Đường bạch huyết là gì

This post is also available in: English [English]

Mạch bạch huyết là một trong những thành phần chính của hệ thống miễn dịch, giúp chống  lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Viêm mạch bạch huyết gây ra nhiều triệu chứng điển hình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để kịp thời đưa người bệnh đi điều trị.

Viêm mạch bạch huyết là tình trạng viêm nhiễm hệ thống bạch huyết, một phần chính của hệ thống miễn dịch. Hệ bạch huyết là một mạng lưới gồm các cơ quan, tế bào, ống dẫn và các tuyến. Các tuyến còn được gọi là các hạch và có thể được tìm thấy xuyên suốt khắp cơ thể. Chúng rõ nhất dưới hàm, ở nách và ở háng.

Các cơ quan tạo nên hệ bạch huyết bao gồm:

  •  Amidan – nằm ở vùng cổ họng
  •  Lá lách – có chức năng thanh lọc máu và nhiều chức năng khác.
  •  Tuyến ức, một cơ quan trên ngực giúp tế bào bạch cầu phát triển.

Các tế bào miễn dịch, được gọi là các lymphocyte, phát triển trong tủy xương, sau đó di chuyển đến các mạch bạch huyết và các cơ quan khác trong hệ thống bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus và vi khuẩn. Hệ thống bạch huyết cũng lọc dịch bạch huyết [nơi chứa các tế bào bạch cầu giết chết vi khuẩn].

Dịch bạch huyết di chuyển khắp cơ thể dọc theo các mạch bạch huyết và thu thập các chất béo, vi khuẩn, các chất thải khác từ tế bào và các mô. Hạch bạch huyết sau đó lọc các chất độc hại ra khỏi chất dịch này và sản xuất nhiều tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm trùng.

Viêm mạch bạch huyết đôi khi được gọi là nhiễm độc máu. Bệnh có thể nhầm lẫn với chứng huyết khối tĩnh mạch, là một cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mạch bạch huyết là gì?

Bạn có thể thấy những sọc đỏ trên bề mặt da từ khu vực bị nhiễm bệnh tới tuyến bạch huyết gần nhất. Chúng có thể mờ hoặc rất rõ ràng và rất nhỏ. Những vết này có thể kéo dài từ vết thương hoặc vết cắt. Trong một số trường hợp, chúng có thể kèm mụn nước.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  •  Ớt lạnh
  •  Sưng hạch bạch huyết
  •  Sốt
  •  Tình trạng khó chịu hoặc cảm giác không khỏe
  •  Mất cảm giác ngon miệng
  •  Nhức đầu
  •  Đau cơ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất cho bạn.

Nguyên nhân nào gây ra viêm mạch bạch huyết?

Viêm mạch bạch huyết nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các kênh bạch huyết. Chúng có thể đi xuyên qua vết cắt hay vết thương hoặc phát triển từ một nhiễm trùng hiện có.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn phổ biến nhất của viêm mạch bạch huyết thường là nhiễm khuẩn liên cầu hoặc nhiễm khuẩn tụ cầu. Cả hai bệnh này đều là nhiễm trùng do vi khuẩn.

Viêm mạch bạch huyết có thể xảy ra nếu bạn đã mắc một nhiễm trùng da và nó đang diễn tiến xấu đi, điều này có nghĩa là vi khuẩn sẽ sớm xâm nhập vào máu. Các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, tình trạng viêm toàn thân có thể đe dọa tính mạng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm mạch bạch huyết?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mạch bạch huyết như:

  •  Tiểu đường
  •  Suy giảm miễn dịch hoặc mất chức năng miễn dịch
  •  Dùng steroid trong thời gian dài
  •  Thủy đậu.

Vết mèo hay chó cắn cũng có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến viêm mạch bạch huyết.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như ung thư [ung thư vú, phổi, dạ dày, tụy, ung thư trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt]. Viêm mạch bạch huyết cũng xuất hiện ở những người mắc bệnh Crohn.

Điều trị viêm mạch bạch huyết

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm mạch bạch huyết?

Để chẩn đoán viêm mạch bạch huyết, bác sĩ sẽ khám tổng quát, chẳng hạn như kiểm tra xem hạch bạch huyết có sưng hay to lên không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm như sinh thiết để phát hiện nguyên nhân sưng hạch hoặc cấy máu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng trong máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm mạch bạch huyết?

Điều trị viêm mạch bạch huyết phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nhiễm trùng.

Các lựa chọn điều trị viêm mạch bạch huyết có thể bao gồm:

  •  Nghỉ ngơi
  •  Chườm ấm
  •  Kê cao vùng nhiễm trùng
  • Thuốc kháng viêm không steroid khi đau:
    • Ibuprofen [Motrin®, Nuprin®, NeoProfen®, Advil®]
    • Ketoprofen [Orudis®, Actron®, Oruvail®]
    • Naproxen [Naprosyn®, Aleve®, Aanaprox®]
  •  Thuốc giảm đau gây ngủ:
    • Để điều trị cơn đau từ vừa đến nặng
    • Dùng để điều trị trong thời gian ngắn.
  •  Điều trị kháng sinh:
    • Dicloxacillin
    • Cephalexin [Keflex®]
    • Nafcillin
    • Cefuroxime [Zinacef®]
    • Ceftriaxone [Rocephin®]
    • Trimethoprim và sulfamethoxazole [TMP / SMZ, Bactrim®, Septra®]
    • Clindamycin [Cleocin®]

Phẫu thuật đối với viêm mạch bạch huyết

Chọc hút bằng kim:

  • Loại bỏ chất dịch bị nhiễm trùng từ ổ áp xe bằng kim.

