Giá trị dự phòng của dự án là bao nhiêu năm 2024

Theo quy định trên, giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng.

Giá gói thầu có bao gồm chi phí dự phòng hay không? [Hình từ Internet]

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu dựa trên các căn cứ nào?

Tại Điều 38 Luật Đấu thầu 2023 quy định lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:
a] Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu có liên quan, trừ trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b] Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu [nếu có];
c] Dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
...

Như vậy, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu dựa trên các căn cứ sau:

[1] Lựa chọn nhà thầu đối với dự án

- Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu có liên quan, trừ trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án.

- Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu [nếu có];

- Dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án đối với các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn;

- Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trừ trường hợp đấu thầu trước;

- Văn bản pháp lý có liên quan.

[2] Lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động [nếu có];

- Dự toán mua sắm;

- Văn bản pháp lý có liên quan.

Những đối tượng nào được ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

- Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;

- Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;

- Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;

- Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;

- Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Yên [Gia Lai], Khoản 1, 2, Điều 6 và Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng quy định:

Khoản 1, Điều 6: "1. Khi bổ sung khối lượng công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên tham gia hợp đồng thống nhất đơn giá công việc này trước khi thực hiện. Việc xác định đơn giá theo Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng.

Khoản 2, Điều 2: "Giá hợp đồng sau điều chỉnh [bao gồm cả khối lượng công việc phát sinh hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng đã ký] không vượt giá gói thầu được phê duyệt [bao gồm cả chi phí dự phòng của gói thầu đó] thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi điều chỉnh".

Tuy nhiên, ở địa phương của ông Yên, nhiều gói thầu từ năm 2018 đến năm 2020, có thời gian thực hiện hợp đồng dài [trên 18 tháng], giá gói thầu quy mô lớn; cơ quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tự ý hoặc yêu cầu chủ đầu tư trình giá gói thầu phải cắt bỏ phần dự phòng thì mới thẩm định và trình phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện các cơ quan tham mưu, chuyên môn cấp dưới coi giá gói thầu được duyệt của cấp thẩm quyền là giá gói thầu theo quy định của pháp luật xây dựng tại Việt Nam [Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng,…] mà không để ý đến phần giải thích sau dấu ngoặc đơn [bao gồm cả chi phí dự phòng của gói thầu đó].

Ông Yên hỏi, việc làm đó của cơ quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu và cấp thẩm quyền có đúng không, cơ quan nào xử lý việc này?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu quy định, giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.

Theo đó, trường hợp giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không bao gồm chi phí dự phòng là không phù hợp với quy định nêu trên.

Chủ Đề