Dựa vào kiến thức đã học hay cho biết dân cư châu Phi tập trung đông ở vùng nào

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

[trang 16 sgk Địa Lí 8]: - Dựa vào bảng 5.1, em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới.

Trả lời:

- Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới [trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23,4 % của thế giới].

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: ngang bằng mực trung bình của thế giới [1, 3%], cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, nhưng thấp hơn châu Mĩ và châu Phi.

[trang 16 sgk Địa Lí 8]: - Quan sát hình 5.1, em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?

Trả lời:

- Dân cự châu Á thuộc các chủng tộc: Mông–gô–lô–it, Ơ–rô–pê–ô–li, Ô–xtra–lô–it.

- Phân bố:

  + Chủng tộc Môn-gô–lô–it sống chủ chủ yếu ở Bắc Á và Đông Nam Á, Đông Nam Á.

  + Chủng tộc Ơ–rô–pê–ô–li sống chủ yếu Nam Á, Tây Nam Á và Nam Á.

  + Chủng tộc Ô–xtra–lô–it sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.

[trang 17 sgk Địa Lí 8]: - Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Á với châu Âu

Trả lời:

 So với châu Âu, thành phần chủng tộc châu Á đa dạng hơn [có cả ba chủng tộc], trong khi dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ–rô–pê–ô–it.

[trang 18 sgk Địa Lí 8]: - Dựa vào hình 5.2 và hiểu biết của bản thân em, em hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo.

Trả lời:

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:

- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A – la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Thánh A – la. Thánh A – la giao sứ mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô – ha – mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc – ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượu. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A – la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả – rập. Riêng đền thờ Méc – ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra – ma – đa,, các tín đồ này phải ăn chay.

- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.

- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem [Pa–le-xtin]. Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.

Bài 1 [trang 18 sgk Địa Lí 8]: Dựa vào bảng 5.1, em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 50 năm qua của châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới

Lời giải:

- Châu Á luôn có số dân đứng đầu thế giới.

- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu phi và cao hơn so với thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

Bài 2 [trang 18 sgk Địa Lí 8]: Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ gia tăng dân số từ năm 1800 đến năm 2002

- Nhận xét: Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

Bài 3 [trang 18 sgk Địa Lí 8]: Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á.

Lời giải:

Tôn giáoĐịa điểmThời điểm ra đời
Phật giáoẤn ĐộThế kỉ VI trước Công nguyên
Ấn Độ giáoẤn ĐộThế kỉ đầu của thiên nhiên kỉ thứ nhất trước Công nguyên.
Ki–tô giáoPa–le–xtinTừ đầu Công nguyên.
Hồi giáoA–rập Xê - utThế kỉ VII sau Công nguyên

Bài tập Tập bản đồ

 Câu 1 trang 13 SBT Địa Lí 8: Dựa vào bảng sau:

Dân số các châu lục qua một số năm [triệu người]

Em hãy:

a] Vẽ biểu đồ hình tròn biểu diễn tỉ lệ dân số các châu lục, năm 2008 theo gợi ý cụ thể dưới đây:

b] Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, nhận xét về sự gia tăng dân số của châu Á, nhận xét về số lượng, ở tỉ lệ dân số châu Á so với các châu lục khác trên toàn thế giới năm 2008.

b] Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, nhận xét về sự gia tăng dân số của châu Á: nhận xét về số lượng, tỉ lệ dân số châu Á so với các châu lục khác trên toàn thế giới năm 2008.

Lời giải:

- Về số lượng:

    + Giai đoạn 1950 -2008, dân số châu Á tăng gấp 2,89 lần, tăng nhanh thứ 2 sau châu Phi [tăng 4,37 lần].

     + Dân số châu Âu tăng chậm nhất, gấp 1,34 lần.

- Về tỉ lệ dân số [năm 2008]:

     + Châu Á là châu lục đông dân nhất, chiếm 60,5 % dân số thế giới, gấp 4,2 lần dân số châu Phi [14,4%] và 115,8 lần châu lục có dân số ít nhất là châu Đại Dương [0,5%].

Câu 2 trang 14 SBT Địa Lí 8: Quan sát hình 5.1. Lược đồ phân bố các chủng tộc ở châu Á, tr 17 SGK để hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Lời giải:

Câu 3 trang 15 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ sau:

Lời giải:

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 29. Dân cư xã hội châu Phi trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đều ở châu Phi.

- Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển kinh tế của châu Phi .

- Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị, số liệu thống kê .

+ Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Bản đồ tư duy , học sinh làm việc cá nhân ,thảo luận nhóm , suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ - hỏi đáp

Tổng hợp lý thuyết Địa 7 Bài 29 ngắn gọn

1. Lịch sử và dân cư

Hình 29.1 - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi.

a. Sơ lược lịch sử

- Châu Phi có nền văn minh sông Nin rực rỡ.

- Lịch sử:

+ Thế kỉ XVI - XIX: 125 triệu người da đen châu Phi bị đưa sang châu Mĩ làm nô lệ

+ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: gần toàn bộ châu Phi bị chiếm làm thuộc địa.

+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX: các nước lần lượt dành độc lập.

b. Dân cư

- Phân bố rất không đều.

- Tập trung đông ở nông thôn và các thành phố lớn.

- Thưa thớt nơi hoang mạc và rừng rậm,…

2. Bùng nổ sân số và xung đột sắc tộc

a. Bùng nổ dân số

- Tổng dân số: Châu Phi có 818 triệu dân [2001] chiếm 13,4% thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: Cao nhất thế giới > 2,4 %.

- Tập trung ở các nước khu vực Trung Phi: Ê-ti-ô-pia, Tan-đa-ni-a, Ni-giê-ri-a,…

b. Xung đột tộc người

- Thực trạng: Châu Phi là một châu lục có nền kinh tế - xã hội kém phát triển.

- Nguyên nhân chủ yếu:

+ Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS.

+ Sự can thiệp của nước ngoài.

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 29 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 29 trang 89

Dựa vào hình 29.1 và kiến thức đã học, trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi. Tại sao dân cư châu Phi lại phân bố không đều?

Trả lời:

- Dân cư châu phi phân bố không đều.

+ Thưa thớt ở vùng hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-na-ha-ri, vùng rậm xích đạo…

+ Đông đúc ở vùng duyên hải cực bắc và cực nam châu Phi, ven vịnh Ghi-nê, thung lũng sông Nin,..

- Nguyên nhân: Dân cư tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi về khí hậu, địa hình, giao thông đi lại thuận tiện, vùng kinh tế phát triển… Ngược lại những vùng có điều kiện sống khắc nghiệt dân cư thưa thớt, thậm chí không có người.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 29 trang 89

Tìm trên hình 29.1, các thành phố châu Phi có trên 1 triệu dân trở lên. Các thành phố này phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

- Các thành phố châu Phi có trên 1 triệu dân trở lên: Cai-rô, Khac-tum, An-gie, Ra-bat, La-gôt, Đa-ca, Lu-an-đa, Kep-tao, Ha-ra-rê, Nai-tô-bi,…

- Các thành phố này phân bố ở vùng duyên hải thung lũng sông.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 29 trang 91

Tìm trên bản đồ các quốc gia trong bảng số liệu, cho biết:

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình nằm ở vùng nào của châu Phi?

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình nằm ở vùng nào của châu Phi?

Trả lời:

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình nằm ở vùng Tây Phi

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình nằm ở vùng Bắc Phi và Nam Phi.

Soạn bài 1 trang 92 Địa Lí 7

Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi.

Trả lời:

- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều.

+ Thưa thớt ở vùng hoang mạc hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-na-ha-ri, vùng rậm xích đạo…

+ Đông đúc ở vùng duyên hải cực bắc và cực nam châu Phi, ven vịnh Ghi-nê, thung lũng sông Nin,..

- Nguyên nhân: Dân cư tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi về khí hậu, địa hình, giao thông đi lại thuận tiện, vùng kinh tế phát triển… Ngược lại những vùng có điều kiện sống khắc nghiệt dân cư thưa thớt, thậm chí không có người.

Soạn bài 2 trang 92 Địa Lí 7

Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi.

Trả lời:

Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi:

+ Bùng nổ dân số.

+ Đại dịch AIDS.

+ Xung đột mâu thuẫn giữa các tộc người

+ Sự can thiệp của nước ngoài.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 29 hay nhất

Câu 1. Tại sao vấn đề kế hoạch hoá rất khó thực hiện ở châu Phi?

Trả lời:

Vấn đề kế hoạch hoá rất khó thực hiện ở châu Phi vì gặp các trở ngại của tập tục, truyền thông, sự thiếu hiểu biết về khoa học – kĩ thuật,…

Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy rút ra nhận xét về những hậu quả của cuộc xung đột sắc tộc ở châu Phi.

Trả lời:

– Hình thành những làn sóng người tị nạn từ vùng có chiến tranh hoặc xung đột sắc tộc đến những nơi an toàn hơn.
– Làng mạc, thành phố bị tàn phá, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, đồng ruộng bị phá hủy, đốt cháy, bỏ hoang, sản xuât đình trệ, mức sông bị hạ thấp,…
– Những nơi tiếp nhận người tị nạn có nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết: nạn thất nghiệp, bệnh tật, tiếp tế nước sạch, thực phẩm, thuốc men, phòng chống dịch bệnh, suy dinh dưỡng,…
– Sự đoàn kết thông nhâ’t trong một nước giữa các dân tộc, cấc sắc tộc,… khồng bền vững, mầm mống bất ổn định kinh tế – xã hội vẫn duy trì lâu dài, cản trở sự phát triển kinh tế đất nước.

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 29 tuyển chọn

Câu 1: Châu Phi là một trong những cái nôi của

A. Loài người 

B. Lúa nước 

C. Văn minh 

D. Dịch bệnh

Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người. Vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin rực rỡ.

Đáp án: A.

Câu 2: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. Vùng rừng rậm xích đạo.

B. Hoang mạc Sa-ha-ra.

C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam.

D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

Dân cư châu Phi phân bố không đều. Hầu hết dân cư tập trung đông và rất đông ở vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin.

Đáp án: C.

Câu 3: Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở

A. Trên các cao nguyên.

B. Tại các bồn địa.

C. Một số nơi ven biển

D. Vùng đồng bằng.

Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở một số nơi dọc ven biển. Một số thành phố lớn như Cai-rô, A-đi A-bê-ba, Đuôc-ban, Kép tao,…

Đáp án: C.

Câu 4: Thành phố trên 5 triệu dân ở châu Phi là

A. Cai-rô và La-gôt

B. Cai-rô và Ha-ra-rê

C. La-gôt và Ma-pu-tô

D. Cai-rô và Ac-cra

Châu Phi có 3 thành phố trên 5 triệu dân, đó là Cai-rô, An-giê và La-gôt.

Đáp án: A.

Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là

A. Bùng nổ dân số.

B. Xung đột tộc người.

C. Sự can thiệp của nước ngoài.

D. Hạn hán, lũ lụt.

Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS và sự can thiệt của nước ngoài.

Đáp án: D.

Câu 6: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do

A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.

C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.

D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên [động đất, núi lửa,…] xảy ra.

Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do ở những khu vực này có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, hầu như không có mưa,…

Đáp án: A.

Câu 7: Người châu Phi [da đen] bị bán sang châu lục nào làm nô lệ?

A. Châu Âu 

B. Châu Á 

C. Châu Mĩ 

D. Châu Đại Dương

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, thực dân châu Âu xâm nhập và chiếm thuộc địa, đưa người da đen ở châu Phi bán sang châu Mĩ làm nô lệ. Trong gần 3 thế kỉ chúng đã cướp đi của châu Phi khoảng 125 triệu người.

Đáp án: C.

Câu 8: Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là

A. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.

B. Bùng nổ dân số và hạn hán.

C. Đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa.

D. Xung đột sắc tộc.

Bùng nổ dân số và hạn hán triền miên là nguyên nhân làm cho hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa. Còn đại dich AIDS đang đe dọa sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi.

Đáp án: B.

Câu 9: Thực dân châu Âu đã có chính sách gì khi cai trị các nước châu Phi

A. Chính sách chia để trị.

B. Lập các thủ lĩnh người dân tộc.

C. Gây mâu thuẫn các tộc người.

D. Không cho nước ngoài can thiệp.

Thực dân châu Âu thành lập các quốc gia ở châu Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo,… và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách chia để trị.

Đáp án: A.

Câu 10: Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là

A. Nền kinh tế hàng hóa.

B. Nền kinh tế thị trường.

C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.

D. Nền kinh tế phụ thuộc.

Nền kinh tế của nhiều nước châu Phi vẫn là tự cấp tự túc. Việc trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa còn quá ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng thêm nặng nề.

Đáp án: C.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 29. Dân cư xã hội châu Phi trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Video liên quan

Chủ Đề