Đóng lãi ngân hàng trễ mới nhất năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Chậm nộp lãi và gốc cho ngân hàng có bị phạt tù ?
  • 2. Mức lãi vay ngoài từ 3.000 đến 5.000 đồng/1triệu/1 ngày có hợp pháp không ?
  • 3. Chồng chậm cấp dưỡng hàng tháng có được tính tiền lãi không ?
  • 4. Quy định về lãi suất cho vay hiện nay ?
  • 5. Cách xác định lãi suất nợ quá hạn và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm ?

1. Chậm nộp lãi và gốc cho ngân hàng có bị phạt tù ?

Chào luật sư, xin hỏi: Em có vay ngân hàng quân đội số tiền 500 triệu với thời hạn trong vòng 15 năm. Khoản vay đến nay là được 8 tháng, chỉ có 2 tháng đầu là em đóng gốc và lãi hàng tháng đúng hẹn còn những tháng sau em chậm đóng từ 15 đến 20 ngày/ tháng.

Vậy luật sư cho em hỏi em có thể bị phát mãi tài sản hay xử lý hình sự không ạ ?

Em cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b] Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vay của ngân hàng quân đội 500 triệu đồng, với thời hạn trả nợ là 15 năm. Bạn có trả đủ trong 2 tháng đầu còn các tháng sau bạn nếu chỉ là chậm thanh toán chứ không phải là không thanh toán thì bạn sẽ khôgn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. nếu bạn chậm thanh toán từ 15-20 ngày thì bạn sẽ phải chịu lãi suất trả chậm và phí phạt trả chậm nên khoản nợ bạn phải trả sẽ khá cao, đồng thời bạn sẽ còn bị ghi nhận nợ xấu trên trung tâm tín dụng CIC thì sau này bạn sẽ rất khó vay ở ngân hàng khác.

2. Không trả nợ ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Còn trong trường hợp mà bạn chỉ trả nợ trong 2 tháng đầu và các tháng sau bạn không hề thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng mà không có lí do nào chính đáng thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Điều 175 của Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi , bổ sung 2017] quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là khi mà:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gồm:

+ Vay/ mượn/ thuê tài sản/ nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng [có thể là bằng lời nói, văn bản, hành vi]

+ Dùng thủ đoạn gian dối/ bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đó luôn không trả nữa/ đến thời hạn trả mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả/ sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại cho ngân hàng.

Từ những quy định trên thì bạn nên cố gắng đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của mình với ngân hàng, còn trong trường hợp bạn có những lí do khách quan khác dẫn đến việc chậm trả nợ hay chưa trả được nợ thì nên trao đổi rõ với ngân hàng như bị ốm phải điều trị dài ngày, kinh tế sa sút,..., tránh các trường hợp cắt đứt liên lạc với ngân hàng, bỏ trốn khỏi địa phương hay vay tiền để dùng vào các mục đích bất hợp pháp như cá độ, đánh bạc,... Khi mà bạn đã có những lí do khách quan như vậy thì ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho bạn, và nếu có kiện thì ngân hàng cũng chỉ có thể kiện dân sự đòi nợ chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Mức lãi vay ngoài từ 3.000 đến 5.000 đồng/1triệu/1 ngày có hợp pháp không ?

Thưa luật sư, Tôi có đứng ra vay cho 1 người bạn 20 triệu cách đây 2 năm. Người đó gửi tôi tiền lãi hàng tháng được 4 - 5 tháng rồi không trả lãi, không trả gốc. Lãi tôi vay ngoài là 3.000đ/ triệu/ ngày, giờ lãi lên 5.000đ/ triệu/ ngày. Ngày cho vay tôi không viết giấy nhưng có tin nhắn vay tiền làm bằng chứng.

Vậy xin Hỏi: Tôi có đòi được khoản tiền gốc vay hộ 20 triệu hợp pháp hay không? Tôi vay ngoài lãi cao hộ bạn, hơn 1 năm nay tôi phải trả lãi, số tiền lên đến hơn 40 triệu. Việc tôi vay hộ bạn lãi cao có vi phạm pháp luật hay không? Khoản tiền lãi này tôi có đòi được hợp pháp hay không? Bạn tôi đã bỏ về quê. Muốn kiện anh ta thì tôi viết đơn gửi cơ quan nào giải quyết và cần những giấy tờ hay bằng chứng gì?

Tôi chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Về quan hệ vay tài sản:

Việc anh đứng ra vay tiền hộ bạn sẽ hình thành hai quan hệ pháp luật. Quan hệ thứ nhất là quan hệ vay tài sản giữa anh và người cho vay [tức chủ nợ], quan hệ thứ hai là quan hệ giữa bạn anh [tạm gọi là A] và anh.

Đối với quan hệ thứ nhất giữa anh và chủ nợ thì anh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, việc lãi suất, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Hiện nay, mức lãi suất cơ bản bản đồng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra và áp dụng từ ngày 01/12/2010 là 9%/năm theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010.

Trong trường hợp này, mức lãi suất tối đa được tính như sau:

+ Mức lãi suất năm: 9 x 150% = 13,5%/năm

+ Tương ứng mức lãi suất tính theo tháng: 13,5 : 12 = 1,125%/tháng.

+ Tương ứng mức lãi suất tính theo ngày: 13,5 : 365 = 0,037%/ngày [làm tròn chữ số thập phân thứ 3]

Như vậy, đối với khoản vay 20 triệu của anh áp dụng mức lãi suất trên sẽ là:

20 triệu x 1.125% = 225.000 VNĐ/1 tháng

Tương ứng 7500 VND/1 ngày.

Như vậy, việc tính lãi suất là 3.000VND/1 triệu/1 ngày hoặc 5.000VND/1 triệu/1 ngày được coi là vượt quá mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 476 BLDS. Trong trường hợp này anh có thể khởi kiện tranh chấp về mức lãi suất, khi mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định tại Điều 476 BLDS thì Tòa án sẽ tuyên vô hiệu đối với phần lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của ngân hàng và chỉ yêu cầu anh trả nợ ở mức lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nếu mức lãi suất cao gấp 10 lần mức lãi suất tối đa thì người cho vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 163 BLHS như sau:

Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999; Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 [ Bộ luật hình sự năm 2015 ]quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

"1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Về quan hệ thứ hai, quan hệ vay tài sản giữa anh và A. Việc anh đứng ra vay hộ A 20 triệu có thể hiểu là anh cho A vay 20 triệu thông qua hợp đồng vay tài sản. Theo quy định tại Điều 471 BLDS 2015 thì việc vay tài sản được quy định như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Cùng với đó, Điều 401 BLDS cũng quy định về hình thứ của hợp đồng như sau:

“Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, hợp đồng vay tài sản cụ thể là hợp đồng vay tiền có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể.Và hình thức của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Theo đó, Điều 465 BLDS 2015 cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

2. Về lãi suất anh cho A vay:

Về vấn đề này, việc anh cho A vay với lãi suất không được cao hơn mức lãi suất cao nhất [150%] quy định tại Điều 476 BLDS, nếu anh cho A vay với mức lãi suất như anh vay của chủ nợ trong quan hệ vay tài sản thứ nhất, thì mức lãi suất này sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. [xem phêm phần 1 – Về quan hệ vay tài sản].

3. Về giải quyết quan hệ vay tài sản:

Theo quy định tại Điều 474 BLDS và Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong “Phần thứ nhất” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự thì việc trả nợ được thực hiện như sau:

“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Do anh không cung cấp thời hạn nên được tư vấn cho anh trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Hợp đồng vay giữa anh và A là hợp đồng vay không kỳ hạn.

“Điều 477. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”

Trong trường hợp này, anh có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo trước cho A. Quá thời hạn thông báo mà A vẫn không trả nợ thì anh có thể khởi kiện đòi tài sản.

- Trường hợp 2: Hợp đồng vay giữa anh và A là hợp đồng vay có kỳ hạn

“Điều 478. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác.”

Trường hợp này, nếu chưa hết hạn thì anh không thể đòi tiền A được. Nếu sau khi hết thời hạn mà A vẫn không trả tiền thì anh có thể giải quyết theo quy định của pháp luật. Anh có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để Tòa án giải quyết quyền lợi của anh.

Về hồ sơ khởi kiện anh cần chuẩn bị:

- Đơn khởi kiện

- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân của anh và A

- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của anh và A

- Các giấy tờ chứng minh việc vay tài sản giữa anh và A: tin nhắn vay tiền của A gửi cho anh [in thành văn bản có xác nhận của công ty cung cấp dịch vụ], giấy nhận tiền, giấy trả lãi;….

Thời hiệu khởi kiện là 02 [hai] năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của anh bị xâm phạm [Kể từ ngày quá hạn trả nợ].

Trân trọng cảm ơn!

3. Chồng chậm cấp dưỡng hàng tháng có được tính tiền lãi không ?

Kính chào luật sư Luật Minh Khuê, tôi là phụ nữ đơn thân nuôi con rất vất vả. Chồng tôi là người có điều kiện kinh tế và sau khi chúng tôi ly hôn theo bản án của tòa là anh ấy hàng tháng phải cấp dưỡng.

Hàng tháng anh ấy phải cấp dưỡng cho con tôi số tiền 10 triệu đồng. Nhưng đã 04 tháng nay anh ấy không cấp dưỡng, tôi hỏi anh ấy không trả lời. Tôi thiết nghĩ nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng tiền nên chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, người có nghĩa vụ phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức lãi suất theo quy định pháp luật dân sự ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Vậy nên việc chồng chị cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn chỉ là một nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để cùng chị nuôi dạy con chứ đó không thể coi như một nghĩa vụ nợ trong giao dịch dân sự. Hơn nữa cần căn cứ vào tình hình thực tế của chồng chị, không thể bắt buộc anh ấy phải đóng đủ số tiền 10 triệu một tháng mà không xem xét công việc, cuộc sống hiện tại của anh ấy như thế nào. Vì thời điểm Tòa án tuyên án với mức cấp dưỡng 10 triệu anh ấy hoàn toàn có khả năng thực hiện nhưng biết đâu tại thời điểm này công việc của anh ấy không có thu nhập, thập chí là ốm đau, bệnh tật mà chị yêu cầu anh cấp dưỡng như đòi nợ là không phù hợp với tinh thần mà Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định.

Thứ nhất: Tại khoản 1, Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Như vậy, Điều 357 không có quy định phải trả lãi đối với những nghĩa vụ khác được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.

"Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này."

Thứ hai: Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể xem giống như nghĩa vụ trả tiền, bởi lẽ nếu tương đồng thì nhà làm luật đã không phải phân biệt “nghĩa vụ cấp dưỡng” với “nghĩa vụ trả tiền”. Do đó, chúng ta cũng không thể xem việc chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nên người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ ba: Theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo thỏa thuận hoặc nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được Tòa án giải quyết và có bản án bắt buộc thi hành. Nếu có căn cứ khẳng định người có khả năng cấp dưỡng [có sức khỏe và có tài sản] nhưng chậm [cố tình kéo dài] hoặc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng [trốn tránh] thì có thể bị xử lý hành chính, theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

"Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

Vậy nên bạn cần xem xét lại về vấn đề cấp dưỡng, liệu việc anh ấy không cấp dưỡng trong 04 tháng có làm bạn và con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hay không.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Quy định về lãi suất cho vay hiện nay ?

Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Năm 2014 lãi suất NH là 9%/năm , tôi cho vay với lãi suất 3%x12= 36%/năm thì theo các quy định về luật có bị coi là cho vay nặng lãi không?. Trường hợp khác mà người vay đã làm giấy vay tiền theo mức lãi xuất trên mà không có khả năng trả tiền gốc và lãi cho mình, cứ khất lần này đến lần khác, thì nên làm gì?

Đưa ra truy tố Cơ quan công an kinh tế tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"? được không Và có chắc được nhận lại số tiền gốc không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Về thắc mắc đầu tiên của bạn cho vay với lãi suất 36%/năm có phải cho vay nặng lãi hay không? tôi xin được giải đáp như sau:

Tại Điều 163 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:

"1.Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Và tại thời điểm năm 2014 lãi suất ngân hàng nhà nước là 9%/ năm

--> Căn cứ vào quy định nêu trên bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi nếu như bạn cho vay với lãi suất cao hơn mức lãi suất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên, cụ thể nếu bạn cho vay với mức lãi suất từ 90%/ năm trở lên thì sẽ là cho vay nặng lãi. Trong trường hợp này bạn cho vay với mức lãi suất là 36%/ năm, do vậy bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lại.

Tuy nhiên, tại Điều 476 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Tại thời điểm bạn cho vay, mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước ban hành tại thời điểm đó là 9%/năm. Căn cứ theo quy định trên thì lãi suất cho vay của bạn không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố, tức là bạn chỉ được cho vay với mức lãi suất tối đa là 9x150%= 13.5%. Trong trường hợp này khi bạn cho vay với mức lãi suất là 36%/ năm ,tuy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vể tội cho vay nặng lãi nhưng bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi cho vay với mức lãi suất vượt quá quy định của pháp luật như vậy.

Về thắc mắc thứ hai, khi người vay đã làm giấy vay tiền theo mức lãi xuất trên mà không có khả năng trả tiền gốc và lãi cho mình, cứ khất lần này đến lần khác, thì nên làm gì? Đưa ra truy tố Cơ quan công an kinh tế tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"? được không Và có chắc được nhận lại số tiền gốc không? tôi xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, tại Khoản 1 Điều 139 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ban năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm"

