Giảng viên Đại học Trà Vinh

Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Trà Vinh

Số 126, Nguyễn Thiện Thành, khóm 4, phường 5, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: [+84].294.3855246 [108] * Fax: [+84].294.3855217
Giấy phép xuất bản số: 35/GP-TTDT do Cục QL Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử [Bộ TTTT] cấp ngày 05/04/2013
Email:
Webmaster: .

The School of Foreign Languages offers accredited English undergraduate degrees as well as minor in English to over 8,000 students from around the Mekong Delta.
SFL aims to foster students’ abilities to think critically, research effectively, express themselves eloquently and work joyfully with faculty who are the leading practitioners in their fields.

Copyright © 2022 Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại Học Trà Vinh. All Rights Reserved. Thiết kế bởi Webico.vn.

KHOA KINH TẾ, LUẬT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Tầng 2, Tòa nhà B1, Khu 1, Trường Đại học Trà Vinh
126 Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
Số điện thoại: 02943 855 246 - 265. Email:

© 2018 Khoa Kinh tế, Luật. Designed by ToanNguyen base on Helix Ultimate Framework 1.0.1.

Trường Đại học Trà VinhĐịa chỉThông tinLoạiKhẩu hiệuThành lậpHội đồng trườngHiệu trưởngGiảng viênSố Sinh viênWebsiteThông tin khácViết tắtThành viên củaTổ chức và quản lýPhó hiệu trưởngThống kêSinh viên sau đại họcNghiên cứu sinhXếp hạng quốc giaWebometrics[2018]Xếp hạng thế giớiUI GreenMetric University[2018]

Số 126 Nguyễn Thiện Thành, khóm 4, phường 5, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

,

Thành phố Trà Vinh

,

Trà Vinh

,

Việt Nam

Đại học đa ngành hệ công lập
Mang đến cơ hội học tập chất lượng cho cộng đồng
[Tận tâm – Minh bạch – Sáng tạo – Thân thiện]
19 tháng 6 năm 2006; 16 năm trước
PGS.TS. Phạm Tiết Khánh [Chủ tịch]
TS. Nguyễn Minh Hòa
1.200
~20.676 [~11.449 chính quy]
tvu.edu.vn
TVU Tra Vinh University
UBND tỉnh Trà Vinh và Bộ Giáo dục & Đào tạo
PGS.TS. Diệp Thanh Tùng
TS. Thạch Thị Dân
1304
79
Xếp hạng
19[1]
305 thế giới về tốc độ cải tiến chất lượng[2]

Trường Đại học Trà Vinh [tiếng Anh: Tra Vinh University - TVU] là một trường đại học đa ngành tại tỉnh Trà Vinh thuộc nhóm trường có tốc độ phát triển bền vững nhanh nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những trường đại học đáng học nhất Việt Nam.[3][4]

Trường Đại học Trà Vinh [TVU] theo đuổi sứ mệnh “Mang đến cơ hội học tập chất lượng cho cộng đồng”, hành động theo các giá trị cốt lõi “Tận tâm – Minh bạch – Sáng tạo – Thân thiện” hướng đến một đại học xanh – thông minh ở vùng Tây Nam bộ.

Đầu năm 2017, trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đổi mới cơ chế hoạt động với mục tiêu phát triển thành trường đại học định hướng ứng dụng.[5] Trường trực thuộc UBND tỉnh Trà Vinh và chịu sự quản lý nhà nước về mặt giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD&ĐT, và đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn chất lượng AUN-QA, FIBAA, ABET.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Trà Vinh tiền thân là trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh, được thành lập ngày 3 tháng 8 năm 2001, trên cơ sở triển khai Dự án Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam - Canada do Cơ quan Phát triển Quốc tế của Canada [CIDA], Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng của Canada [ACCC], một số Viện/trường của Canada như Viện Khoa học và Kỹ thuật Ứng dụng tỉnh Saskatchewan [SIAST], Viện Hàng hải [MI], Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Québec [ITA] và trường Đại học - Cao đẳng Malaspina [MUC] và Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ về tài chính và kỹ thuật. Sau đó, trường sáp nhập thêm trường Dạy Nghề và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Trà Vinh.[5]

Sau 5 năm triển khai thành công Dự án Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam – Canada do chính phủ Canada và Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ, cùng với nhu cầu cấp thiết về phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Ngày 19 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 141/QĐ-TTg nâng cấp trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh thành trường Đại học Trà Vinh và trở thành một trong những trường đại học CÔNG LẬP trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 639/QĐ-TTg sáp nhập trường Cao đẳng Sư phạm Trà Vinh vào trường Đại học Trà Vinh.

Ngày 13/04/2017 - TVU là trường đại học đầu tiên trực thuộc tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Trà Vinh, với mục tiêu của đề án là phát triển trường Đại học Trà Vinh thành trường Đại học định hướng ứng dụng theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại trường.[5]

Một trường đại học định hướng ứng dụng gắn kết cộng đồng và hợp tác doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam thông qua việc cung cấp các tiện ích học tập chuẩn mực, môi trường nghiên cứu tích cực, sản phẩm công nghệ chất lượng, an toàn cho cộng đồng và là đơn vị trung tâm về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, bản sắc văn hóa, nghệ thuật dân tộc đặc thù của địa phương và Nam Bộ.

Trường Đại học Trà Vinh cung cấp các chương trình đào tạo đa cấp, liên thông, đa ngành nghề cho mọi đối tượng người dân ở mọi lứa tuổi, có sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số và các cộng đồng dân cư có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập suốt đời của người học; tạo sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; năng động trong phục vụ xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất, đời sống xã hội; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Trà Vinh nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung.

Chương trình đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Trà Vinh là trường đại học công lập, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép tuyển sinh toàn quốc với 41 ngành sau đại học [10 ngành bậc tiến sĩ, 27 ngành bậc thạc sĩ, và 5 ngành đào tạo chuyên khoa cấp 1 [gồm nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa, răng hàm mặt]], 54 ngành bậc đại học và 01 ngành bậc cao đẳng [Cao đẳng Giáo dục mầm non], Trong đó, các ngành nghề tuyển sinh đại học thuộc 13 nhóm ngành:

-        Nhóm ngành Nông nghiệp – Thủy sản

-        Nhóm ngành Kỹ thuật & Công nghệ

-        Nhóm ngành Khoa học sức khỏe

-        Nhóm ngành Ngoại ngữ

-        Nhóm ngành Sư phạm

-        Nhóm ngành Lý luận chính trị

-        Nhóm ngành Kinh tế - Luật

-        Nhóm ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn

-        Nhóm ngành Quản lý nhà nước, Quản trị văn phòng

-        Nhóm ngành Ngôn ngữ - Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ

-        Nhóm ngành Hóa học

-        Nhóm ngành công tác xã hội, thể dục thể thao và khoa học ứng dụng

-        Nhóm ngành môi trường

Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2017, Đại học Trà Vinh được chứng nhận đứng thứ 2 tại vùng miền Tây, và đứng thứ 14 tại Việt Nam.[4]

Còn theo bảng xếp hạng UI GreenMetric University Ranking 2020, Đại học Trà Vinh xếp hạng 129/912, lọt vào top 200 trường đại học xanh bền vững, thân thiện môi trường.[6] Năm 2021, Trường ĐH Trà Vinh [TVU] tiếp tục lọt vào Top 200 trường đại học phát triển bền vững và thân thiện môi trường trên thế giới.

Từ rất sớm, năm 2006, Trường là đơn vị đầu tiên trong tỉnh sử dụng hệ thống kiểm định chất lượng ISO 9001-2000 như một công cụ để quản lí chất lượng, đến nay đã trải qua các phiên bản ISO 9001-2008, ISO 9001-2015

Năm 2013, TVU đã tiên phong trong cả nước kí Tuyên bố Talloires cam kết xây dựng trường đại học xanh toàn diện. Nhiều năm liền được Tổ chức UI GreenMetric xếp hạng top 200 trường đại học xanh bền vững, thân thiện với môi trường. Liên minh các trường đại học thế giới, World’s Universities with Real Impacts [WURI] công bố Trường Đại học Trà Vinh xếp hạng 62 trong Top 100 của WURI Ranking 2022 trường có ảnh hưởng và đóng góp tích cực cho xã hội [tăng 9 bậc so với năm 2021]. Đồng thời, xếp thứ 15 trong Top 50 về giá trị của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hạng 47 trong Top 50 về mở rộng hợp tác và trao đổi sinh viên quốc tế, cơ hội giao lưu học tập sinh viên giữa các cơ sở giáo dục ngoài nước và xếp hạng 22 trong Top 50 về kết nối mở, chuyển đổi số và các ứng dụng tích hợp.

