Giá trị vật chất và tinh thần của văn hóa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ------***------TIỂU LUẬNCÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM 1PHẦN MỞ ĐẦUViệt Nam là quốc gia nhiều dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc lại có những giá trị văn hoá riêng và cũng hết sức độc đáo, góp phần vào những giá trị văn hoá của Việt Nam. Người Thái ở Việt Nam có hơn 1,3 triệu người [theo điều tra dân số năm 2001] của Tổng cục thống kê, họ cư trú tập trung ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh hoá, Nghệ An, Lâm Đồng. Người Thái ở Việt Nam phân chia thành hai nhóm chính : Ngành Thái Đen [trước đây phụ nữ ưa mặc áo đen], ngành Thái Trắng [trước đây phụ nữ ưa mặc áo trắng]. Nhiều học giả Việt Nam qua các công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng tổ tiên của người thái đã sinh cơ lập nghiệp tại một vùng nào đó ở chính ngay trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay. Cho đến cuối thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã ổn định cư trú ở Tây Bắc Việt Nam. Trong một ngàn năm lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển, người Thái đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước trước đây cũng như hiện nay: đồng thời họ cũng đã tạo cho mình được một bản sắc văn hoá riêng độc đáo.Tiểu luận: “Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở Việt Nam” muốn tìm hiểu những văn hoá vật chất và tinh thần mà dân tộc Thái đã sáng tạo ra. Qua đó có cái nhìn toàn cảnh về văn hoá của họ và cũng để biết và hiểu sâu sắc hơn về văn hoá của một dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Trong tiểu luận này, chúng tôi trên cơ sở các bài luận, các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách khái quát. Tiểu luận cũng không dám đi sâu phân tích mà trên cơ sở tài liệu thu thập, xin được trình bày một cách tổng hợp, khái quát.Tiểu luận “Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở Việt Nam” ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm hai mục:1. Các giá trị văn hoá vật chất2. Các giá trị văn hoá tinh thần.2PHẦN NỘI DUNG1. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VẬT CHẤT1.1. Ăn uốngĐứng đầu trong cơ cấu bữa ăn của người thái là chất bột cộng thêm rau, cá, thịt. Trước năm 1954, người Thái có thói quen dùng thóc nếp làm lương thực chính. Người thái có cách nấu xôi [đồ xôi] rất ngon. Trong các “đặc sản” nếp có hai thứ mà chúng ta không quên là xôi và cơm lam. Xôi là khẩu phần lương thực thông dụng và từ xôi người ta làm thành nhiều thứ có giá trị như là quà bánh cho trẻ con, cho người già ăn lót dạ hay ăn cho ngon miệng. Ngày nay, ở nhiều nơi, người Thái cũng dần dần dùng gạo tẻ thổi cơm.Các món ăn Thái được chế biến rất ngon. Trên mâm cơm hàng ngày không thể thiếu món ớt dầm thêm tỏi, rau thơm, hành, mùi, có thể gan gà luộc, ruột cá nướng, gọi