Em hay nêu cách Phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng

Các VCDD tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô và các hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào, xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể, tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi các tế bào, các mô tổn thương, là thành phần chủ yếu để tạo ra các hormon, các dịch tiêu hóa…

Có khoảng 90 các VCDD khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K và các chất khoáng sắt, kẽm, iod, đồng, mangan, magiê...

Thịt gà là thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B giúp tạo máu và hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh.

Vitamin A: cần cho sự tăng trưởng, giúp sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Khi thiếu vitamin A sẽ gây quáng gà, khô mắt, loét giác mạc gây mù lòa, chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm hô hấp, tiêu chảy, nhiễm khuẩn da. Vitamin A có trong gan, trứng, sữa, bơ, rau dền, cà rốt, gấc, ớt vàng…

Sắt: chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu và một phần cấu trúc của bộ não cho nên khi trẻ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt làm giảm phát triển thể chất, trí tuệ, giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm khuẩn và giảm khả năng hoạt động thể lực. Sắt có nhiều trong gan, mề gà, lòng đỏ trứng gà, tim heo, mộc nhĩ, nấm hương.

Kẽm: thành phần của hơn 300 enzym tham gia các hoạt động của cơ thể: tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp trẻ em tăng trưởng chiều cao. Khi thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ bị biếng ăn, dễ bị nhiễm trùng. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm: sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà.

Iod: chất cần thiết để tuyến giáp tổng hợp hormon giáp, giúp cho sự tăng trưởng của cơ thể, sự hình thành và phát triển của não. Trẻ thiếu iod từ trong bào thai sẽ bị tổn thương não nặng nề như đần độn và bị các khuyết tật thần kinh khác. Trẻ thiếu iod ở giai đoạn não phát triển nhanh, đặc biệt là dưới 2 tuổi, cũng gây hậu quả nặng nề. Trẻ em tuổi học đường nếu bị thiếu iod sẽ giảm chỉ số thông minh, thành tích học tập giảm.

Vitamin C: chất có tác dụng giúp cho cơ thể chống ôxy hóa rất tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể như quá trình hình thành collagen, kích thích ruột non hấp thụ sắt. Nếu thiếu vitamin C sẽ dẫn đến hiện tượng sưng nướu răng, dễ chảy máu, dễ mắc bệnh. Vitamin C có nhiều trong: cam, quýt, bưởi, ổi chín, rau cải, rau muống, rau ngót, cà chua...

Vitamin D và canxi: Có đủ lượng canxi và vitamin D cực kỳ quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Thiếu vitamin D khiến cho lượng canxi cạn kiệt, làm suy yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương. Thiếu vitamin D và canxi sẽ làm cho trẻ còi xương, chậm mọc răng, ngủ không yên giấc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi trộm, nhất là mồ hôi đầu. Canxi có nhiều trong: tôm, cua, trai, ốc. Vitamin D được cung cấp chủ yếu qua việc tiếp xúc với ánh nắng và các thực phẩm như: dầu cá, trứng, gan.

Vitamin nhóm B: có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, tạo máu và hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh. Khi thiếu vitamin nhóm B sẽ dẫn đến phù, da tay chân nóng và dễ viêm, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tinh thần không phấn chấn. Vitamin nhóm B có nhiều trong gạo lứt, các loại đậu, thịt gà, rau lá xanh thẫm, chuối, sữa, pho mát.

Lời khuyên thầy thuốc

Có 3 giải pháp chính để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng:

Vi chất dinh dưỡng được bổ sung trực tiếp, từ nguồn tổng hợp: đây được coi là giải pháp ngắn hạn, khi mà tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng còn phổ biến hoặc trầm trọng, các vi chất dinh dưỡng được tổng hợp thành các chế phẩm để sử dụng bổ sung trực tiếp như viên nang vitamin A liều cao để phòng chống thiếu vitamin A, điều trị khô mắt; viên sắt phòng chống thiếu máu dinh dưỡng; dầu iod để điều trị thiếu iod, bướu cổ…

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là cho một lượng nhất định một hoặc một số loại vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm nào đó mà được nhiều người ăn nhất, tiêu thụ thường xuyên. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm giúp dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng như: muối hoặc bột canh trộn iod; nước mắm tăng cường sắt; bánh quy bổ sung sắt - kẽm [sản phẩm của Viện Dinh dưỡng].

