Lào campuchia myanmar mua bản quyền wc giá bao nhiêu năm 2024

TP - Theo nhiều nguồn tin, số tiền Đài Truyền hình Việt Nam [VTV] chi ra để mua bản quyền World Cup 2022 rơi vào khoảng 350 tỷ đồng. Nhìn sang các nước Đông Nam Á khác, mức giá này có thể coi là hời.

Hôm qua [2/11], Thái Lan trở thành nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á chưa có bản quyền World Cup 2022 bởi cùng ngày, Myanmar và Lào công bố đạt được thỏa thuận với đối tác phân phối. Người dân hai nước này sẽ được thưởng thức trọn vẹn 64 trận đấu thông qua các kênh SKYNET và LAOSAT, tương tự VTV của Việt Nam, Kristal-Astro của Brunei, TVK của Campuchia, EOE-Telco ở Timor Leste, Emtek tại Indonesia, TAP DMV Philippines, Via MediaCorp, Singtel, StarHub ở Singapore, Astro và RTM ở Malaysia.

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh sẽ khởi tranh tại Qatar, nên có thể hiểu được sự sốt ruột của người Thái. Song sự chậm trễ hoàn toàn dễ giải thích. Theo thông tin từ tờ Matichon, giá của gói bản quyền tại xứ Chùa vàng lên đến 1 tỷ bath, tức 26,4 triệu USD hay 656 tỷ đồng. Con số này gần gấp đôi số tiền VTV phải trả [14 triệu USD, tương đương 350 tỷ đồng].

Cách đây không lâu, Thủ tướng tạm quyền Prawit Wongsuwan tuyên bố, trong trường hợp không có đơn vị nào đứng ra, Chính phủ Thái Lan sẽ lấy tiền ngân sách để mua, đảm bảo 69 triệu dân không bỏ lỡ kỳ World Cup tại Qatar. Ở Thái Lan, World Cup là một trong bảy sự kiện thể thao mà người dân phải được xem trực tiếp và miễn phí. Thế nhưng đến nay, như tờ Matichon thông tin, không rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc đưa World Cup về đất Thái.

Đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc World Cup 2022 Ảnh: Getty Images

Các số liệu khác mà Matichon cung cấp cho thấy cuộc chơi bản quyền World Cup thực sự tốn kém. Ví dụ, Singapore đã phải bỏ ra 16,5 triệu USD [410 tỷ đồng]. Để thu hồi vốn, họ chỉ chiếu miễn phí 9 trận [bao gồm trận khai mạc, 2 trận bán kết và 1 trận chung kết]. Những trận còn lại được phát trực tuyến với mức phí 69 USD [1,7 triệu đồng]. Tương tự ở Philippines, sau khi nước này chi tới 34 triệu USD [844 tỷ đồng] để mua bản quyền, người xem phải trả 35 USD [870.000 đồng] để được thưởng thức trọn vẹn các trận đấu.

Tại Đông Nam Á, ngoại trừ Thái Lan chưa mua, quốc gia có gói bản quyền đắt nhất hiện nay là Indonesia, lên tới 38,4 triệu USD [954 tỷ đồng]. Malaysia mua gói rẻ hơn, chỉ 6,8 triệu USD [169 tỷ đồng]. Tuy nhiên, tiền nào của nấy. Gói này chỉ trực tiếp 27 trận đấu [bao gồm trận chung kết] và 17 trận khác phát lại băng ghi hình.

02/11/2022

02/11/2022

02/11/2022

02/11/2022

02/11/2022

MỚI - NÓNG

Vượt hơn 80km để săn vé 'Đào, phở và piano'

TPO - Sức hút từ “Đào, phở và piano” đã tạo ra cơn sốt vé ở TP Vinh, Nghệ An. Nhiều bạn trẻ ở các huyện, thị đã vượt quãng đường hàng chục km để có thể sở hữu những tấm vé thưởng thức bộ phim này.

Người đi đường bất ngờ vì bị tạt nước

TPO - Lễ hội Làm Chay từ ngày 24 - 26/2 [14 đến 16 tháng Giêng hàng năm] tại khu di tích Đình Tân Xuân [khu phố 1, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, Long An] nhằm tưởng nhớ hai chí sĩ yêu nước Đỗ Tường Phong, Đỗ Tường Tự bị thực dân Pháp xử tử. Ở phần hội, người dân tạt nước vào những người hóa trang thành ma quỷ khiến nhiều người đi đường bị vạ lây.

Lái xe khách lạng lách, đâm vào đuôi xe cảnh sát giao thông

Tổ công tác đã sử dụng xe chuyên dụng bám theo và nhiều lần ra hiệu lệnh dừng xe nhưng tài xế vẫn không chấp hành, lạng lách đánh võng trên đường... Thậm chí, xe khách còn đâm nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng của cảnh sát.

Những ngày gần đây, người hâm mộ Việt Nam đã đón nhận thông tin ban đầu khá lạc quan về chuyện bản quyền truyền hình World Cup 2022.

