Em trai của phạm nhật vượng là ai

Lối sống ẩn cư và kiệm lời trước báo giới của ông Phạm Nhật Vũ khá mâu thuẫn với hình ảnh là chủ một thương hiệu đình đám trên thương trường.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Lần xuất hiện hiếm hoi trước truyền thông

Điều chưa biết về cư sĩ Phạm Nhật Vũ

Mỗi lần xuất hiện là ‘tạo sóng’ thương trường

Cách đây 2 tháng, đài Tiếng nói nước Nga trích dẫn lời ông Aleksandr Saltanov, Phó chủ tịch Tập đoàn Rusal [Nga] cho biết, tập đoàn này đã nhất trí với đối tác Việt Nam trong việc xây dựng tuyến đường sắt trị giá khoảng 1 tỷ USD từ Bình Phước đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuyến đường dài khoảng 180 km, phục vụ mục đích vận chuyển bauxite đến các cảng biển. Nguồn kinh phí từ phía Việt Nam sẽ do tập đoàn An Viên [AVG] thực hiện.

Ông Phạm Nhật Vũ, người đầu tư nghìn tỷ vào Truyền hình An Viên, các dịch vụ viễn thông và mua bản quyền bóng đá V-league từ VFF trong 20 năm, từ năm 2008 đã bước đầu triển khai nghiên cứu dự án thăm dò bauxite tại khu vực Bình Phước.

Ông Phạm Nhật Vũ - doanh nhân chuyên "tạo sóng" thương trường.

Năm 2010, ông Vũ bất ngờ rót vốn đầu tư cho lĩnh vực “không liên quan” là truyền hình. Ông từng chia sẻ, đầu tư vào lĩnh vực này cần rất nhiều tiền. Dự tính riêng số vốn bỏ ra đầu tư cho 25 trạm phát sóng chính và 10 trạm kích hoạt phụ đã không dưới 25 triệu USD. Sau 6 năm nghiên cứu về thương mại truyền hình, người đứng đầu nhóm các nhà đầu tư cũng đã xác định mức lỗ trong 5 năm đầu sẽ lên 2.500 - 3.000 tỷ đồng/năm. Và để thành công, An Viên phải phủ sóng cho khoảng 85 - 90% dân số cả nước.

Năm 2012, “nhờ” vụ kiện cáo kéo dài xoay quanh bản quyền bóng đá Việt Nam trong 20 năm, người ta càng thấy tài của ông Phạm Nhật Vũ khi dàn xếp ổn thỏa, thương hiệu AVG theo đó nổi như cồn trong làng truyền hình.

Kinh doanh trên nền tảng triết lý đạo Phật

Ông Phạm Nhật Vũ là người theo đạo Phật và tu tại gia. Triết lý trong đạo Phật mà ông tâm niệm có 5 chữ: Tín [có niềm tin, tôn trọng và giữ đúng lời hứa với người khác để có được sự tín nhiệm của mọi người]; Tấn [tu hành rốt ráo, nâng cao kiến thức]; Niệm [luôn luôn có ý nghĩ trong sáng]; Định [không bị xáo trộn, luôn vững vàng]; Tuệ [trí tuệ mẫn tiệp, quyết định sáng suốt]. Trong đó chữ Tín luôn đứng ở đầu.

Mỗi ngày, dù bận đến mấy, ông Vũ cũng dành cho mình khoảng thời gian riêng để ngồi tịnh tâm một lúc, tay lần tràng hạt, thả hồn thanh thản.

Trả lời câu hỏi tại sao nhiều doanh nhân thờ chữ Nhẫn nhưng ông lại thờ chữ Tín, ông Vũ cho biết: “Chữ 'Tín' hiểu đơn giản là niềm tin. Trong khi làm việc, nếu anh không có chữ Tín anh không thể thành công được. Đã hứa thì phải giữ lời hứa, có thế mới giữ được sự tín nhiệm của người khác với mình. Và suốt từ năm 2000 đến bây giờ, khi tôi hiểu hơn nữa về Phật pháp, tôi luôn đặt chữ "Tín" lên hàng đầu".

