Đường 1 chiều được đi bao nhiêu km?

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư là 60km/giờ đối với đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe trở lên; đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe, tốc độ tối đa cho phép là 50km/giờ.

Ngoài khu vực đông dân cư, xe ô tô con, xe chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt] và ô tô có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn được cho phép tốc độ tối đa là 90km/giờ ở đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe trở lên. Tại đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe, tốc độ tối đa là 80km/giờ.

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt], ô tô có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn được cho phép lưu thông tốc độ tối đa là 80km/giờ tại đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe trở lên; 70km/giờ tại đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe.

Vi phạm chạy quá tốc độ quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể như sau:

Đối với ô tô:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

Đối với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h;

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

Dưới đây là quy định cụ thể về tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông trong khu vực dân cư và ngoài khu vực dân cư.

Tốc độ cho phép của các loại xe được quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT. Ảnh minh họa: LĐO

Tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông được quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

Trong khu vực đông dân cư

Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa là 60km/h.

Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa là 50km/h.

Ngoài khu vực đông dân cư

Với xe ôtô con, xe ôtô chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt]; ôtô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

- Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với xe ôtô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]; ôtô tải có trọng tải trên 3,5 tấn [trừ ôtô xi téc]:

- Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với ôtô buýt; ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ôtô chuyên dùng [trừ ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông]:

- Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông, ôtô xi téc:

- Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Hà Nội phát hiện gần 4.000 xe vi phạm tốc độ

Đại diện Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cho biết, qua khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin trong tháng 10.2020 - 1.2021, trên địa bàn...

Những trường hợp người lái xe phải giảm tốc độ khi lưu thông

Dưới đây là 12 trường hợp mà người điều khiển phương tiện giao thông phải giảm tốc độ xe khi lưu thông.

Khi lái xe tốc độ cao, để đảm bảo an toàn hãy chú ý những điều sau

Khi lái xe ở tốc độ cao, hàng loạt các tình huống bất ngờ có thể xảy ra với bạn, hãy nắm rõ những nguyên tắc dưới đây để giữ...

Đường 1 chiều đi tốc độ bao nhiêu?

Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe - Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h. - Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h. - Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Khu đô thị được đi bao nhiêu km?

Hiện nay, tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới. Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư là bao nhiêu?

Xe tải chạy bao nhiêu km h?

Theo đó, xe ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa cho phép là 80km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe trở lên và 70km/h đối với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Ô tô đi vào đường 1 chiều bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng đối với các xe đi vào đường 1 chiều, đường có biển báo cấm đi ngược chiều gây tai nạn giao thông. Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với các xe lùi xe trên đường cao tốc, đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Chủ Đề