chung là món chéo. Sống trong môi trường thung lũng với hệ thống sông suối dày đặc, cá cũng thành món ăn chính. Cá được chế biến thành nhiều món, từ cá tươi, người Thái có những món đặc sản như món cá gỏi, món cá hấp hay cá nướng hoặc vùi trong tro nóng của bếp lửa. Món “Nặm pịa” là nước sữa đắng của ruột non trâu, bò, dê… là món không thể thiếu được trong các bữa tiệc long trọng. Người Thái từ lâu đã biết cất rượu trắng [lầu xiên] bằng gạo, sắn, ngô, men lá. Rượu cần [lầu xá] là loại rượu đặc trưng của người Thái, được dùng hàng ngày, nhất là vào dịp lên nhà mới, cưới xin, hội hè, tiếp khách… Người thái có thói quen hút thuốc lào bằng điếu ông tre nứa to, khi hút có lệ mời người bên cạnh hút trước. Tuy vậy, tục uống rượu cần cũng không phổ biến ở vùng Tây Bắc giống như miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An.1.2. Nhà ởNằm ở vùng nhiệt đới, độ ẩm cao, mưa nhiều, côn trùng, thú dữ lắm, người Thái sống ở nhà sàn. Nhà sàn của người thái là một thành tố văn hoá tiêu biểu. Nhìn vào cấu trúc mái nhà người ta có thể phân biệt được nhà ở của các nhóm địa phương. Nhà của người Thái đen có kết cấu dạng mai rùa và thường trang trí ở hai đầu hồi của nóc nhà đôi khau cút [sừng cụt]. Nhà của người Thái trắng lại là nhà kiểu 4 mái. Ngôi nhà sàn là không gian cho một “cộng đồng 3nhà” với chức năng là tế bào của xã hội. Trong một ngôi nhà có thể sinh sống một gia đình nhỏ gồm vặp vợ chồng và mấy đứa con, hoặc một gia đình lớn gồm 4 - 5 thế hệ hoặc cùng một thế hệ anh em trai đã có vợ con vẫn ở chung. Nói đến nhà người Thái người ta thường nghĩ ngay đến kiểu liên kết khớp bằng mộng và buộc các hệ thống kết cấu chịu lực: khung cột, hệ thống dầm, sàn, bao che… mà không cần dùng đến kim loại [đinh, ốc vít,…]. Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh đan thành phên, tuỳ theo thói quen từng vùng, cũng như phù hợp với từng kiểu nhà của từng ngành Thái mà họ có các kiểu đan thành các loại phên gianh lợp mái khác nhau.Những ngôi nhà sàn của người Thái không có phòng riêng cho từng thành viên mà chỉ chia ngăn ô. Hiện tượng này nói lên tính cổ xưa, giống như nhà của các dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay nhiều vùng người Thái đã tách bếp ra khỏi nhà ở. Nhà sàn bếp thương mở cửa đối diện với cửa hong chan, gọi là sàn kép. Người Thái còn có hẳn một bản trường ca gọi là “Khá Khén bướn” gắn với ngôi nhà. Từ việc sửa soạn bộ dụng cụ làm nhà, lên rừng lấy gỗ, tìm gianh để lợp, pha chế gỗ, dỡ nhà cũ, dựng nhà mới.Những ngôi nhà sàn Thái được xây cất tựa lưng vào núi, quay mặt ra cánh đồng chạy dọc theo lòng thung lũng hoặc men theo các sườn núi sườn đồi. Trước kia, nhà được làm bằng các nguyên liệu sẵn có, gồm có một khối lượng lớn gỗ, tre nứa và lá lợp. Bây giờ cũng là ngôi nhà sàn nhưng đã làm theo kỹ thuật của người Kinh và rất nhiều mái đã được lợp bằng ngói đỏ. Cũng do quan