Giá tiêu ngày 2/6 tháng 3 năm 2022

Giá tiêu trong nước hôm nay tiếp tục không có sự biến động, kết thúc một tuần đi ngang. Trên cả nước, giá tiêu giao động ở mức 56.000 - 59.000 đồng/kg.

Giá tiêu trong nước hôm nay tiếp tục đi ngang. [Ảnh minh họa]

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ở mức 59.000 đồng/kg, không thay đổi so với một ngày trước đó và là mức giá cao nhất cả nước.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay ghi nhận mức 58.000 đồng/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.

Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 57.000 đồng/kg, không thay đổi.

Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai ghi nhận ở mức 56.500 đồng/kg, không biến động.

Tại Gia Lai, giá tiêu ở mức 56.000 đồng/kg, không thay đổi so với ngày hôm qua và là mức giá thấp nhất cả nước.

Địa phươngGiá [đồng]Thay đổi so với 1 ngày trước [đồng]
Bà Rịa - Vũng Tàu59.000-
Bình Phước58.000-
Đắk Lắk57.000-
Đắk Nông57.000-
Đồng Lai56.500-
Gia Lai56.000-

+ Dự báo giá tiêu

Sau khi giảm hơn 10% trong quý II, giá tiêu trong nước tiếp tục giảm thêm 8 – 8,5% trong quý III xuống còn 63.500 – 66.000 đồng/kg, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.

Đà giảm giá được cho là vẫn chưa dừng lại, những ngày đầu tháng 11, giá hồ tiêu trong nước xuống 56.500 - 59.000 đồng/kg, trong bối cảnh xuất khẩu giảm và thị trường đang có dấu hiệu xả hàng nhằm thu hồi vốn phục vụ cho sản xuất vụ cà phê đang đến gần. Tính từ đầu năm đến nay, giá tiêu giảm khoảng 30%.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh dự báo giá tiêu trong thời gian tới có thể dần tiến về mức 50.000 đồng/kg dưới áp lực của nhu cầu thấp và những bất ổn về tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới.

Ông Thông cũng nhận định thị trường tiêu đang chịu áp lực bởi lạm phát cao khiến nhu cầu giảm sút. Bên cạnh đó, xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc - một trong những thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam, giảm mạnh do ảnh hưởng bởi các chính sách phòng dịch COVID-19.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hồ tiêu sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều giảm, điển nhìn như thị trường Hoa Kỳ, EU, châu Á… Nguyên do của tình trạng trên là lạm phát trên thị trường thế giới tăng cao, mọi hành vi tiêu dùng đều có sự điều chỉnh khiến sản lượng nhập khẩu giảm.

Tình trạng này không chỉ diễn ra với ngành hồ tiêu mà còn với nhiều ngành hàng xuất khẩu khác. Mặt khác, năm 2019-2020, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, nhiều nhà mua lớn đã mua hồ tiêu dự trữ, hiện tung ra thị trường. Đây cũng là nguyên nhân khiến sản lượng hồ tiêu nhập khẩu giảm.

Cập nhật giá hồ tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay tiếp tục xu hướng giảm so với hôm qua. Hiện tại, giá tiêu đen Lampung [Indonesia] đang giảm 0,36%, về mức 3.632 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching [Malaysia] ASTA ở mức 5.100 USD/tấn. Và giá hạt tiêu đen Brazil ASTA 570 vẫn đang neo ở mức 2.575 USD/tấn.

Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, thị trường hồ tiêu Indonesia tiếp tục giảm nhẹ nhưng đi ngang ở Malaysia.

Theo đó, giá hạt tiêu trắng Muntok của Indonesia giảm thêm 3.632%, xuống còn 5.878 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn giữ có mức 7.300 USD/tấn.

Áp lực nguồn cung tăng lên vào đầu vụ mới và nguồn dự trữ khá dồi dào đang gây sức ép lên thị trường hạt tiêu Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh khiến người trồng đẩy mạnh bán ra.

Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng giảm trong thời gian tới. Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch rộ, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ở mức thấp.

Mặc dù vậy, thị trường vẫn xuất hiện tín hiệu lạc quan khi Trung Quốc tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cuối năm.

Đánh giá về tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định, thị trường hồ tiêu thế giới đang phản ứng trái chiều với duy nhất giá quốc tế của Việt Nam được báo cáo là tăng.

Sau khi được báo cáo ổn định trong 2 tuần qua, giá tiêu Ấn Độ đã có xu hướng giảm trong tuần này. Khi đồng Rupiah Indonesia suy yếu so với USD cũng khiến giá hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia giảm.