Biện pháp lâu dài và cơ bản, có tính bền vững cao là cải thiện chất lượng bữa ăn, sao cho khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ, cân đối nhu cầu về mặt dinh dưỡng, trong đó có các VCDD. Lựa chọn khẩu phần ăn đa dạng, hợp lý tùy độ tuổi và thể trạng từng người để cung cấp đầy đủ các VCDD cần thiết cho cơ thể.


- Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: Còi xương, chậm phát triển cơ thể và trí tuệ, bướu cổ, chảy máu chân răng [thiếu vitamin C], quáng gà [vitamin A],…

- Cách phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: Cần ăn uống hợp lí để cơ thể đủ những chất cần thiết, theo dõi cơ thể thường xuyên để sớm phát hiện để chữa trị cho phù hợp.

- Một số bệnh do thừa chất dinh dưỡng: Béo phì dẫn đến nhiều bệnh như tim mạch, huyết áp cao,…

- Cách phòng tránh bệnh do thừa chất dinh dưỡng: Ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong quá trình sống, con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?

Xem đáp án » 09/06/2020 3,283

Theo dõi và ghi lại tên thức ăn, đồ uống hằng ngày của bạn vào vở theo mẫu sau:

Xem đáp án » 09/06/2020 834

Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.

Xem đáp án » 09/06/2020 450

Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?

Xem đáp án » 09/06/2020 342

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Khoa Học Lớp 4
  • Sách Giáo Khoa Khoa Học Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Khoa Học Lớp 4
  • Vở Bài Tập Khoa Học Lớp 4

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1. [trang 22 VBT Khoa Học 4]: Hoàn thành bảng sau:

Lời giải:

Thiếu chất dinh dưỡng Bị bệnh
Đạm Suy dinh dưỡng
I-ốt

– Bướu cổ

– Phát triển chậm, kém thông minh

Vi-ta-min D Còi xương
Vi-ta-min A Mắt nhìn kém [bệnh quáng gà]
Vi-ta-min C Chảy máu chân răng
Vi-ta-min B Bị bệnh phù

Bài 2. [trang 22 VBT Khoa Học 4]: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:

Lời giải:

a] Muối tinh.

b] Bột ngọt.

[c] Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt.

Bài 3. [trang 22 VBT Khoa Học 4]: Cần phải làm gì để phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?

Lời giải:

– Ăn đủ lượng và đủ chất.

– Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên.

Bài 4. [trang 22 VBT Khoa Học 4]: Cần phải làm gì khi phát hiện bị bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.

Lời giải:

– Nếu phát hiện trẻ bị bệnh do thiếu chất dinh dưỡng phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Khoa Học Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Khoa Học Lớp 4
  • Vở Bài Tập Lịch Sử, Địa Lí, Khoc Học Lớp 4
  • Vở Bài Tập Khoa Học Lớp 4

Trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 12 trang 26: Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng mà bạn biết.

Trả lời

– Bệnh tê phù [thiếu B1].

– Nứt da.

– Phát ban, rụng tóc.

– Viêm lợi, chảy máu chân răng.

– Bệnh còi xương.

– Chảy máu không kiểm soát.

– Quáng gà.

– Bệnh bướu cổ.

– …..

Trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 12 trang 26: Thi kể tên một số bệnh do thiếu:

– Chất đạm.

– Iot.

– Vitamin D.

– Vitamin A.

– …..

Trả lời

– Thiếu đạm: Suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi, cơ xương kém phát triển,…

– Thiếu iot: Bướu cổ, đần độn.

– Thiếu Vitamin D: Loãng xương, hen suyễn, tim mạch, tăng cholesterol, dị ứng, cúm, trầm cảm.

– Thiếu Vitamin A: Xơ gan, các bệnh ngoài da [trứng cá, vẩy nến, chàm,…], các bệnh về mắt.

– Thiếu vitamin C: Viêm lợi, chảy máu chân răng.

Trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 12 trang 27: Nêu các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng mà bạn biết.

Trả lời

– Cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

– Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm và đầy đủ dưỡng chất.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Theo dõi cân nặng của con cái hàng tháng.

– Khi mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy cần điều trị triệt để, sử dụng kháng sinh cần đúng liều và thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề