Giấy khám sức khỏe xin việc có hiệu lực bao lâu

Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ không thể thiếu được khi làm hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc. Nhiều người vì để tiết kiệm thời gian cho mình đã thực hiện làm nhiều giấy khám sức khỏe một lúc. Tuy nhiên có phải lúc nào cũng sử dụng được giấy khám sức khỏe đó hay không? giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu không phải ai cũng biết. Hôm nay, Wikisecret sẽ giới thiệu bài viết này tới bạn nhé!!!

Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Sử dụng giấy khám sức khỏe trong trường hợp nào?

Giấy khám sức khỏe là tài liệu xác minh tình trạng sức khỏe tổng quát của bản thân do bệnh viện hoặc các phòng khám cung cấp, chứng nhận.

Giấy khám sức khỏe là gì?

Trong giấy khám sức khỏe có nhiều mục bao gồm khám mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, thần kinh, tuần hoàn vận động, các bệnh khác, khám máu, xét nghiệm cận lâm sàng và cuối cùng là kết luận của các bác sĩ.
Ngoài ra trong việc khám sức khỏe cần phải có ảnh của nhân kèm đóng dấu giáp lai của bệnh viện nơi thực hiện khám cho bệnh nhân.

Chúng ta có thể thấy giấy khám sức khỏe xuất hiện nhiều trong các hồ sơ xin việc hiện nay. Đây là yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng đối với người lao động.

Giấy khám sức khỏe dùng để làm gì?

Giấy khám sức khỏe là bằng chứng chứng minh khả năng, sức khỏe của người lao động để làm tốt được các công việc của vị trí ứng tuyển. Việc làm này vừa tốt cho công việc cũng là một cơ hội để cho người lao động được khám tổng quát sức khỏe bản thân để phát hiện ra những căn bệnh ẩn chứa trong cơ thể.
Mẫu giấy khám sức khỏe phổ biến đó là loại giấy a4 2 mặt hoặc loại a3 gập đôi bốn mặt. Tùy vào nhu cầu của bản thân và yêu cầu của nơi tuyển dụng mà bạn có thể chọn giấy a4 hoặc a3 cho phù hợp.

Bạn có thể xin giấy khám sức khỏe ở bất kỳ một bệnh viện hoặc cơ sở y tế hợp pháp nào. Khi đi khám bạn nhớ mang theo ảnh để đơn vị bệnh viện có thể xác nhận cho bạn.

Có thể xin giấy khám sức khỏe tại đâu?

Giấy khám sức khỏe cần phải có chữ ký và đóng dấu của bệnh viện, bên cạnh đó cần phải có đầy đủ các mục khám, nếu thiếu một mục khám bất kỳ thì giấy khám sức khỏe của bạn không đủ điều kiện được chấp nhận.
Bệnh viện chia thành nhiều nơi để thực hiện khám các mục cụ thể, điều này khiến nhiều người bỏ sót một mục khám nào đó. Nên bạn cần chú ý để thực hiện khám cho đầy đủ nhé!!!

Theo quy định của pháp luật giấy khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Quá thời hạn 12 tháng này thì giấy khám sức khỏe của bạn không được chấp nhận và không có giá trị sử dụng. Nếu muốn nộp hồ sơ xin việc tại đơn vị mới bạn phải tiến hành khám tổng thể một lần nữa để được cấp giấy khám sức khỏe định kỳ.

Giấy khám sức khỏe xin việc có hiệu lực bao lâu

Trong trường hợp bạn xin giấy khám sức khỏe để bổ sung khi làm việc ở nước ngoài thì giá trị giấy khám sức khỏe phải theo quy định của quốc gia và vùng lãnh thổ nơi bạn làm việc.

Khi bạn thực hiện khá đơn lẻ tại các cơ sở y tế và bệnh viện, sau khi thực hiện khám tổng quát các hạng mục trong giấy khám sức khỏe, trong vòng tối đa là 24 giờ trừ những trường hợp phải khám xét và xét nghiệm bổ sung thì bạn sẽ nhận được giấy khám sức khỏe của mình.

Sau bao lâu thì được trả giấy khám sức khỏe?

Trong trường hợp bạn thực hiện khám sức khỏe tập thể đông người, thì việc trả giấy khám sức khỏe sẽ theo thỏa thuận từ trước của tập thể đối với bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và băn khoăn mỗi khi khám sức khỏe.

Hiệu lực giấy khám sức khỏe

Theo quy định của Bộ y tế ban hành, mỗi lần khám sức khỏe bạn sẽ được cấp một bản có đóng dấu và chữ ký đầy đủ của bệnh viện.

Tuy nhiên trong trường hợp người thực hiện khám sức khỏe phải nộp nhiều hồ sơ ứng tiền và các đơn vị khác nhau thì có thể xin được cấp nhiều giấy khám sức khỏe. Việc cấp nhiều giấy khám sức khỏe thực hiện như sau, đơn vị bệnh viện sẽ thực hiện photo nhiều bản giấy khám sức khỏe đã có chữ ký từ trước của các bác sĩ. Sau đó sẽ dán ảnh vào các bản photocopy và thực hiện đóng dấu giáp lai. Các bản giấy khám sức khỏe photo này cũng có giá trị sử dụng như các bản chính được cấp cho người khám sức khỏe.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp được những kiến thức cần thiết cho bạn khi thực hiện khám sức khỏe. Hãy like và share nếu bạn thấy hay và hữu ích nhé!!!

Ngày hỏi:01/03/2019

08 tháng trước tôi có đi khám sức khỏe. Đến nay tôi đang đi xin việc làm và muốn sử dụng lại Giấy khám sức khỏe đó luôn nhưng không biết có được không. Vì vậy, Ban biên tập cho tôi hỏi: Giấy khám sức khỏe để đi làm có thời hạn bao lâu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

  • Về vấn đề này thì tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có quy định như sau:

    Giá trị sử dụng của Giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:

    + Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 [mười hai] tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;

    + Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

    => Theo quy định này thì Giấy khám sức khỏe để đi làm có thời hạn là 12 [mười hai] tháng nên bạn có thể sử dụng Giấy khám sức khỏe từ 08 tháng trước của bạn để làm hồ sơ xin việc làm bạn nhé.

    Trên đây là nội dung giải đáp về thời hạn của Giấy khám sức khỏe để đi làm.

    Trân trọng!


Ngày hỏi:09/12/2021

Xin hỏi về: Giấy khám sức khỏe xin việc có thời hạn nhiêu tháng? Mới đây em có đi phỏng vấn và được nhận vào thử việc tại công ty về phần mềm. Công ty có yêu cầu em nộp thêm Giấy khám sức khỏe. Cho em hỏi, nếu em đi khám sức khỏe thì giấy này có thời hạn trong bao lâu? Và em có được xin 2 bản không ạ?

  • Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về cấp Giấy khám sức khỏe, trong đó:

    Giá trị sử dụng của Giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:

    + Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 [mười hai] tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;

    + Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, căn cứ quy định trên thì giấy khám sức khỏe có thời hạn là 12 [mười hai] tháng. Tuy nhiên, có một số yêu cầu NLĐ có giấy khám sức khỏe không quá 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. Do đó, chị cần lưu ý để nộp đúng theo quy định về hồ sơ tuyển dụng.

    Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều này có quy định giấy KSK được cấp 01 [một] bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:

    - Tiến hành việc nhân bản [photocopy] Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;

    - Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

    Do đó, chị có thể yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cấp nhiều giấy khám sức khỏe cho 1 lần khám sức khỏe.

    Trân trọng!


Giấy khám sức khỏe là giấy tờ không thể thiếu khi đi học hoặc đi xin việc của công dân. Tuy nhiên, một thực tế xảy ra phổ biến hiện nay là có nhiều đối tượng bán/mua giấy khám sức khỏe để sử dụng vào những mục đích không chính đáng. Cần lưu ý rằng, giấy khám sức khỏe phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và còn thời hạn mới có giá trị sử dụng. Vậy giấy khám sức khỏe là gì? Giấy khám sức khỏe có thời hạn trong bao lâu?. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đọc.  

Giấy khám sức khỏe là gì?

Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ mà các cá nhân sử dụng trong rất nhiều trường hợp như đi xin việc, đi học, theo đó, giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp.

Trong nhiều trường hợp, giấy khám sức khỏe được nộp kèm với hồ sơ xin việc để nhà tuyển dụng sàng lọc trước khi quyết định phỏng vấn, đảm bảo ứng viên có sức khỏe phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Giấy khám sức khỏe chính là yếu tố quan trọng giúp cho các nhà tuyển dụng có thể biết được tình trạng sức khỏe của các bạn ứng viên, liệu ứng viên đó có đủ sức khỏe để đảm nhiệm các công việc được giao, tham gia công tác tại đơn vị, công ty hay không. Hiện nay, mẫu giấy khám sức khỏe được trình bày theo bản khổ giấy A4 và có dán ảnh 3×4 của người khám bệnh.

Cá nhân có nhu cầu cấp giấy khám sức khỏe cần đến các cơ quan, tổ chức y tế như bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện, trạm y tế xã, …. để khám tổng quát mới có thể xin giấy khám sức khỏe.

Thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT, việc khám sức khẻo chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định để thực hiện việc khám chữa bệnh. Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau mới có thể hiện việc khám chữa bệnh. Thứ nhất là điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị như phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa phù hợp, cơ sở vật chất và thiết bị thiếu yếu theo quy định; thứ hai là đủ điều kiện về chuyên môn thực hiện việc khám sức khỏe, tức là cơ sở khám chữa bệnh đó phải có người đủ chuyên môn để thực hiện việc khám chữa bệnh cho người dân.

Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Như đã đề cập ở trên, cá nhân muốn được cấp giấy khám sức khỏe phải đến các cơ sở, khám bệnh để khám tổng quát. Ngoài bệnh viên tỉnh, bệnh viện huyện, trạm y tế xã thì công dân còn thể đến những địa điểm khác khám sức khỏe để được cấp giấy khám sức khỏe. Cụ thể, những địa điểm khám sức khỏe khác ở đây là những hình thức tổ chức khác của cơ sở khám, chữa bệnh.

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009 được sửa đổi bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, các hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm:

– Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;

– Cơ sở giám định y khoa;

– Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ gia đình, phòng chẩn trị y học cổ truyền và bệnh xá;

– Nhà hộ sinh;

– Cơ sở chẩn đoán bao gồm phòng chẩn đoán hình ảnh và phòng xét nghiệm;

– Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm [chích], thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả;

– Trạm y tế cấp xã; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Đối với thắc mắc về giấy khám sức khỏe có thời hạn trong bao lâu?, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể như sau:

Thứ nhất: Số lượng giấy khám sức khỏe được cấp cho người bệnh

Căn cứ theo quy định của pháp luật, giấy khám sức khỏe được cấp 01 [một] bản cho người được khám sức khỏe. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:

– Tiến hành tiến hành việc nhân bản [photocopy] Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;

– Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Về thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ

– Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: Cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 [hai mươi tư] giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;

– Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

Thứ ba: Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ

– Về giấy khám sức khỏe có thời hạn trong bao lâu?: Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 [mười hai] tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc theo vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;

– Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người được khám sức khỏe có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

Trên đây là nội dung tổng hợp về giấy khám sức khỏe có thời hạn trong bao lâu? mà chúng tôi gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 19006557

Video liên quan

Chủ Đề