Tiết kiệm lời hứa

Ông Vũ luôn tiết kiệm lời hứa với đối tác cũng như thuộc cấp. Ông từng chia sẻ với nhiều người thân cận, khi đã hứa, ông sẽ thực hiện. Do vậy ông thường cân nhắc rất kỹ trước khi hứa bất cứ điều gì, bởi không muốn mình là người thất hứa. Trên thực tế, ông Vũ đã nói là làm, gần như không thất hứa bao giờ.

Đồng thời, ông cũng rất kiệm lời và cẩn trọng trong những phát ngôn của mình. Trở lại vụ tranh chấp giữa VFF và VPF trong năm 2011- 2012, đối lập với thái độ sốt sắng của bầu Kiên là sự điềm tĩnh của ông Vũ trong một thời gian dài. Khi căng thẳng lên tới đỉnh điểm, ông Vũ đã có bài viết gửi một số báo, trong đó có nội dung : “Kể từ khi anh Kiên nói và khởi động việc thành lập VPF, tôi đã quan sát, đã lắng nghe rất kỹ. Nhưng mãi đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa hiểu động cơ và tính mục đích của việc đòi xem lại hợp đồng mà VFF đã ký với AVG. Chưa thấy mối liên quan nào giữa việc xây dựng và phát triển bóng đá [là một trong các mục tiêu của việc thành lập ra VPF] với việc đòi xem xét và lấy lại bản quyền của AVG”, ông Vũ viết.

Tháng 4/ 2012, bầu Kiên xác nhận việc lãnh đạo VPF rút đơn kiện gửi Bộ VH-TT-DL về vấn đề bản quyền bóng đá nội. “Cuộc chiến” bản quyền kéo dài và phức tạp được đích thân người châm ngòi tuyên bố khép lại sau gần nửa năm diễn biến căng thẳng.

Người con hiếu thảo, phật tử năng xây chùa

Từ thập niên 90 tới đầu những năm 2000, ông Phạm Nhật Vũ cùng anh trai Phạm Nhật Vượng làm ăn tại Liên Xô cũ, sau đó về nước kinh doanh bất động sản. Tháng 2/2000, ông Phạm Nhật Vũ đại diện gia đình có thư gửi phòng Giáo dục – Đào Tạo huyện Can Lộc [Hà Tĩnh], bày tỏ mong muốn được đóng góp công của giúp đỡ quê hương, đặc biệt là học sinh nghèo.

Ngày 14/3/2007, tại huyện Can Lộc [Hà Tĩnh], quê hương của anh em Vượng – Vũ, diễn ra lễ khởi công xây dựng trường Trung cấp dạy nghề Phạm Dương [vốn đầu tư 16 tỷ đồng], buổi chiều là lễ khánh thành trường Mầm mon xã Phù Lưu với kinh phí xây dựng 2,5 tỷ đồng.

Trong giới tăng lữ, ông Vũ còn được biết đến với vai trò là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Nhiều năm nay, ông là người âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước.

[Theo Zing]

HÀ NỘI, Việt Nam [NV] – Hôm 13 Tháng Tư, trong một diễn biến bất ngờ, cựu Chủ Tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị bắt, khởi tố vì sai phạm trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu [AVG]. Tin này khiến mạng xã hội rúng động, vì trước đó có suy đoán ông Vũ “vô can” nhờ chi tiền dàn xếp vụ này.

Ông Phạm Nhật Vũ, 47 tuổi, là em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng là chủ tịch tập đoàn Vingroup và là người giàu nhất Việt Nam với tài sản khoảng $7.6 tỷ.

Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao cho hay ông Vũ bị cơ quan điều tra xác định “có dấu hiệu tội đưa hối lộ” trong thương vụ đã đẩy hơn 10 quan chức cấp cao vào tù hoặc bị cách chức.