Rạch và dẫn lưu:

  • Thuốc gây tê tại chỗ được tiêm vào các mô bao quanh ổ áp xe
  • Tạo một vết rạch trên da, để thoát mủ ổ áp xe
  • Da được khử trùng bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc rửa với cồn
  • Trong vài trường hợp, một miếng gạc vô trùng hoặc ống dẫn lưu được chèn trong khoang áp xe. Ống hoặc gạc được đặt bên trong khoang thường được lấy ra sau 24–36 giờ.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mạch bạch huyết?

Mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, nên nếu hệ thống này bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn cảm nhận một hạch nào đó trên cơ thể sưng to hay bất thường, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị cần thiết nhất. Ngoài ra, một mạch bạch huyết to cũng rất có thể là diễn tiến của một tiến trình ung thư.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.


Giới thiệu hệ thống hạch bạch huyết trong cơ thể

Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể, để giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Trong cơ thể mỗi chúng ta có khoảng 500-600 hạch bạch huyết, chúng nằm rải rác khắp cơ thể trên đường đi của mạch bạch huyết  và thường tập trung thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể.

Có những hạch bạch huyết nằm nông dưới da mà chúng ta có thể sờ được [ trên cổ, sau tai, dưới cằm, dưới hàm, vùng gáy, hố nách, quanh háng…]. Và có những hạch nằm sâu trong lồng ngực, ổ bụng… không thể sờ thấy, chỉ có thể phát hiện qua thăm khám chẩn đoán hình ảnh.

                        Hình ảnh các nhóm hạch bạch huyết ở nông[ có thể sờ thấy được].

Cấu tạo của hạch bạch huyết:

Hạch có hình hạt đậu hoặc hình trứng, được bao bọc bên ngoài bởi vỏ xơ, nơi lõm vào gọi là rốn hạch. Rốn hạch là nơi đi vào nhu mô hạch của động mạch, là nơi đi ra của tĩnh mạch và bạch huyết quản [ dẫn bạch huyết ra khỏi hạch].

Chức năng của hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết được coi như lính gác cổng của từng vùng cơ thể. Các tác nhân xâm nhập ngoại lai theo dòng bạch huyết được đưa tới các hạch Tại đây hạch bạch huyết có các tế bào miễn dịch chuyên biệt để thu giữ và tiêu diệt các kẻ xâm nhập. Đồng thời sản xuất các kháng thể theo hệ tĩnh mạch và đưa vào hệ tuần hoàn máu.

Nguyên nhân sưng hạch bạch huyết?

                             

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ miễn dịch, các tế bào miễn dịch trong hạch được sản xuất tăng lên cùng với xác các đại thực bào và tác nhân ngoại lai làm cho hạch bị sưng lên và có thể gây đau. Các nguyên nhân chính khiến hạch bị sưng gồm:

Virus [ phổ biến nhất là Virus cảm lạnh thông thường]: thủy đậu, sởi, HIV…

Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, lao, giang mai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Ung thư: Một số ung thư có thể gây sưng hạch bạch huyết. Nguồn gốc có thể bắt nguồn từ chính các hạch bạch huyết hoặc các tế bào máu. Cũng có thể ung thư di căn hạch từ một cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ, ung thư vú có thể lan đến các hạch bạch huyết gần nhất ở nách hoặc ung thư phổi có thể lan đến các hạch bạch huyết quanh xương đòn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ ?

   Một số hạch bạch huyết sưng sẽ trở lại bình thường khi tình trạng nhiễm trùng được cải thiện. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các hạch bạch huyết bị sưng của bạn:

Đã xuất hiện không có lý do rõ ràng

Tiếp tục to lên hoặc đã có mặt trong hai đến bốn tuần

Cảm thấy cứng chắc hoặc không di chuyển khi bạn đẩy chúng

Đi kèm với sốt liên tục, đổ mồ hôi đêm hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

 Bạn sẽ phải làm xét nghiệm gi để chẩn đoán nguyên nhân sưng hạch?

Tại bệnh viện TWQĐ 108, các bác sỹ sẽ thăm khám lâm sàng về bệnh sử của bạn đồng thời chỉ định một số các xét nghiệm cần thiết như siêu âm [để đánh giá về hình ảnh hạch là lành tính hay ác tính], chọc hút tế bào hạch, sinh thiết hạch, xét nghiệm máu…để tìm ra chính xác nguyên nhân gây sưng hạch. Sau đó các bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho tình hình cụ thể của bạn.

                                       Thông tin bài viết : BS Vũ Thị Thu Lan khoa CĐCN

Video liên quan

Chủ Đề