Giáo an GDCD 6 sách Kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN [ Tiết 1]

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS có thể:

- Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

- Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực, học các tự lập

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái, tự lập, độc lập phấn đấu

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...[ nếu có điều kiện], sgv, tranh ảnh , clip, phiếu học tập và các mẩu chuyện về tự nhận thức bản thân

- HS: sgk, sbt, đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ những thông tin của bản thân để tăng cường sự hiểu biết bề nahu làm tiền đề cho việc xây dựng bài học mới
  3. Nội dung: Tổ chức trò chơi, tìm hiểu bài học
  4. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học về tự nhận thức bản thân
  5. Tổ chức thực hiện:
  • GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: viết hai câu chia sẻ điều hài lòng về bản thân và một câu chia sẻ điều chưa hài lòng về bản thân ra giấy, gấp lại cho vào trong hộp “ Điều muốn nói”
  • GV hướng dẫn HS chia sẻ kết quả làm việc cá nhân trước lớp và dựa vào đó để dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân

  1. Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là tự nhận thức bản thân
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

NV1:

Đọc câu chuyện “ Con gà” đại bàng trong SGK để trả lời câu hỏi sau:

a. Vì sao “ con gà” đại bàng không thực hiện dược mong ước có thể bay như những chú chim đại bàng?

b. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?

GV yêu cầu HS đọc câu chuyện “ Con gà” đại bàng và trả lời câu hỏi vào vở [ ô “ Ý kiến cá nhân] theo hướng dẫn như sau:

Câu hỏi

Ý kiến cá nhân

Ý kiến nhóm

Nhận xét, kết luận

a.

   

b.

   

NV2: Cùng chia sẻ thế nào là tự nhận thức bản thân.

GV yêu cầu HS đọc ba nhóm ý kiến trong SGK và ghi quan điểm của mình ra vở.

Tổ chức cho HS chia sẻ quan điểm cá nhân về tự nhận thức bản thân. HS nghe và ghi lại ý kiến của các bạn ra vở nháp

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi vào ô “ Ý kiến nhóm”

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Tổ chức cho một số HS báo cáo kết qủa các câu trả lời [ mỗi nhóm báo cáo 1 câu]. Những HS còn lại lắng nghe, ghi ý kiến của các bạn ra giấy nháp

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV cho HS nhận xét, sau đó kết luận về nội dung câu trả lời. HS ghi nội dung chốt kiến thwucs của thầy cô vào trong ô “ Nhận xét, kết luận”

1. Thế nào là tự nhận thức bản thân?

a. “Con gà” dại bàng đã nhận thức ra điểm khác biệt của nó với các anh, em gà và có ước mơ muốn bay cao được như những chú chim đại bàng. Tuy nhiên, “con gà” đại bàng không vượt qua được chính mình và tin rằng mình là một con gà.

b. Bài học rút ra từ câu chuyện:

+ Thẳng thần nhìn nhận những ưu điểm, nhược điểm của bản thân

+ Luôn học hỏi để cố gắng thay đổi và hoàn thiện bản thân, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân

+ Mạnh dạn, quyết tâm theo duổi ước mơ.

=> Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận đánh giá đings về bản thân mình [ khả năng, hiểu biết, tính tình, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,….]

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : HS củng cố,rèn luyện những kiến thức, kĩ năng về nhận thức bản thân và hành xử tính huống cụ thể
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

Học sinh tự khám phá chính mình bằng cách

Xác định những hiểu biết về bản thân bằng cách sau :

+ Bước 1 : Tự viết lời giới thiệu về bản thân [ ưu điểm, hạn chế, tính cách, sở thích, nhu cầu,….] trên một nửa trang giấy trắng

+ Bước 2 : Nhờ bạn bè hoặc người thân viết về ưu điểm, hạn chế, tính cách, sở thích, nhu cầu, …. Của bản thân em trên một nửa trang giấu

+ Bước 3 : So sánh thông tin của em và của người khác viết về em và hoàn thành bảng mô tả về bản thân theo mẫu sau :

Thông tin cá nhân

Mô tả

Ngoại hình

 

Tính cách

 

Sở thích

 

Thói quen

 

Điểm mạnh

 

Điểm cần cố gắng

 

Căn cứ vào bảng mô tả về bản thân ở trên, GV hướng dẫn HS liệt kê những ưu điểm/ hạn chế của bản thân và đề xuất các biện ơhaps phát huy ưu điểm/ khắc phụ hạn chế của bản thân

Ưu điểm/ hạn chế

Biện pháp phát huy/ khắc phục

  
  
  

- Chú ý : Nếu em không tìm ra được biện pháp phát huy ưu điểm hoặc khắc phục hạn chế của mình, hãy tham khảo ý kiến của bạn bè hoặc người thân

- Căn cứ vào kết quả trao đổi, chia sẻ của HS, GV tư vấn cho HS hoặc tổ chức để HS tư vấn cho nhau cách tự hoàn thiện bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà :

Mỗi ngày dành 15 phút suy nghĩ về những trải nghiệm của bản thân, bao gồm những điều mong muốn, những điều làm tốt, những điều làm chưa tốt,…. Và ghi vào nhật kí. Sau đó mỗi tháng, em hãy xem lại nhật kí để biết bản thân đã thay đổi như thế nào, từ đó có hướng phấn đấu để tiếp tục hoàn thiện bản thân

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới: Bài 6: Tự nhận thức bản thân [ Tiết 2]

KHBD GDCD 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Phía trên chỉ là kế hoạch bài dạy 1 bài mẫu. Bản tải về sẽ có đầy đủ các bài trong cương trình học. Được soạn cẩn thận và chi tiết như bài mẫu trên. Click vào nút tải về phía dưới để biết cách tải

Tải về

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập GDCD 6, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Giáo dục công dân 6.

Tài liệu để học tốt môn GDCD lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác:

Xem thêm soạn, giải bài tập các môn học lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác:

Lời giải bài tập môn Giáo dục công dân 7 sách mới:

  • [mới] Giải sgk Giáo dục công dân lớp 7 [Chân trời sáng tạo]

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề