Dư nợ dư có trong tiếng anh là gì năm 2024

Năm 2005, lợi nhuận ròng tăng 12,4% lên 33,7 tỷ nhân dân tệ [NDT] với tổng dư nợ cho vay là 3.289,5 tỷ NDT.

In 2005, net profit was up 12.4% to RMB 33.7 billion, and the total loan balance was RMB 3,289.5 billion.

Ông cho biết thêm việc cho vay trong lĩnh vực bất động sản sẽ hạ xuống quanh mức 10% trong tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống Ngân hàng .

He added that lending to the real estate sector will account for around 10 percent of the banking system 's total outstanding loans .

Bên phía lãnh đạocủa Vietcombank cho rằng các hoạt động ngoại hối của VCB góp vai trò quan trọng do ngoại tệ huy động và cho vay chiếm 30% trong tổng dư nợ tín dụng tương ứng với 32.43% tổng dư nợ cho vay .

Vietcombank leaders said foreign exchange activities of VCB have an important role since foreign currency mobilizing and lending accounted for 30 percent of its total depositing and 32.43 percent of total outstanding loans respectively .

Tổng nợ công tăng hoặc giảm như là một kết quả của việc thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách thống nhất.

The public debt increases or decreases as a result of the annual budget deficit or surplus.

Ngoài ra, trong khi tổng nợ nước ngoài của Israel là 95 tỷ USD, xấp xỉ 41,6% GDP, kể từ 2001 nước này đã trở thành một quốc gia cho vay ròng với thặng dư tính ở thời điểm tháng 6 năm 2012 là 60 tỷ USD.

Moreover, while Israel's total gross external debt is US$95 billion, or approximately 41.6% of GDP, since 2001 it has become a net lender nation in terms of net external debt [the total value of assets vs. liabilities in debt instruments owed abroad], which as of June 2012 stood at a significant surplus of US$60 billion.

Beneath the passionately held principles, a division of the populist movements into defenders of debtors and creditors makes sense.

Dư nợ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và thường được nhắc đến khi làm hồ sơ vay vốn. Vậy dư nợ là gì? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Dư nợ là gì?

Dư nợ là khoản nợ mà khách hàng cần trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng dưới dạng các hợp đồng vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay mua nhà mua xe, vay kinh doanh,… Dư nợ sẽ giảm dần trong quá trình khách hàng thanh toán khoản vay và sẽ bằng 0 khi khách hàng tất toán.

Các khái niệm liên quan đến dư nợ

Ngoài khái niệm dư nợ là gì, bạn cũng nên nắm một số khái niệm liên quan đến thuật ngữ này.

Khái niệm về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay [còn có tên tiếng anh là Loan outstanding balance] là tổng khoản tiền mà khách hàng còn nợ và cần thanh toán cho ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

Khái niệm về dư nợ đầu kỳ

Dư nợ đầu kỳ là số tiền vay của khách hàng tính tại thời điểm đầu tiên khi giải ngân. Sau khi ký kết hợp đồng vay tiền thì bạn bắt đầu có dư nợ. Đối với dư nợ tín dụng, kỳ thanh toán sẽ kết thúc trước để ngân hàng tự động gia hạn kỳ tiếp theo nhằm giúp bạn có thể thuận tiện trong việc chi tiêu.

Khái niệm về dư nợ cuối kỳ

Dư nợ cuối kỳ là số tiền còn lại phải trả trong kỳ cuối. Khi mở thẻ tín dụng, bạn sẽ được phép ứng trước một khoản tiền cố định [hay còn gọi là hạn mức tín dụng] để chi tiêu trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau đó.

Ngân hàng sẽ có quy định cụ thể về hạn mức cũng như thời hạn thanh toán. Đến cuối hạn, bạn đã chi tiêu những gì, quẹt thẻ bao nhiêu, rút tiền mặt bao nhiêu, có phí phát sinh bao nhiêu và lãi suất là bao nhiêu,…. Thì bạn cần hoàn lại đúng số tiền quy định cho ngân hàng.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải thanh toán khoản nợ của các kỳ trước đó [nếu có]. Nếu bạn đã thanh toán đầy đủ và đúng hạn, thì đến cuối kỳ tất toán sẽ nhẹ nhàng hơn, tránh tình trạng để nợ quá hạn hoặc khoản nợ bị dồn dẫn đến không trả kịp.

Khái niệm về dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân là thước đo thường được các ngân hàng sử dụng để xác định mức dư nợ của danh mục cho vay. Giá trị trung bình được lấy bằng cách xem xét giá trị đầu và cuối của một khoảng thời gian cụ thể. Công thức để tính dư nợ bình quân như sau:

Dư nợ bình quân được tính = [Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm]/2

Khái niệm về dư nợ bảo lãnh

Dư nợ bảo lãnh là khoản tiền nợ phát sinh từ các chứng từ bảo lãnh mà người vay thực hiện với tổ chức tín dụng. Cụ thể hơn, dư nợ bảo lãnh là khoản mà tổ chức tín dụng trả thay cho cá nhân, tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức đó không thể thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến kỳ hạn thanh toán vào dư nợ tín dụng.

Khái niệm về dư nợ giảm dần

Dư nợ giảm dần là khoản dư nợ còn lại sau khi đã trả được một phần tiền gốc ở các kỳ trước đó, còn tiền lãi sẽ được tính theo số tiền gốc tại thời điểm thanh toán.

Các loại dư nợ tín dụng phổ biến

Dựa vào lịch sử tín dụng mà dư nợ được chia thành 5 loại chính như sau:

Các loại dư nợ tín dụng phổ biến

Dư nợ đủ chuẩn

Bao gồm:

  • Các khoản nợ được thanh toán đúng hạn.
  • Các khoản nợ quá hạn ít hơn 10 ngày.

Dư nợ cần chú ý

Bao gồm:

  • Các khoản dư nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.

Dư nợ dưới tiêu chuẩn

Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.

Nợ nghi ngờ mất vốn

Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2.

Nợ có khả năng mất vốn [nợ xấu]

Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày.
  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ hai nhưng vẫn quá hạn.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh tại kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.
    Xem thêm: Có nên vay vốn ngân hàng khi kinh doanh? Thủ tục như thế nào?

Làm thế nào để thanh toán dư nợ?

Sau khi đã nắm rõ dư nợ là gì cùng các khái niệm liên quan đến dư nợ, vậy làm thế nào để thanh toán dư nợ? Thông thường sẽ có 4 cách thanh toán dư nợ như sau:

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng: đây là hình thức được đánh giá là có độ an toàn cao nhất khi khách hàng trực tiếp đến quầy và nộp tiền cho ngân hàng.
  • Sử dụng séc hoặc ủy nhiệm chi: hình thức này cũng được sử dụng khá nhiều tại các nước phát triển, tất nhiên là Việt Nam cũng không ngoại lệ.
  • Trích nợ từ tài khoản nguồn: khi thực hiện hình thức này, bạn có thể đăng ký thanh toán tự động tại ngân hàng. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo tài khoản của bạn luôn có đủ tiền để thanh toán khi đến hạn.
  • Chuyển khoản liên ngân hàng: hình thức này vô cùng tiện lợi, tuy nhiên bạn nên lưu ý: tránh chuyển tiền vào các ngày cuối tuần, do ngân hàng không làm việc vào những ngày này nên việc trả nợ sẽ diễn ra chậm hơn.

Trường hợp nợ tín dụng quá hạn thì sẽ có hậu quả ra sao?

Việc không thanh toán dư nợ đúng thời hạn sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, cụ thể:

  • Bạn sẽ phải chịu một vài loại phí phạt như phí phạt trễ hạn, phí trả chậm, cùng các loại lãi suất cao.
  • Nếu bạn nợ nhiều và nợ quá lâu thì lịch sử tín dụng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây khó khăn cho việc vay vốn trong lần tiếp theo, thậm chí bạn không thể mở thêm thẻ tín dụng tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác.
  • Trong trường hợp bạn vay thế chấp với tài sản mà bạn sẵn có, nếu bạn không trả nợ đúng hạn, thì khả năng cao tài sản của bạn sẽ bị thu hồi.
  • Sau khoảng thời gian nợ xấu, dù bạn có thanh toán đầy đủ nhưng cũng sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu bạn mới có cơ hội vay vốn tiếp, tối thiểu là khoảng 5 năm.
    Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm quản lý dòng tiền hiệu quả trong bán lẻ

Các phương pháp quản lý dư nợ hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ các loại dư nợ, cách để thanh toán dư nợ cũng như hậu quả của việc quá hạn dư nợ là gì. Nhìn chung, dư nợ là một trong những chỉ số dùng để đánh giá “sức khỏe” của doanh nghiệp. Vì vậy để không bị rơi vào tình trạng dư nợ quá hạn, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch quản lý dòng tiền sao cho phù hợp. Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm điều đó, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp mà GoSELL gợi ý sau đây:

Các phương pháp quản lý dư nợ hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Tối ưu hóa quản lý dòng tiền của doanh nghiệp

Quản lý dòng tiền là công việc vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra những đánh giá cụ thể để sử dụng nguồn tiền và lên chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, để việc quản lý dòng tiền được tối ưu, thì tính năng quản lý sổ quỹ của GoSELL sẽ hỗ trợ bạn theo dõi mọi biến động của dòng tiền khi có giao dịch phát sinh theo thời gian thực chỉ trên một hệ thống duy nhất.

Đồng thời, hỗ trợ thiết lập phiếu thu, phiếu chi từ nhiều nguồn khác nhau [như thanh toán đơn hàng, thanh toán cho đơn vị giao hàng,…]. Hỗ trợ thống kê, đối chiếu và phát hiện ra những sai lệch trong dòng tiền giữa dữ liệu của kế toán và sổ quỹ nhằm hạn chế tối đa sai sót.

Bên cạnh quản lý dòng tiền, doanh nghiệp cũng cần theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian nhất định. Điều này nhằm mục đích là để không làm gia tăng khoản nợ phải thanh toán cho ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Tính năng phân tích báo cáo của GoSELL sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ các báo cáo doanh thu của từng kênh bán hàng, từng nền tảng và từng chi nhánh. Theo dõi chỉ số kế toán trên báo cáo [như lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn,…] và xem báo cáo doanh thu theo từng mốc thời gian [hôm nay, hôm qua, 7 ngày trước, tháng này, năm này,…]. Từ đó, dư nợ của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán đúng hạn mà không làm cản trở quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lên kế hoạch quản lý sản phẩm, đơn hàng, kho hàng chặt chẽ

Việc quản lý tình trạng sản phẩm, đơn hàng và kho hàng cũng cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh đa kênh [từ cửa hàng truyền thống cho đến website, app, Shopee, Lazada, GoMUA, Facebook, Tiktok Shop, Zalo,…], mà các sản phẩm ở các kênh không được đồng bộ về một nơi để quản lý. Thì việc kiểm soát mặt hàng nào còn/mặt hàng nào hết, đơn hàng nào đã đến tay/chưa đến tay khách hàng,… là rất khó.

Từ đó, gây lãng phí khiến cho dòng tiền không được chi tiêu hợp lý, dẫn đến dư nợ quá hạn. Do đó, bạn cần lên kế hoạch quản lý chặt chẽ với các tính năng của GoSELL, cụ thể:

  • Quản lý sản phẩm giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và mã Seri. Từ đó, bạn sẽ nắm được tình trạng sản phẩm để lên kế hoạch nhập thêm, hoặc “giải phóng” hàng tồn kho cho phù hợp.
  • Đồng bộ sản phẩm giúp bạn đồng bộ tất cả dữ liệu sản phẩm trên đa kênh về một hệ thống duy nhất để thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa.
  • Quản lý kho hàng giúp bạn theo dõi được biến động hàng hóa theo thời gian thực, dễ dàng kiểm soát toàn bộ số lượng hàng tồn trong kho chính xác và giảm thất thoát hàng hóa không lý do.
  • Quản lý đơn hàng giúp bạn nắm rõ tình trạng đơn hàng và đảm bảo đơn hàng đã được giao đến tận tay khách hàng. Điều này giúp bạn tránh được các trường hợp bồi thường hàng hóa không đáng có và tăng tốc doanh thu vượt trội.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin về dư nợ là gì mà GoSELL đã tổng hợp trong bài viết, sẽ giúp bạn có cơ sở để nhìn nhận và đánh giá để lên kế hoạch sử dụng tài chính sao cho thật phù hợp. Đồng thời, biết cách quản lý dư nợ hiệu quả để không rơi vào trường hợp nợ quá hạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được tư vấn và hỗ trợ tận tình bạn nhé.

Chủ Đề