hệ giao lưu ngày càng mở rộng nhiều gia đình người Thái đã chuyển sang nhà đất. Trong tình hình đó cái vỏ văn hoá của nhà cửa đã thay đổi nhưng các tập quán kiêng kị, các nghi thức thờ cúng vẫn được duy trì theo truyền thống tộc người.1.3. Trang phụcTất cả các ngành, nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản giống nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc, khác nhau là ở chỗ mỗi ngành, mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu khác nhau. Trang phục của nam giới người Thái gồm khăn, áo, quần. Khăn của nam giới không 4như piêu của phụ nữ mà chỉ là một miếng vải chàm đen. Khăn là dấu hiệu để cho biết người nào đã trưởng thành. Áo may cổ đứng, xẻ tà, mổ bụng, cài khuy, ống tay rộng. Quần may rộng đũng bằng cách xếp chồng các miếng vải cắt ống lượn xoè rộng chỗ đũng. Đặc sắc hơn cả là trang phục nữ vừa đẹp, gọn nhưng không cầu kỳ, vừa làm nổi bật những đường nét thân hình phụ nữ. Váy phụ nữ được tạo từ 4 tấm vải dài từ thắt lưng tới chân gót. Váy Thái phổ biến là màu đen, đôi khi màu chàm. Khi mặc váy có thể gấp vào trước bụng hay bên sườn. Váy lao động thường ngày may bằng vải thường. Váy mặc lễ tết, ngày cưới may bằng lụa lanh, sa tanh. Thắt lưng thường làm bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai đầu can thêm hai mảnh vài đỏ thêu thùa có rua ba phía. Thắt lưng không có trang trí trừ hai đầu có tua. Chiếc áo thông dụng của người phụ nữ Thái là chiếc Sửa Cỏm, loại áo ngắn, thân hẹp bó sát người và tạo vẻ đẹp “thắt đáy lưng ong” cho người mặc. Áo phụ nữ nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng. Khuy có thể tết bằng vải hay bằng bạc, hình con bướm, ve sầu, ánh hoa… gọi là mác pém. Cúc được khâu đối xứng từng đôi, vạt bên phải được quy định là những “con đực” vạt bên trái là những con cái. Những bộ cúc này rất gền có thể dùng đời mẹ chuyển cho đời con. Cả phụ nữ Thái trắng và Thái đen đều dùng mác pém. Chính hàng mác Pém đã tôn cao vẻ đẹp của chiếc sửa cỏm và cả bộ nữ phục, khiến cho các cô gái Thái có một vẻ đẹp đoan trang và quyến rũ.Khăn piêu: Phụ nữ chưa chồng thì búi tóc thả xuống sau gáy, khi có chồng thì búi tóc chổng ngược đỉnh đầu, sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là tấm vài bông nhuộm chàm, hai đầu thêu nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ. Việc thêu piêu đòi hỏi nhiều công sức, tài nghệ của người phụ nữ Thái, thể hiện ở trang trí hình rồng, hình cành lá, hình hoa ban. Khăn piêu là vật trang sức quan trọng trong lúc đi chơi hay trong lễ hội. Ngoài ra, phụ nữ Thái còn có nón [cúp], Xà cạp [pe păn kha] đồ trang sức.2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TINH THẦNVăn hoá tinh thần bao hàm trong nó rất nhiều giá trị, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số giá trị mà chúng tôi thấy tiêu biểu.2.1. Ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật5