Thành Lâm

Khối lượng thương mại trong tháng sụt giảm trong sự suy yếu chung của kinh tế thế giới, nhưng...

3 tuần trước, 4

Chính sách “Zéro covid” của Trung Quốc, thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu đã khiến xuất khẩu hồ tiêu của nước tiếp tục diễn ra trong sự trì trệ...

2 tháng trước, 7

Các bài viết khác

  • Tuyến trùng & nấm bệnh, cặp đôi gây hại hệ rễ cây trồng , 1 năm trước
  • Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá sầu riêng , 3 năm trước
  • Phân bón Hữu Cơ Sinh Học – Vi Sinh của Công ty TNHH INNOLITE , 4 năm trước
  • Phòng trừ dịch bệnh gây hại hồ tiêu khi thời tiết thay đổi , 4 năm trước
  • Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp , 4 năm trước
  • Phân bón hữu cơ sinh học cao cấp của tập đoàn Synergy Ấn Độ , 9 năm trước
  • Cách tính giá tiêu đen xô – 2012 , 9 năm trước
  • “Thủ phủ” hồ tiêu Đắk Nông muốn lấy lại sự trù phú của những vườn tiêu , 2 tháng trước
  • Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 07/2022 tiếp tục suy yếu , 3 tháng trước
  • Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 06/2022 tiếp tục giảm cả lượng lẫn giá , 4 tháng trước
  • Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 05/2022 giảm cả lượng lẫn giá , 5 tháng trước
  • Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 04/2022 lượng giảm nhưng giá tăng , 6 tháng trước

Tổng hợp thông tin về thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới. Dự báo giá tiêu tuần tới cùng dự đoán giá tiêu năm 2022 và thời gian tới.

Dự báo trong ngắn hạn, giá hồ tiêu thế giới tiếp tục giảm do đồng USD tăng mạnh. Việc Fed nâng lãi suất nhằm hạn chế lạm phát đã đẩy đồng USD chảy ngược vào Mỹ. Điều này khiến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, bao gồm hạt tiêu.

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định thị trường tuần này tiếp tục cho thấy triển vọng khá tiêu cực, không có quốc gia nào được báo cáo tăng. Thị trường tiếp tục diễn biến tiêu cực khi lạm phát Mỹ tăng cao, đồng USD tiếp tục mạnh, trong khi xuất khẩu giảm sút và vụ thu hoạch mới sắp tới tại Việt Nam.

Thị trường nội địa đang đứng trước nguy cơ bán ồ ạt khi vừa thủng mốc 60.000 đồng/kg. Nhu cầu nhập tiêu của Trung Quốc giảm sút nghiêm trọng khiến cho giá tiêu trong nước liên tục giảm. Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng vào những thị trường tiềm năng khác, chú trọng khu vực Đông Bắc Á và châu Âu.

Khác với mong chờ hồi đầu năm, thị trường hồ tiêu trong nước diễn biến ngày càng tiêu cực. So với đỉnh mốc, giá tiêu xuống hơn 20.000 đồng/kg, nhiều người ôm hàng đầu vụ "méo mặt". Sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc được cho là một trong những nguyên nhân chính.

Việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu là rất quan trọng. Ngay cả Trung Quốc, thị trường nhập khẩu quan trọng của tiêu Việt Nam cũng đã có những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng thực phẩm.

Giá tiêu có thể giảm về mốc 50.000 đồng/kg?

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh dự báo giá tiêu trong thời gian tới có thể mất mốc 60.000 đồng/kg và dần tiến về mức 50.000 đồng/kg dưới áp lực của nhu cầu thấp và những bất ổn về tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới.

  • Những ngày đầu tháng 10, giá hạt tiêu trong nước tiếp tục giảm mạnh, xuống gần ngưỡng 60.000 đồng/kg, trong bối cảnh xuất khẩu giảm và thị trường đang có dấu hiệu xả hàng nhằm thu hồi vốn phục vụ cho sản xuất vụ mùa mới.
  • Áp lực lạm phát, nhu cầu cầu giảm được cho là những nguyên chính khiến giá tiêu giảm mạnh trong quý III.
  • Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt tiêu thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm do nhu cầu giảm ở nhiều quốc gia, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc. Đồng USD neo cao đang kìm hãm xuất khẩu các nước.
  • Công ty Cổ phần Phúc Sinh dự báo giá tiêu trong thời gian tới có thể mất mốc 60.000 đồng/kg và dần tiến về mức 50.000 đồng/kg dưới áp lực của nhu cầu thấp và những bất ổn về tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới.
  • Thị trường tiêu đang chịu áp lực bởi lạm phát cao khiến nhu cầu giảm sút. Bên cạnh đó, xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc - một trong những thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam, giảm mạnh do ảnh hưởng bởi các chính sách phòng dịch COVID-19.
  • Hiện thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu hạt tiêu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi. Giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
  • Mặt khác, việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới đất liền với Việt Nam cũng khiến cho lượng lớn hồ tiêu xuất khẩu tiểu ngạch không vào được thị trường này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá hồ tiêu hiện nay

3 nguyên nhân dưới đây là tác nhân chính khiến giá hồ tiêu liên tục hạ từ 3 tháng nay. Cho dù thông tin tích cực là nguồn cung giảm nhưng cũng không đủ để kéo lại thị trường.

  • Việc Fed liên tục tăng lãi suất nhằm hạn chế lạm phát đã đẩy đồng USD chảy ngược vào Mỹ. Điều này khiến nhiều quốc gia bị thiếu USD và phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu. Nhu cầu tiêu thụ yếu vẫn là yếu tố kìm hãm sự phục hồi của giá hồ tiêu những tháng tiếp theo, đặc biệt là 2 thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới là châu Âu và Mỹ.
  • Giá tiêu cũng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát và suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Yếu tố trên khiến giá cả hàng hóa đắt đỏ. Mức thu nhập của người dân chỉ tập trung vào những loại lương thực thực phẩm chính, hồ tiêu là gia vị, sẽ bị "loại ra khỏi bàn ăn" trước nhất khi bị cắt giảm. Đồng nghĩa với nhu cầu đang yếu đi.
  • Việc Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng khiến một lượng lớn hồ tiêu không xuất sang thị trường này được.

Dự báo giá tiêu có thể tăng vào cuối năm?

Thị trường hồ tiêu hiện nay rất kém sôi động và cực kỳ trầm lắng. Mặc dù các container hàng hóa hiện đã có sẵn và giá cước vận chuyển toàn cầu đã giảm so với [mức đỉnh lịch sử] vào năm ngoái, nhưng mức này vẫn còn cao so với thời kỳ trước Covid-19.

Bà Firna Azura Ekaputri Marzuki kỳ vọng thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ ổn định và giá sẽ ổn định trong tháng 11 và tháng 12. Còn ông Yii cho biết, thông thường thị trường tiêu toàn cầu sôi động hơn với giá cả có xu hướng tăng vào quý 3 và dịp cuối năm.

''Nếu Trung Quốc mở cửa hoàn toàn biên giới quốc tế vào thời điểm đó, điều này có thể đẩy giá hạt tiêu tăng từ 10% đến 20%, so với mức hiện tại. Nhưng bất kỳ đợt tăng giá nào cũng sẽ thu hút người bán'' - ông Yii nói.

Dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

Nhận định về tuần qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay, thị trường tiếp tục cho thấy chiều hướng tiêu cực khi không có quốc gia nào ghi nhận sự gia tăng do lễ Diwali diễn ra trong tuần này ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Sri Lanka.

Theo dự báo Hiệp Hội Hồ tiêu Việt Nam, giá hồ tiêu thế giới trong thời gian tới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ khi nguồn cung từ Brazil được kỳ vọng đạt sản lượng tốt, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu bị chậm lại trong giai đoạn nửa cuối năm theo chu kỳ hàng năm.

Theo các chuyên gia, tình hình xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc còn rất khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. So với mọi năm, quốc gia này còn tới 30.000 tấn tiêu nhập từ Việt Nam cho những tháng cuối năm. Cuối tháng này Fed tiếp tục họp, và nhiều khả năng tăng tiếp lãi suất đồng USD để kiềm chế lạm phát.

Trong bối cảnh trên, chuyên gia nhận định thị trường hồ tiêu sẽ còn diễn biến tiêu cực cho đến cuối năm. Điểm sáng duy nhất hiện mong chờ ở thị trường Trung Quốc mở rộng cửa. Còn trên bình diện toàn cầu đồng USD mạnh nhất 20 năm qua đang kìm hãm giá hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Tại Việt Nam, các điều kiện cho vụ mùa năm sau [thu hoạch tầm Tết Nguyên đán] đang khá thuận lợi, sản lượng dự kiến tăng 10 -15% so với năm ngoái [khoảng 200 - 210 ngàn tấn]. Đáng chú ý, sự khác biệt về năng suất giữa các vùng trồng khá lớn. Theo đó, sản xuất tại Gia Lai tiếp tục xu hướng giảm, trong khi Đắk Lắk đang phục hồi tốt sau đợt giảm giá năm ngoái.