Trường đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD&ĐT, và đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế. Hiện tại, Trường ĐH Trà Vinh là trường ĐH tốp đầu ở ĐBSCL có nhiều chương trình đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế theo chuẩn chất lượng AUN-QA, FIBAA, ABET với 13 chương trình đã kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế, trong đó 05 chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA là: Nông nghiệp, Thủy sản, Thú y thuộc Khoa Nông nghiệp Thủy sản; Điều dưỡng thuộc Khoa Y Dược; Ngôn ngữ Khmer thuộc Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ thuật Khmer Nam Bộ. 07 chương trình đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA: Quản trị kinh doanh; Kinh tế; Luật, Kế toán và Tài chính ngân hàng, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Thạc sĩ quản lý kinh tế thuộc Khoa Kinh tế – Luật; ngành công nghệ thông tin thuộc Khoa Kỹ thuật và Công nghệ đã kiểm định chất lượng ABET và đang tiếp tục mở rộng kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN, ABET, FIBAA cho các ngành học còn lại của Nhà trường.[7]

Trường Đại học Trà Vinh xếp hạng 71 trong Top 100 của WURI Ranking 2021 trường có ảnh hưởng và đóng góp tích cực cho xã hội. Đồng thời, xếp thứ 17 [tăng 7 bậc so với trước đây] lọt vào trong Top 50 về giá trị của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và hạng 48 trong Top 50 về mở rộng hợp tác và trao đổi sinh viên quốc tế, cơ hội giao lưu học tập sinh viên giữa các cơ sở giáo dục ngoài nước.

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Trường có khoảng 1200 giảng viên. Trong đó có 5 Giáo sư, 19 Phó giáo sư, 451 Tiến sĩ, 461 Thạc sĩ và 270 giảng viên có trình độ Đại học.[8]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Các hội đồng trường[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng trường

Hội đồng cấp trường

  • Hội đồng tư vấn
  • Hội đồng khoa học và đào tạo

Các khoa - viện[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, trường có các khoa đào tạo từ cao đẳng đến Đại học và sau Đại học:

  • Khoa Sư phạm
  • Khoa Khoa học Cơ bản
  • Khoa Nông nghiệp - Thủy sản
  • Khoa Kinh tế, Luật
  • Khoa Ngoại ngữ
  • Khoa Kỹ thuật và Công nghệ
  • Khoa Hóa học Ứng dụng
  • Khoa Quản lý Nhà nước, Quản trị Văn phòng
  • Khoa Dự bị Đại học
  • Khoa Y - Dược
  • Khoa Răng Hàm Mặt
  • Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ
  • Khoa Lý luận Chính trị
  • Viện Khoa học Công nghệ Môi trường [CEST]
  • Viện Phát triển Nguồn lực [RDI]
  • Viện đào tạo quốc tế

Các phòng[sửa | sửa mã nguồn]

Các phòng ban với nhiệm vụ chức năng khác nhau:

  • Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Kế hoạch - Tài vụ
  • Phòng Hợp tác Quốc tế và Xúc tiến Dự án
  • Phòng Khoa học Công nghệ
  • Phòng Đào tạo Sau Đại học
  • Phòng Công tác Sinh viên - Học sinh
  • Phòng Khảo thí
  • Phòng Đảm bảo Chất lượng
  • Phòng Thanh tra Pháp chế
  • Phòng Quản trị Nhân sự
  • Phòng Quản trị Thiết bị
  • Phòng Truyền thông và Quảng bá Cộng đồng
  • Phòng Công nghệ thông tin

Các ban[sửa | sửa mã nguồn]

Có 2 ban trực thuộc:

  • Ban Giới và Dân tộc
  • Ban Quản lý Ký túc xá

Các trung tâm và các đơn vị khác thuộc trường[sửa | sửa mã nguồn]

  • Học viện Văn hóa và Ngôn ngữ Hàn Quốc King Sejoug - Trà Vinh
  • Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Victory [VIFL]
  • Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Trà Vinh
  • Trung tâm Dịch vụ việc làm
  • Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Sản xuất Dịch vụ [CSP]
  • Trung tâm Đào tạo Liên Kết
  • Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Doanh nghiệp [CTEC]
  • Trung tâm phân tích - Kiểm nghiệm TVU [CPE]
  • Trung tâm Nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu và Phát triển cộng đồng [CRCS]
  • Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội [CRT]
  • Trung tâm tư vấn pháp luật
  • Bệnh viện trường đại học Trà Vinh [Nâng cấp từ PKĐK]
  • Trường Thực hành Sư phạm [TVLS]
  • Trung tâm Đào tạo Logistics và thương mại điện tử
  • Trung tâm Hỗ trợ - Phát triển Dạy và Học [TLC]
  • Trung tâm Đổi mới - Sáng tạo và Khởi nghiệp
  • Trung tâm học liệu [Thư viện]
  • Tạp chí Khoa học
  • Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên

Nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Công tác nghiên cứu khoa học được nhà trường đặc biệt chú trọng. Trong 5 năm trở lại đây, công tác nghiên cứu khoa học chuyển biến tích cực, trường đã triển khai thực hiện gần 100 đề tài ở các cấp thuộc các lĩnh vực nghiên cứu. Trong đó, có một số đề tài ứng dụng được chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn, tiêu biểu như: Mô hình sản xuất lúa chuẩn VietGap, mô hình Nuôi cấy phôi dừa sáp, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sinh viên trồng dưa tự quản, mô hình trồng nấm bào ngư, mô hình nuôi cua biển tại Duyên Hải…, đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế nhất định trong sản xuất trên địa bàn Tỉnh. Đặc biệt việc biên soạn và đưa vào sử dụng bộ Từ điển song ngữ Việt – Khmer và Khmer – Việt với 84.000 từ, là bộ Từ điển song ngữ Việt – Khmer và Khmer – Việt đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được đánh giá cao và có ý nghĩa đặc biệt trong mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia.

Có hàng trăm bài báo khoa học của cán bộ giảng viên đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Từ năm 2011, trường được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản Tạp chí khoa học với chỉ số ISSN:1859-4816. Đến nay, Tạp chí khoa học của trường đã được Hội đồng Chức danh giáo sư ngành công nhận là một trong những tạp chí khoa học được tính điểm công trình cho ngành Văn hóa học và Văn học.

Hợp tác quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trên cơ sở kế thừa thành quả từ Dự án Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam – Canada, cùng với định hướng phát triển đào tạo theo xu thế hội nhập quốc tế, xác định hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ chiến lược phát triển của nhà trường, nhà trường chủ động, tích cực trong việc thiết lập các mối quan hệ và đã chính thức ký kết, giao lưu hợp tác với gần 100 đối tác nước ngoài thuộc 18 quốc gia trên thế giới, hợp tác ở các lĩnh vực cụ thể như: Liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học, tổ chức diễn đàn, hội thảo khoa học; tiếp nhận và đưa giảng viên, sinh viên học tập, nghiên cứu; tiếp nhận tình nguyện viên; tiếp nhận các dự án tài trợ từ một số tổ chức giáo dục quốc tế.

TVU là thành viên của tổ chức CDIO – tổ chức đề xướng khuôn khổ giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học khối các ngành kỹ thuật trên toàn thế giới

Ngoài ra, TVU còn là thành viên thứ 151 – thành viên quốc tế duy nhất của Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Canada [ACCC], nay là Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Canada [CICan]. Là thành viên chính thức của UMAP [University Mobility in Asia and the Pacific] – Mạng lưới trao đổi sinh viên Châu Á Thái Bình Dương.

Hợp tác doanh nghiệp [CO-OP], hỗ trợ khởi nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh viên tham gia chương trình được cung cấp kinh nghiệm “nghề nghiệp”, mở rộng việc học ra khỏi phạm vi lớp học; được hưởng lương khi tham gia học kỳ CO-OP; học được cách tìm việc làm, các kỹ năng nghề nghiệp thực tế. TVU là nơi kết nối SV với doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho SV, chú trọng phát triển mạnh không gian sáng chế trong SV, giảng viên – khu makerspace, phát triển các nhóm SV nghiên cứu – IEEE Student Chapter tại TVU, các mô hình hợp tác xã SV, chi hội nông dân là SV, cùng các chính sách khuyến khích ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ cùng các dịch vụ phục vụ, chia sẻ hướng về cộng đồng.

TVU có Trung tâm Dịch vụ việc làm kết nối sinh viên với doanh nghiệp, tổ chức Ngày hội việc làm hằng năm nhằm giới thiệu việc làm cho 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp và các việc làm thêm cho sinh viên đang theo học.

TVU sớm mở rộng quỹ khởi nghiệp, quỹ nghiên cứu khoa học sinh viên cùng giảng viên phát triển các ý tưởng, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm tốt hướng về cộng đồng như: nuôi thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh, nuôi cấy phôi dừa sáp thành công – đang tiếp tục nghiên cứu nuôi cấy mô dừa sáp, nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo, tạo ra các giống lúa chịu hạn mặn, chế tạo thiết bị xác định tỉ lệ sáp trong trái dừa, chế tạo máy đo thân nhiệt tự động, máy in 3D, xe máy điện, máy phay CNC; ứng dụng công nghệ IoT vào ruộng lúa, biên soạn và xuất bản thành công Bộ từ điển song ngữ Việt – Khmer, Khmer – Việt 84. 000 từ,.. cùng nhiều ý tưởng “khởi nghiệp xanh” độc đáo từ sinh viên tạo ra những sản phẩm thân thiện, an toàn, phục vụ cuộc sống.

Học phí và học bổng[sửa | sửa mã nguồn]

TVU có nhiều chính sách tốt hướng về người học như: chính sách miễn giảm học phí khi sinh viên theo học các ngành hệ chính quy: Sư phạm ngữ văn, Sư phạm tiếng Khmer, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.

Trường thường xuyên cấp học bổng khuyến khích đặc biệt dành cho sinh viên nữ [tương đương 50% học phí toàn khóa học] là sinh viên nữ theo học các nhóm ngành kỹ thuật công nghệ. Học bổng từ các nhà tài trợ dành cho sinh viên vượt khó, học bổng khuyến khích học tập tốt, học bổng vượt khó. Hỗ trợ sinh viên vay vốn khởi nghiệp và thực hiện các chính sách sinh viên nghèo, sinh viên người dân tộc, sinh viên chính sách và sinh viên thuộc nhóm yếu thế…

Đặc biệt, Sinh viên là nữ học các ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật cơ khí động lực, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Khoa học vật liệu được cấp học bổng hàng năm tương đương 50% học phí; Công nghệ kỹ thuật hóa học được cấp học bổng hàng năm tương đương 30% học phí.

Hệ sinh thái TVU[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển mô hình Trường thực hành sư phạm với 4 cấp học từ Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT trong một trường đại học và Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam bộ thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển cộng đồng người dân tộc với nhiều chính sách hướng về người học.

Trung tâm Học liệu được nhà trường bố trí với không gian rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, hệ thống máy lạnh và nguồn sách phong phú hơn 100.000 đầu sách. Bên cạnh đó, Nhà trường trang bị hệ thống máy tính với 150 máy kết nối Internet dành cho các bạn sinh viên sử dụng hoàn toàn miễn phí để hỗ trợ việc học tâp, thư viện điện tử và số hóa các tài liệu học tập, sách, tạp chí … phục vụ sinh viên.

Ký túc xá trường Đại học Trà Vinh với sức chứa 3.500 chỗ được xây trong khuôn viên trường, xanh, sạch, đẹp, tiện nghi, an toàn cho sinh viên. Đây là điều kiện giúp sinh viên an tâm trong việc ăn, ở đi lại, đến lớp, tham gia học nhóm, đến thư viện, tham gia hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí của Nhà trường, giảm bớt lo lắng về khoản chi phí nhà ở, giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Thực hiện tốt mô hình đào tạo nhân lực y tế từ trường học – bệnh viện và đã đầu tư bệnh viện với khu điều trị nội trú 50 giường, phòng khám đa khoa, khu khám & điều trị răng hàm mặt, phòng khám nhi,… được đầu tư trang thiết bị hiện đại, để khám, điều trị bệnh theo nhu cầu và cũng là nơi nghiên cứu khoa học về y học, đào tạo cán bộ y tế và là cơ sở thực hành cho sinh viên thực tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo tại Trường ĐH Trà Vinh đảm bảo kết hợp giữa “giảng dạy – thực hành – nghiên cứu và y đức”, đồng thời chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên và cộng đồng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Vietnam | Ranking Web of Universities”.
  2. ^ “Detail Ranking 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ “Top Universities in Vietnam 2017 Vietnamese University Ranking”.
  4. ^ a b “ĐH Trà Vinh top 100 trường ĐH đáng học nhất VN”.
  5. ^ a b c “Lịch sử phát triển”.
  6. ^ “Detail Ranking 2020”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ Di, Võ Tín [28 tháng 8 năm 2022]. “Tiếp bước hướng đến đại học xanh - thông minh”. Trường Đại học Trà Vinh. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2022.
  8. ^ “Đề án tuyển sinh của Trường đại học Trà Vinh năm 2019”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Website chính thức của trường Đại học Trà Vinh

Chủ Đề