Nổi bật trong số này là hai cựu Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khởi tố, bắt tạm giam hồi cuối Tháng Hai, 2019.

Việc phải mất nhiều tháng mới bắt và khởi tố được ông Vũ trong vụ này khiến công luận đặt dấu hỏi về việc có hay không chuyện “chạy tội.”

Báo Zing cho biết, ông Vũ sẽ phải đối mặt với khung phạt tù từ 12 năm đến 20 năm do bị cáo buộc tội “Đưa hối lộ” theo Điều 364 Bộ Luật Hình Sự CSVN năm 2015.

Theo báo Tuổi Trẻ, do ông Vũ bị cáo buộc tội “Đưa hối lộ” nên Cơ Quan Điều Tra cũng quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà [cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên MobiFone], Cao Duy Hải [cựu tổng giám đốc MobiFone] về tội “Nhận hối lộ” theo Điều 354 Bộ Luật Hình Sự năm 2015.

“Hiện Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Thanh Tra Chính Phủ khẳng định dự án đầu tư này [thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG] chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ Thông Tin Truyền Thông đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone là vi phạm Luật Đầu Tư, vi phạm quy định của chính phủ,” theo báo Tuổi Trẻ.

Liên quan vụ án này, Cơ Quan Điều Tra cũng khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Võ Văn Mạnh [giám đốc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tư Vấn Đầu Tư và Thẩm Định AMAX], Hoàng Duy Quang [nhân viên Công Ty AMAX] về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng,” theo báo Dân Việt.

Từ trái, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Hoàng Duy Quang, Võ Văn Mạnh và Phạm Nhật Vũ. [Hình: Zing]

Báo VNExpress cho hay, ông Phạm Nhật Vũ từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trước khi trở về Việt Nam từ đầu những năm 2000 và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hòa.

Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công Ty AVG được thành lập với vốn điều lệ 1,800 tỷ đồng [$77.5 triệu] và phát sóng thử nghiệm từ Tháng Mười Một, 2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại.

Tháng Giêng, 2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh Tra Chính Phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8,900 tỷ đồng [$383.6 triệu], tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7,006 tỷ đồng [$301.9 triệu].

Hồi Tháng Ba, 2018, trang VietnamFinance.vn của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Đầu Tư Nước Ngoài [VAFIE] cho biết: “Ông Phạm Nhật Vũ là người về từ Liên Xô và tham vọng dẫn đầu thị trường truyền hình trả tiền. Là người kín tiếng, nhưng mỗi lần xuất hiện, ông Vũ lại khiến thương trường ‘dậy sóng.’ Lần đầu ông Vũ gây xôn xao dư luận là vào năm 2010 khi công ty do ông làm chủ giành được việc độc quyền phát sóng giải đấu V-League trong 20 năm. Còn bây giờ cái tên Phạm Nhật Vũ lại ‘nổi hơn bao giờ hết’ với quyết định hủy bỏ thương vụ 8,900 tỷ đồng với MobiFone.”

Hồi Tháng Mười Hai, 2018, thời điểm trước khi bị bắt, nhà báo tự do Trương Duy Nhất bình luận trên trang cá nhân: “Đại án AVG và cuộc làm giá lịch sử giữa Phạm Nhật Vũ và MobiFone đã khiến nhiều quan chức lâm vòng lao lý. Nguyễn Bắc Son bị kỷ luật tước hàm cựu trung ương ủy viên và danh vị ‘cựu bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông.’ Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn mất chức thay bằng Tướng Nguyễn Mạnh Hùng.”

Trước khi thương vụ MobiFone mua AVG bị quy kết là “gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng,” các báo nhà nước mô tả Công Ty AVG do ông Phạm Nhật Vũ đứng đầu “trong nhiều năm phát triển vượt bậc và là công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên hệ thống số mặt đất DVB-T2, số vệ tinh DVB-S2, truyền hình Internet hàng đầu Việt Nam.” [T.K.]

Video liên quan

Chủ Đề