Giữ khoảng cách với sếp

Gần sếp quá là mang họa vào thân?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hiểu được một người đang là bạn trở thành sếp là không dễ.

Mối quan hệ gần gũi và thân thuộc với sếp có thể có mặt tiêu cực mà bạn không tưởng tượng ra. Sau đây là lý do.

Có quan hệ không tốt với sếp có thể sinh đủ điều lo ngại. Nhưng hóa ra mối quan hệ gần gũi và thân thuộc thực tế có thể cũng căng thẳng như thế, đôi khi hơn thế.

Gabby Sullivan, một chuyên gia thiết kế ở bắc California, Mỹ, biết trực tiếp quan hệ này có thể căng thẳng đến đâu. Bà Sullivan và sếp là bạn thân, đối tác trong công việc và thậm chí có chức vụ như nhau cho đến khi ông được thăng chức.

Sullivan cảm thấy bây giờ ông hình như đòi hỏi ở bà một trình độ cao hơn bất cứ ai khác và cáo buộc bà không nghe mệnh lệnh của ông. Tiếp đó, đồng nghiệp cằn nhằn rằng Sullivan đang được đối xử ưu tiên. Xuất hiện tình huống Sullivan không thể tiến được nữa.

Quảng cáo

Trong khi đó, ngoài giờ làm việc, tình bạn của họ cũng thay đổi, và hai người hiếm gặp nhau hơn. Hễ gặp nhau, Sullivan thấy mình trả lời ngắn gọn và không muốn trao đổi những việc bình thường không quan trọng. Tình hình trở nên căng thẳng đến mức Sullivan nghỉ phép hai tháng chỉ để "tách ra" và tạm nghỉ.

"Thời gian đó thực sự là không thoải mái và thực sự lâu," bà nói.

Ta có thể gọi đó là thế bí, không thể thành đạt vì quá thân.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Gần gũi quá với thủ trưởng có thể có hệ quả xấu

"Trong thời đại của thay đổi, ở tình thế khó khăn về thể chất và ở thế khó xử về đạo đức, việc có một quan hệ đặc biệt chặt chẽ với cấp trên có thể làm cho nhân viên cảm thấy thêm áp lực," Jeremy Bernerth, giáo sư về quản lý ở Đại học bang San Diego, nói trong một email. Và không phải chỉ là cảm giác.

Hiện tượng này là rõ ràng ở mức độ căng thẳng cao hơn, ở những sự vắng mặt nhiều hơn và, ngược lại với một số người có thể nghĩ, ở hiệu xuất làm việc kém hơn, ông phát hiện như vậy trong nghiên cứu của mình.

Sự cân bằng lành mạnh

Tất nhiên chẳng có gì sai khi bạn có quan hệ thân thuộc với sếp, ít nhất trong là trong thời gian ngắn, Konstantin Korotov ở Berlin, hiệu trưởng Trường Quản Lý và Trung Tâm Kỹ Thuật về Nghiên Cứu Phát Triển Lãnh Đạo, nói.

Nhưng, "về lâu dài, một tình thế như vậy có thể dẫn đến mệt mỏi, sự nhạo báng, hoặc thất vọng đối với người nhân viên," ông nói trong email.

Điều này lại đặc biệt đúng nếu quan hệ gần gũi đưa bạn vào thế mà bạn phải thỏa hiệp đạo đức hoặc ý kiến đánh giá của mình vì người 'bạn sếp' của bạn chờ đón bạn đứng về cùng phe.

Tất cả những thứ đó hợp lại thành một thứ mà phần lớn chúng ta không bao giờ chờ đón ở điều có vẻ như là mối quan hệ làm việc tuyệt vời: loại căng thẳng tương tự mà chúng ta cảm thấy với những người chúng ta gần gũi nhất ngoài lĩnh vực công việc, như cha mẹ hoặc vợ chồng.

"Quan hệ làm việc không khác gì so với các quan hệ khác," Vincent Passarelli, một nhà tâm lý học ở New York và tư vấn tổ chức, nói. "Chúng ta có xu thế tạo lại trong công việc động lực tương tự mà ta đã có trước đó trong cuộc sống."

Nói cách khác, chúng ta bước vào nghề với một bộ tiêu chuẩn hành động dựa trên những kinh nghiệm của thuở còn trẻ và trưởng thành, ông nói. "Ở trong gia đình bạn, giao tiếp như thế nào? Thể hiện tình cảm như thế nào? Xin lỗi như thế nào? Quan hệ là có điều kiện hay vô điều kiện?" Passarelli nêu câu hỏi. Những câu hỏi như vậy cũng diễn ra ở nơi làm việc.

Bạn gần gũi bao nhiêu, thì khó khăn lại nhiều bấy nhiêu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bạn càng gần gũi, bạn càng dễ bị tổn thương hơn

Và, trong khi có vẻ như gần gũi với sếp hơn thì giao tiếp sẽ tốt hơn, nhưng nó cũng có thể làm cho quan hệ nặng gánh hơn, Passarelli nói. "Trên lý thuyết thì quan hệ với sếp càng xa thì [bạn nghĩ] bạn sẽ khó khăn hơn. Nhưng, thực sự, ta gần bao nhiêu thì ta dễ bị nguy hiểm bấy nhiêu."

Bởi vì sự nguy hiểm tăng nên ta bắt đầu diễn giải vấn đề khác đi. "Nếu bạn có quan hệ gần gũi với ai đó thì sự thất vọng được nhìn nhận nhiều hơn như là sự phản bội," Passarelli nói. "Rồi bạn sẽ thấy sự không nhất trí của mình như là sự gạt bỏ. Bạn sẽ không thấy nó như là "tôi biết sếp phải làm điều phải làm theo nghề nghiệp."

Nếu bạn làm ở một công ty mà ở đó quan hệ chuyên môn và tình bạn bè đi sánh đôi với nhau thì việc chuyển từ bạn bè sang nhân viên là gần như không thể, cộng thêm một lớp nữa của sự căng thẳng và bất trắc, Beth Fisher-Yoshida, một tư vấn về tổ chức ở New York, giải thích.

"Sẽ có cảm giác như sự chuyển đổi quy tắc," Fisher-Yoshida nói. "Thoạt đầu, anh là bạn tôi, và nay anh quở mắng tôi, lạnh lùng và xa lạ."

Và như trong hôn nhân hoặc bất kỳ quan hệ cá nhân gần gũi, chu kỳ khi căng khi dịu ở văn phòng làm cho bạn có cảm giác bị bỏ rơi, Passarelli nói. "Cái gì đã diễn ra ở con người tôi đã trông thấy hàng ngày? Giờ đây, nếu 2 tuần gặp một lần là tôi thấy may mắn. Tất nhiên, tôi sẽ nghĩ là mình đến nay bị hoàn toàn bỏ rơi, hoàn toàn thất vọng."

Giữ khoảng cách

Khi Sullivan đi nghỉ phép về, không có thay đổi gì nhiều và một sự kiện nữa xẩy ra trong đó người sếp gọi bà ra theo cách thức không chuyên nghiệp. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên là cách cư xử như vậy làm cho bà cảm thấy bối rối và dễ tổn thương, Passarelli nói, đặc biệt là bà và sếp đã từng là bạn thân.

"Chuyển từ sếp thành bạn thì dễ hơn nhiều so với chiều ngược lại, bởi vì có quá nhiều điều tồn tại từ trước xen vào quan hệ," bà nói. "Điều này là đặc biệt đúng nếu như một thủ trưởng hoặc giám sát viên không xác định một cách rõ ràng bạn mong đợi điều gì và người khác mong gì ở bạn.

"Sau sự việc đó, tôi quyết định rằng tôi thực sự cần phải tách khỏi mức độ tình bạn, nghĩa là tôi phải rất chuyên nghiệp và rất rõ về điều mà tôi yêu cầu và chắc chắn rằng đã có tất cả sự đồng ý của mình," Sullivan nói. Bà không còn cho sếp là một người bạn nữa; những ngày đi nghỉ mát và cười đùa cùng nhau đã qua hẳn rồi.

Đó là điều cần nhiều "kiến thức tự có và bạn có thể vạch ranh giới cho bản thân", Lorraine Tilbury, người sáng lập hãng phát triển chuyên môn và cá nhân HorsePower International ở Pháp, nói. "Kiến thức tự có nghĩa là bạn có khả năng xác định giá trị cốt lõi của mình và có thể biết sức mình và xác định khi nào là mình bị đòi hỏi quá nhiều, cả về thể chất lẫn tinh thần."

Theo cách đó, cũng không khác gì với cách đối phó với một sếp hay nạt nộ và yêu bản thân. Dù thế nào, bạn cũng đang phải chèo chống quan hệ với một người không để tâm đến quyền lợi tốt nhất của bạn.

Bạn nên tự hỏi "Mình có thể thực sự tin con người này không?" Passarelli nói.

Bài tiếng Anh đăng trên BBC Capital

Chủ Đề