Sự khác biệt giữa văn hóa vật chất và phi vật chất - ĐờI SốNg

Văn hóa vật chất so với phi vật chất
 

Bạn đã bao giờ nghĩ về sự khác biệt giữa Văn hóa Vật chất và Phi vật chất chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hai thuật ngữ này. Văn hóa là cách tượng trưng cho cách sống, lối sống và sự sáng tạo của con người, ... Văn hóa bao gồm nghệ thuật, tri thức, niềm tin, giá trị, chuẩn mực, tổ chức, mối quan hệ xã hội và rất nhiều thứ khác trong một cộng đồng. Một cộng đồng cụ thể có thể có một nền văn hóa và có sự đa dạng văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa đều có những của cải văn hóa vật chất và phi vật chất. Văn hóa vật chất là những đối tượng vật chất đại diện cho một nền văn hóa cụ thể trong khi văn hóa phi vật chất chứa đựng những ý tưởng, thái độ hoặc niềm tin vào một nền văn hóa nhất định.

Văn hóa Vật chất là gì?

Như đã nói ở trên, văn hóa vật chất bao gồm những đối tượng vật chất mà người khác có thể nhìn thấy, chạm vào và cảm nhận được. Bất kể thuộc thời kỳ nào, các di chỉ khảo cổ mà con người tạo ra đều thuộc văn hóa vật chất. Điều này bao gồm những sáng tạo của con người. Hầu như tất cả những thứ mà con người sản xuất ra có thể được coi là văn hóa vật chất. Văn hóa vật chất đã làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn vì nó đã xây dựng nên một cây cầu nối con người với môi trường vật chất. Do đó, văn hóa vật chất cũng thể hiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên. Người đàn ông có thể xây một ngôi nhà để bảo vệ anh ta khỏi ánh sáng mặt trời và quá trình sinh tồn này đã khiến loài người tạo ra rất nhiều thứ vật chất, làm tăng thêm giá trị cho nền văn hóa của họ. Các tòa nhà, kiến ​​trúc, bài hát, nghệ thuật, âm nhạc, cánh đồng thực vật, kênh đào, xe tăng, tượng cùng với hàng ngàn sáng tạo khác mà chúng ta có thể xác định là ví dụ trong văn hóa vật chất. Bằng cách sử dụng văn hóa vật chất, con người có thể tăng thêm giá trị cho nền văn hóa của mình. Ngoài ra, họ có thể sửa đổi hoặc thậm chí khai thác môi trường trong quá trình này. Tuy nhiên, văn hóa vật chất đã khiến con người trở thành sinh vật thống trị trên trái đất.


Văn hóa Phi vật chất là gì?

Văn hóa phi vật chất chứa đựng những ý tưởng, giá trị hoặc thái độ mà một nền văn hóa được định hình. Tri thức, niềm tin, chuẩn mực và quy tắc hình thành một xã hội và hành vi của các dân tộc có thể được coi là văn hóa phi vật chất. Mỗi và mọi nền văn hóa đều có hệ thống tín ngưỡng riêng và họ có thể tin vào các vị thần và thiên thần, thiên đường và địa ngục cùng nhiều huyền thoại và truyền thuyết khác. Những điều này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chúng đã giúp gắn kết mọi người lại với nhau trong một cộng đồng. Nói chung, thái độ và hệ thống tín ngưỡng trong cộng đồng được tạo ra bởi các thiết chế xã hội như gia đình, tôn giáo, chính quyền, giáo dục, ... Văn hóa phi vật chất bao gồm những thứ phi vật thể và những thứ này không tồn tại vật chất như những vật thể vật chất. Tuy nhiên, những thứ vật chất có giá trị biểu tượng liên quan đến những thứ phi vật chất. Ví dụ, mọi người có đức tin tôn giáo trong lòng và đây là văn hóa phi vật chất. Đức tin này có thể được biểu tượng bằng một số đối tượng vật chất như tượng hoặc biểu tượng. Vì vậy, đức tin phi vật chất được gắn vào đối tượng vật chất. Nhẫn cưới tồn tại vật chất và nó có thể phản ánh tình yêu, sự quan tâm và niềm tin dành cho nhau giữa các cặp đôi.


Sự khác biệt giữa Văn hóa Vật chất và Phi vật chất là gì?

Trong mỗi và mọi nền văn hóa, chúng ta có thể thấy văn hóa vật chất và phi vật chất.

  • Văn hóa vật chất bao gồm những thứ tồn tại vật chất và những thứ này do chính con người tạo ra.
  • Văn hóa phi vật chất thể hiện các giá trị, chuẩn mực và thái độ của cộng đồng và những thứ này không tồn tại vật chất.
  • Hơn nữa, văn hóa phi vật chất được cấy vào các đối tượng vật chất, đại diện cho hệ giá trị trong cộng đồng cụ thể.

Cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều giúp hình thành nền văn hóa và chúng biểu thị lối sống và sự sáng tạo của các dân tộc trong một cộng đồng. Cả hai đều có thể thay đổi theo thời gian và cả hai đều có mối quan hệ chặt chẽ trong việc hình thành một nền văn hóa.


Hình ảnh Lịch sự:

  1. Văn hóa vật chất của Massimo Catarinella [CC BY-SA 3.0]

Video liên quan

Chủ Đề