Vì sao giá tiêu giảm mạnh?

Trong bản tin mới nhất được phát hành, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế giảm trong 3 tháng qua. Một trong những nguyên nhân là do thị trường Mỹ và châu Âu khá trầm lắng do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, trong 2 tuần qua, nguồn cung ở nhiều nơi khá khan hiếm nên càng khó có doanh số.

Giá tiêu sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua là do chiến sự tại Đông Âu và dịch bệnh covid-19 lây lan khiến tiêu thụ toàn cầu sụt giảm. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu lo ngại việc thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng trung ương để ngăn chặn lạm phát toàn cầu và kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến hàng hóa nông sản phải gánh thêm lãi suất cơ bản ở mức cao. Các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể.

Hiện Thị trường Âu – Mỹ và Trung Đông đang đổ xô về Brazil để mua hàng vụ mới do chi phí logistics thấp hơn và giá cả cũng mềm hơn. Trong khi thị trường Trung Quốc vẫn còn khủng hoảng bất động sản chưa thể giải quyết lại còn thêm sự bùng phát của biến thể Omicron mới khiến Chính quyền trở lại duy trì chính sách “Zéro – covid” khiến giá tiêu chưa thể khởi sắc trong ngắn hạn. Giá cà phê tăng vọt cũng góp phần đẩy giá tiêu vào thế bất lợi.

Thông tin thị trường hồ tiêu

Theo IPC, tổng nguồn cung toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm gần 3% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Ấn Độ.

Đánh giá chung, nhu cầu toàn cầu yếu hơn so với mọi năm, đặc biệt là sức mua sụt giảm từ thị trường Trung Quốc. So với quý I/2022, giá FOB trung bình tiêu đen và tiêu trắng trong quý II/2022 của các quốc gia sản xuất đồng loạt giảm, trừ Malaysia. Mức giảm khoảng 2% đối với tiêu đen và 3% đối với tiêu trắng.

Theo bản tin thị trường tháng 8/2022 của Nedspice, vụ thu hoạch ở Indonesia và Trung Quốc đang dần kết thúc. Theo nhận định, sản lượng tiêu đen của Lampung tương tự như năm ngoái, trong khi sản lượng tiêu trắng của Muntok dự kiến thấp hơn 15%.

Dự báo xuất khẩu tiêu của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, tháng 9, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm tháng thứ 3 liên tiếp, đạt 13,86 nghìn tấn, trị giá 56,83 triệu USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 25,3% về trị giá so với tháng 8, so với tháng 9/2021 giảm 9,1% về lượng và giảm 7,7% về trị giá.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 174,53 nghìn tấn, trị giá 770,44 triệu USD, giảm 18% về lượng, nhưng tăng 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu tiêu sang thị trường Trung Quốc giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 11.820 tấn. Hiện Việt Nam là thị trường cung cấp tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc với, chiếm 31,4% thị phần, sau Indonesia.

Sức ép cạnh tranh từ tiêu giá rẻ của Brazil và tồn kho lớn

Hiện lượng tiêu tồn kho của Việt Nam ước đạt 80.000 – 100.000 tấn. Cục Xuất nhập khẩu [Bộ Công Thương] nhận định đây là khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm.

Ngoài ra, nguồn cung của các nước đối thủ cũng đang có xu hướng tăng lên. Trong tháng 9, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil, quốc gia xuất khẩu tiêu lớn thứ hai thế giới [sau Việt Nam], tăng 34% so với tháng 7 lên 8.063 tấn, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil [Comex Stat]. Đồng thời, đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu tiêu nước này tăng.

  • Xuất khẩu tiêu của Brazil tăng trong những tháng gần đây trong bối cảnh giá tiêu của nước này giảm sâu và trở lên cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác.
  • Điển hình như ở thị trường Trung Quốc, số tiền mà quốc gia tỷ dân này chi ra để nhập khẩu tiêu của Brazil trong 8 tháng đầu năm nay tăng 28,6% lên 3,5 triệu USD. Với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tiêu sang thị trường này giảm 20% trong cùng giai đoạn xuống hơn 30 triệu USD.
  • Trong tháng 9, giá tiêu xuất khẩu của Brazil khoảng 2.600 USD/kg, giảm 25% so với tháng 8. Cùng thời điểm, giá tiêu xuất khẩu Việt Nam trung bình khoảng 4.099 USD/tấn. Trước đó, trong tháng 8, giá tiêu của Brazil cũng giảm 11%.

Dự báo nhập khẩu tiêu của Trung Quốc

Việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn zero Covid khiến cho nhu cầu của quốc gia này chưa đạt mức như kỳ vọng. Mặc dù nhập khẩu của Trung Quốc từ tháng 6 đã tăng trở lại, tuy nhiên sang tháng 7 lại trùng xuống vì bùng phát dịch Covid-19, và đó có thể là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu. Theo dự đoán, giá tiêu khó có thể tăng khi sức mua của Trung Quốc vẫn ở mức thấp.

Ngành hồ tiêu Trung Quốc có 2 đặc điểm chính, thứ nhất là sản xuất tiêu của nước này tập trung ở đảo Hải Nam, với sản lượng chiếm hơn 90% tổng sản lượng của cả nước. Thứ hai, ở góc độ toàn cầu, không giống như các nước khác trên thế giới chủ yếu sản xuất tiêu đen, Trung Quốc chủ yếu sản xuất tiêu trắng, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của thế giới. Hải Nam cũng là vùng sản xuất tiêu trắng chính của thế giới.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, mỗi năm Trung Quốc cần nhập khẩu tiêu lớn từ một số nguồn cung như Việt Nam, Indonesia và Brazil. Từ nay đến cuối năm hồ tiêu Việt đang kỳ vọng vào sức mua của thị trường Trung Quốc để có thể bứt phá cả về lượng và giá xuất khẩu.

Dự báo giá tiêu năm 2022

Bà Firna Azura Ekaputri Hj. Marzuki - Giám đốc Điều hành của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định, thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III/2022, khi thế giới vật lộn với sự suy giảm nhu cầu vào năm 2022 do thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế kỳ vọng thị trường hạt tiêu sẽ ổn định và sẽ tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 năm nay.

Giá cả hàng hóa nói chung, cà phê và hồ tiêu nói riêng thể hiện sự tiêu cực trước lo ngại rủi ro tăng cao của nền kinh tế Trung Quốc, và khả năng đồng USD tiếp tục mạnh lên. Trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam cũng chưa cho thấy dấu hiệu cải thiện. Ở trong nước cà phê đang hút dòng vốn, còn các đại lý có tiềm lực đang tranh thủ ôm hàng chờ đợi.

Hồ tiêu trong kho của các đơn vị xuất khẩu trữ được một lượng lớn dùng cho những đơn hàng cuối năm. Như vậy, dự báo là giá tiêu xuất khẩu cuối năm sẽ khó tăng.

Dự đoán giá tiêu tuần tới và trong năm 2022

  • Bộ Công Thương đánh giá, hiện thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi. Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam đang "trông" vào thị trường Trung Quốc, khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
  • Trong vòng 1 tháng qua, giá hồ tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh khiến người trồng lo lắng. Đây được xem là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 đến nay. Trong bối cảnh vụ thu hoạch mới đang đến gần, tồn kho tăng cao, thị trường thấp như trên có thể gây hệ lụy nguy hiểm đến ngành hàng này trong trung hạn.
  • Mới đây trong 1 bài phản ánh trên báo Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều chủ vườn trên địa bàn tỉnh này cho biết, thị trường hồ tiêu hiện nay rất nhiễu loạn thông tin, chủ yếu là tin xấu do các thương lái đưa ra để người trồng tiêu bán sớm với giá rẻ. Có thể các ý kiến trên mang tính chủ quan, phiến diện, bởi thị trường chung đang gặp khó khăn. Nhưng hiện tượng một số DN, đại lý lớn xả hàng ở đỉnh, mua vào ở đáy, đưa nhiều thông tin chi phối thị trường là có, thậm chí nhiều.
  • Theo tổng hợp từ khảo sát nhiều nguồn, các điều kiện cho vụ mùa năm sau [thu hoạch tầm Tết Nguyên đán] đang khá thuận lợi, sản lượng dự kiến tăng 10 -15% so với năm ngoái [khoảng 200 - 210 ngàn tấn]. Đáng chú ý, sự khác biệt về năng suất giữa các vùng trồng khá lớn. Theo đó, sản xuất tại Gia Lai tiếp tục xu hướng giảm, trong khi Đắk Lắk đang phục hồi tốt sau đợt giảm giá năm ngoái.

Trên đây là thông tin về giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước và nước ngoài. NTD Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật giá tiêu hàng ngày vào 8h sáng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề