Enzim amilaza trong nước bọt chỉ có tác dụng biến đổi hóa học đối với loại thức ăn có chứa

Enzyme amylase là một trong những men tiêu hóa quan trọng, xúc tác cho quá trình thủy phân tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Amylase là một loại enzyme rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, thuộc nhóm enzyme thủy phân. Alpha-amylase [α-amylase] là dạng chủ yếu của enzyme amylase, được tìm thấy ở người và các động vật có vú khác, giúp thủy phân liên kết alpha của các polysaccharide như tinh bột và glycogen, tạo ra những cơ chất đơn giản như glucose và maltose. Alpha-amylase cũng có mặt trong các hạt thực vật sử dụng tinh bột như một loại năng lượng dự trữ, trong vi khuẩn và trong chất tiết của một số loại nấm.

Ở người, enzyme amylase có trong nước bọt [hay còn gọi là ptyalin] và trong dịch tiết của hệ tiêu hóa. Amylase là một trong những enzyme có nhiều ứng dụng trong các ngành như công nghiệp, y tế và nhiều lĩnh vực kinh tế khác, đặc biệt đối với ngành công nghiệp thực phẩm.

Enzyme amylase được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

  • Trong ngành công nghiệp sản xuất rượu bia [tham gia vào giai đoạn đường hóa tinh bột]: Amylase được sử dụng trong quá trình đường hóa tinh bột thành maltose, glucose, dùng làm cơ chất cần thiết cho tiến trình lên men bia;
  • Trong sản xuất tương, mạch nha, mật, đường glucose;
  • Amylase thủy phân tinh bột có thể ứng dụng trong sản xuất ra cơm rượu, làm thức ăn cho gia súc để bổ sung chất dinh dưỡng;
  • Ứng dụng trong sản xuất bánh mì, làm cho bánh nở xốp, thơm ngon hơn;
  • Trong ngành dệt may, enzyme amylase được dùng để rũ hồ vải, tẩy lớp hồ bột trên bề mặt vã, giúp vải mềm mịn, dễ tẩy trắng, dễ bắt màu trong quá trình nhuộm;
  • Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm;
  • Ứng dụng trong ngành chế biến bột ngọt.

Enzyme amylase đóng vai trò là chất xúc tác, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra dễ dàng hơn.

Trẻ nhỏ là đối tượng hay gặp vấn đề về tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh. Các men tiêu hóa tiết ra hạn chế, chưa đủ để thức ăn được tiêu hóa một cách hoàn toàn. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, với các triệu chứng điển hình như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa, ăn vào lại ói ra, dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn. Ngoài ra, khi các hợp chất hữu cơ như glucid, protid, lipid không được hấp thụ hoàn toàn, sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

Do đó, việc bổ sung các loại men tiêu hóa, trong đó có enzyme amylase cho đối tượng trẻ nhỏ, nhất là các trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa là điều rất cần thiết. Khi trẻ được bổ sung men tiêu hóa amylase, thức ăn sẽ nhanh chóng được phân giải thành các chất dinh dưỡng và hấp thu bởi ruột, hỗ trợ làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác thèm ăn, mau đói, không còn cảm giác khó chịu do tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu. Một số bé thường xuyên bị nôn trớ do giảm tiết enzyme thì việc sử dụng men amylase cũng cho kết quả tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    1. Kiến thức:

    – Enzim trong nước bọt có tên là gì?

    Trả lời: Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.

    – Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?

    Trả lời: Enzim amilaza ở miệng đã làm biến đổi một phần tinh bột ở dạng chín trong thức ăn thành đường mantôzơ.

    – Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?

    Trả lời: Hoạt động tốt nhất ở pH trung bình [6-8] và nhiệt độ ấm của cơ thể [36-38oC].

    2. Kĩ năng:

    – Trình bày lại các bước trong thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.

    Trả lời:

    – Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm:

    + Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã

    + Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt

    + Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi

    + Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl [2%]

    – Bước 2: Tiến hành thí nghiệm: Dùng giấy đo pH trong các ống nghiệm và đặt thí nghiệm như hình 26.

    – Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm: Chia phần dung dịch trong các ống thành 2 phần bằng nhau:

    + Ống A: thành Ống A1 và ống A2

    + Ống B: thành Ống B1 và ống B2

    + Ống C: thành Ống C1 và ống C2

    + Ống D: thành Ống D1 và ống D2

    – Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm

    + Lô 1: Thêm vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iot [1%].

    + Lô 2: Thêm vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 vài giọt dung dịch Strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn.

    – So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường:

    Trả lời: So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.

    – So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt.

    Trả lời:

    – So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:

    + Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37oC.

    + Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100oC.

    – So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:

    + Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.

    + Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ pH axit.

    Bảng 26-1. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt [bước 2].

    Các ống nghiệm Hiện tượng[độ trong] Giải thích
    Ống A Không đổi Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột
    Ống B Tăng lên Nước bọt có enzim làm biến đổi bớt tinh bột
    Ống C Không đổi Nhiệt độ tăng cao làm enzim trong nước bọt mất hoạt tính
    Ống D Không đổi Độ pH thấp [do xử lí HCl] nên mất hoạt tính enzim trong nước bọt.

    Bảng 26-2. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt [bước 3]

    Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

    Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

      • Giải Sinh Học Lớp 8

      • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

      • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

      • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

      • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

      I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

      Bài tập 1 [trang 65-66 VBT Sinh học 8]:

      1.Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

      2.Từ những thông tin trong bài, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng sau:

      Trả lời:

      1.Enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột [chín] trong thức ăn thành đường mantôzơ. Vì vậy, ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt.

      2.Hoàn thành bảng:

      Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các cơ quan thực hiện hoạt động Tác dụng của hoạt động
      Biến đổi lí học Nhai, tiết nước bọt, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn Răng, lưỡi, các cơ môi, má Thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt, dễ nuốt
      Biến đổi hóa học Enzim amilaza trong nước bọt Tuyến nước bọt Một phần tinh bột trong thức ăn biến đổi thành đường mantôzơ

      Bài tập 2 [trang 66 VBT Sinh học 8]:

      1.Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

      2.Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

      3.Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?

      Trả lời:

      1.Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu, có tác dụng chuyển từng viên thức ăn xuống thực quản.

      2.Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.

      3.Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh [chỉ 2 – 4 giây] nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

      II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

      Bài tập [trang 67 VBT Sinh học 8]: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống ở những câu sau:

      Trả lời:

      Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ.

      Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

      III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

      Bài tập 1 [trang 67 VBT Sinh học 8]: Thực chất biến đổi của thức ăn trong khoang miệng là gì?

      Trả lời:

      Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

      Bài tập 2 [trang 67 VBT Sinh học 8]: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”.

      Trả lời:

      Nghĩa đen về mặt sinh học của thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.

      Bài tập 3 [trang 67 VBT Sinh học 8]: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

      Trả lời:

      Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là: gluxit, lipit, prôtêin.

      Bài tập 4 [trang 67 VBT Sinh học 8]: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

      Trả lời:

      Sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :

      – Với cháo: thấm nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành mantôzơ .

      – Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

      Video liên quan

      Chủ Đề