Theo đó, sau một thời gian khá căng thẳng và lo ngại giải đấu ở Qatar sẽ không vượt qua biên giới Việt Nam, đến lúc này, câu chuyện mà giới truyền thông đưa tin là việc công bố Việt Nam sở hữu bản quyền kỳ Cúp thế giới thứ 22 trong lịch sử “chỉ còn là vấn đề thời gian”.

Đến lúc này, giá cả cụ thể vẫn chưa được tiết lộ. Tất cả mới chỉ biết rằng, đơn vị chào bán bản quyền đưa ra mức giá 15 triệu USD. Hơn 300 tỉ đồng là một con số khiến các nhà đài chùn bước và đương nhiên, cũng là mức giá vượt xa so với thời điểm ban đầu Việt Nam làm quen với khái niệm “bản quyền truyền hình World Cup”.

Lao Động sẽ cùng độc giả nhìn lại hành trình của câu chuyện bản quyền World Cup tại Việt Nam.

Hình ảnh của các kỳ World Cup đã sớm có mặt tại Đông Nam Á cũng như Việt Nam. Ảnh: FIFA

Năm 1930 là lần đầu tiên Liên đoàn bóng đá thế giới [FIFA] tổ chức World Cup. Tuy nhiên, phải đến 24 năm sau [1954], vấn đề bản quyền truyền hình mới chính thức được đề cập.

Nhưng theo những dữ liệu lịch sử, World Cup 1966 ở Anh có thể được coi là bước ngoặt thực sự trong mối liên hệ giữa bóng đá và truyền hình.

Cùng với thế giới, những hình ảnh về World Cup qua truyền hình cũng sớm đến với Châu Á và khu vực Đông Nam Á. Ít người biết rằng, một số nước Đông Nam Á lại có bản quyền truyền hình sớm hơn so với nhiều quốc gia lớn ở cả Châu Âu lẫn Châu Á.

Truyền hình Malaysia và Singapore mang World Cup về cho người hâm mộ từ năm 1966, duy trì điều đó cho đến hiện tại. Với Thái Lan, Indonesia, Campuchia là từ 1970, Brunei 1978, Myanmar 1982, Lào 1986. Timor Leste và Philippines đến 2006 mới có bản quyền truyền hình World Cup.

World Cup tại Việt Nam

Với Việt Nam, trước ngày đất nước thống nhất, World Cup từng đến vào năm 1974, nhưng chỉ có duy nhất trận chung kết giữa Tây Đức và Hà Lan. 8 năm sau, World Cup 1982 tại Tây Ban Nha là sự kiện đầu tiên người hâm mộ Việt Nam được thưởng thức trọn vẹn qua truyền hình [đen trắng].

Trong thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90, fan hâm mộ ở Việt Nam được xem World Cup… miễn phí, khi xin tiếp sóng từ Liên Xô – quốc gia có đội tuyển tham dự [Mexico 1986, Italia 1990], hoặc chỉ đổi lại bằng quảng cáo [Mỹ 1994].

World Cup 1998 là giải đấu cuối cùng Việt Nam không phải mua bản quyền, chỉ tốn khoản phí truyền dẫn. Ảnh: FIFA

Theo năm tháng, từ truyền hình đen-trắng dần chuyển sang truyền hình màu, công nghệ cũng tiến bộ hơn để từ đó, khái niệm bản quyền truyền hình bắt đầu xuất hiện.

Dù vậy, ở kỳ World Cup cuối cùng của thế kỷ 20 [Pháp 1998], vẫn chưa phải mua bản quyền. Vì Việt Nam là quốc gia nằm trong Cộng đồng Pháp ngữ nên nên chủ nhà Pháp chỉ đề nghị một khoản phí 40.000 USD để truyền dẫn vệ tinh.

Bước sang thế kỷ 21, khi sự hội nhập của Việt Nam với thế giới đã sâu và rộng hơn, bản quyền truyền hình trở thành vấn đề “nghiêm túc”. Khi các đơn vị truyền hình đều phải bỏ ra số tiền lớn dần để sở hữu bản quyền. Dù vẫn nhận được sự ưu đãi nhất định thì năm 2002 [tại Nhật Bản và Hàn Quốc], mức phí vẫn là 1 triệu USD [FIFA chào giá 2 triệu USD].

Sau đó, bản quyền World Cup 2006 ở Đức là 2 triệu USD, tại Nam Phi 2010 là 2,7 triệu USD, tại Brazil 2014 tăng gần hơn 2 lần rưỡi – lên 7 triệu USD và ở World Cup gần nhất là 2018 tại Nga, giá tiền lên đến 12 triệu USD. Năm đó, Việt Nam là quốc gia cuối cùng có bản quyền World Cup, nhưng truyền hình quốc gia cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ phần lớn của một số doanh nghiệp thì người hâm mộ Việt Nam mới được trực tiếp chứng kiến đội tuyển Pháp lần thứ hai vô địch thế giới.

Như đã nói trên, năm nay, bản quyền truyền hình World Cup 2022 được chào bán cho Việt Nam với giá 15 triệu USD…

Chủ Đề