính xác liên quan đến báo Dân trí. Thậm chí trong nhiều trường hợp đọc chính xác đường link của trang web, kết quả sẽ tự động chuyển về trang web đích, thay vì kết quả tìm kiếm.

Kết quả tìm kiếm khi thử nghiệm bằng giọng nói “Báo điện tử Dân trí”

Nhập văn bản, tin nhắn… bằng giọng nói tiếng Việt

Một điều đặc biệt và thú vị, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm bằng tiếng Việt, công cụ mới của Google còn cho phép người dùng soạn thảo văn bản hay viết tin nhắn bằng tiếng Việt.

Để thực hiện điều này, bạn cần phải kích hoạt chức năng nhập giọng nói từ bàn phím của thiết bị. Để làm điều này trên mỗi thiết bị có các cách tiến hành khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đều khá giống nhau. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau để kích hoạt chức năng nhập bằng giọng nói trên bàn phím của Android:

- Truy cập vào mục “Cài đặt”, chọn “Ngôn ngữ & Kiểu nhập”.

- Từ giao diện hiện ra, nhấn vào mục thiết lập của các kiểu bàn phím được sử dụng trên thiết bị. Chẳng hạn ở đây là kiểu bàn phím của Xperia. [nhấn vào điểm khoanh đỏ trong hình minh họa]

- Tại bước tiếp theo, đánh dấu vào tùy chọn “Phím nhập giọng nói của Google” để kích hoạt chức năng nhập liệu bằng giọng nói.

- Bây giờ, truy cập vào một ứng dụng nhập văn bản [chẳng hạn chức năng nhắn tin hay viết Note], từ bàn phím ảo, bạn sẽ thấy xuất hiện thêm biểu tượng một chiếc micro. Nhấn vào nút này bất cứ khi nào bạn muốn nhập nội dung bằng tiếng Việt. 

Kết quả thử nghiệm cho thấy chức năng nhận diện giọng nói hoạt động khá chính xác, tự động bỏ đúng dấu cho các từ tiếng Việt. Tuy nhiên, một hạn chế của chức năng này đó là không thể bỏ dấu câu [dấu chấm, dấu phẩy…], do vậy sau khi nhập nội dung bằng giọng nói, người dùng cần phải tự thêm vào các dấu trong câu sao cho hợp lý và chính xác.

Chức năng nhập nội dung và soạn văn bản bằng giọng nói

Dù sao, với chức năng hỗ trợ giọng nói này, có thể thấy Android và Google đã có sự ưu ái cho người dùng Việt Nam, bởi lẽ ngôn ngữ tiếng Việt rất đa dạng và phức tạp, không dễ dàng gì có thể làm được điều như Android và Google đã thực hiện.

Lưu ý: thiết bị chạy Android của bạn cần phải có kết nối Internet mới có thể sử dụng chức năng tìm kiếm hay nhập nội dung bằng giọng nói.

Tìm kiếm Google bằng giọng nói tiếng Việt qua Chrome

Sau thành công của việc ra mắt công cụ Tìm kiếm bằng Giọng nói dành riêng cho người Việt trên thiết bị Android, nay Google tiếp tục giới thiệu chức năng Tìm kiếm bằng Giọng nói tiếng Việt trên máy tính thông qua trình duyệt Chrome.

Khi truy cập google.com.vn trên Chrome, chỉ cần một cú nhấp chuột vào biểu tượng microphone, Google sẽ tiếp nhận giọng nói của bạn. Với điều kiện bạn cần cài đặt sẵn một chiếc microphone đang hoạt động tốt trên máy tính cá nhân. Và rồi, bạn chỉ cần cất giọng để đặt lệnh tìm kiếm. Cô Amy Kunrojpanya, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, khu vực Mekong, thuộc Google châu Á-Thái Bình Dương, chia sẻ: "Mỗi khi tích hợp một ngôn ngữ mới vào chức năng Tìm kiếm bằng Giọng nói, chúng tôi phải "dạy" máy tính cách hiểu âm và từ của ngôn ngữ đối thoại. Việc này được thực hiện gồm thu thập mẫu đối thoại từ những người bản xứ trước khi làm "khuôn" cho ngôn ngữ nước đó. Để chuẩn bị cho lần ra mắt này, chúng tôi đã phát triển từ nền tảng vững chắc để xây dựng một mô hình ngôn ngữ dành riêng cho người Việt." Google đã làm việc với gần 700 tình nguyện viên ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh suốt 2 năm để thu thập những mẫu đối thoại, tổng thời gian là 480 giờ. "Khi hoàn tất quá trình thu thập, chúng tôi bắt tay vào xây dựng mô hình âm thanh và ngôn ngữ để "hướng dẫn" máy tính cách "nhận diện" tiếng Việt." - Amy Kunrojpanya cho biết. Công cụ Tìm kiếm bằng Giọng nói có thể nhận diện giọng nói của nhiều vùng miền ở Việt Nam, dù không hoàn hảo 100%. Nhưng quan trọng là hệ thống ngôn ngữ sẽ được cải thiện khi người sử dụng chức năng này ngày một nhiều hơn.

Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên Google hiệu quả nhất

Cách tìm kiếm trên google hiệu quả nhất

Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên internet hiệu quả nhất
Cách tìm kiếm thông tin hiệu quả trên internet

Hướng dẫn tìm kiếm trong Win 7

[St]

Video liên quan

Chủ Đề