Căn cứ vào quy định nêu trên thì hành vi không trả được nợ của người vay tiền không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì hai bạn đã kí kết hợp đồng cho vay một cách hợp pháp, khi kí kết hợp đồng người vay không sử dụng thủ đoạn gian dối để kí hợp đồng vay nhằm chiếm đoạt số tiền vay của bạn, tức là người vay không lừa bạn để ký hợp đồng nhằm chiếm đoạt số tiền đó mà người đó chỉ không có khả năng trả nợ sau khi kí kết hợp đồng vay, do đó hành vi này không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Do đó người vay không thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp này, nếu như bạn và người vay không thỏa thuận được về việc trả tiền gốc và lãi, và bạn muốn khởi kiện để đòi lại số tiền vay đó thì bạn nên khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự để kiện đòi tài sản. Và khi bạn khởi kiện ra tòa như vậy thì căn cứ theo Điều 467 Bộ luật dân sự quy định về Lãi suất như đã phân tích ở trên thì bạn chỉ được pháp luật đảm bảo lợi ích trong phạm vi mức lãi suất cao nhất là 13,5%/năm [ không vượt quá 150% của mức lãi suất mà Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm đó là 9%/năm]. Như vậy khi khởi kiện ra tòa thì người vay chỉ có nghĩa vụ trả cho bạn số nợ gốc và tiền lãi trên số nợ gốc đó với lãi suất là 13,5%/năm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Cách xác định lãi suất nợ quá hạn và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm ?

Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/KDTM-GĐT ngày 15-3-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” tại tỉnh Bắc Ninh giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần thép Việt Ý với bị đơn là Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Ngọc Lan và ông Lê Văn Dũng.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 4, 5 và 6 Mục 2 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

Khái quát nội dung của án lệ:

- Tình huống án lệ1:

Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua,dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán.

- Giải pháp pháp lý1:

Trường hợp này,tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán [xét xử sơ thẩm], trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Tình huống án lệ2:

Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

-Giải pháp pháp lý 2:

Trường hợp này,người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Điều 34, Điều 37, khoản 3 Điều 297, các điều300, 301, 302, 306 và 307 Luật thương mại 2005;

- Các điều 307, 422, 474 và 476 Bộ luật dân sự năm 2005.

Từ khóa của án lệ:

“Hợp đồng mua bán hàng hóa”; “Vi phạm hợp đồng”; “Hoàn trả tiền ứng trước”; “Tiền lãi do chậm thanh toán”; “Lãi suất nợ quá hạn”; “Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường”; “Phạt vi phạm ”; “Bồi thường thiệt hại”.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện đề ngày 07-7-2007, đơn đề nghị thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 10-10-2007, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và trình bày của đại diện nguyên đơn thì:

Ngày 03-10-2006, Công ty cổ phần thép Việt Ý [sau đây gọi tắt là Công ty thép Việt Ý] ký Hợp đồng kinh tế số 03/2006-HĐKT với Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên [sau đây gọi tắt là Công ty kim khí Hưng Yên]; do ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 621 ngày 10-9-2005 của Tổng Giám đốc Công ty. Theo Hợp đồng này, Công ty thép Việt Ý [bên A] mua hàng hóa là phôi thép đúc liên tục CTS-5SP/PS hàng rời, theo tiêu chuẩn GOST 380-94 của Công ty kim khí Hưng Yên [bên B] với số lượng 3.000 tấn +/- 5%, đơn giá 6.750.000 đồng/tấn; thời gian giao hàng từ 25 đến 31-10-2006; tổng giá trị hợp đồng là 20.250.000.000 đồng +/-5%.

Ngày 04-10-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển toàn bộ số tiền 20.250.000.000 đồng cho Công ty kim khí Hưng Yên theo ủy nhiệm chi thông qua Ngân hàng ngoại thương Hải Dương. Công ty kim khí Hưng Yên cũng đã giao cho Công ty thép Việt Ý tổng số lượng hàng là 2.992,820 tấn phôi thép, còn thiếu 7,180 tấn tương ứng với số tiền 48.465.000 đồng.

Ngày 20-12-2006, hai bên ký tiếp Hợp đồng số 05/2006-HĐKT. Đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên ký hợp đồng là ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc [theo Giấy ủy quyền số 1296/UQ/HYM của Tổng Giám đốc Công ty]. Theo hợp đồng này, Công ty thép Việt Ý mua 5.000 tấn phôi thép [tiêu chuẩn và chất lượng giống như Hợp đồng số 03], đơn giá 7.290.000 đồng/tấn [kể cả thuế VAT và cước phí vận chuyển]. Tổng giá trị hợp đồng là 36.450.000.000đồng +/- 5%; thời gian giao hàng từ ngày 18-01-2007 đến ngày 30-01-2007; Công ty thép Việt Ý sẽ ứng trước 500.000.000 đồng cho Công ty kim khí Hưng Yên ngay sau khi ký hợp đồng; số tiền còn lại sẽ thanh toán theo hai đợt sau khi Công ty thép Việt Ý nhận hàng. Hợp đồng còn quy định nghĩa vụ của Công ty kim khí Hưng Yên phải chịu phạt 2% giá trị hợp đồng nếu không giao hàng đúng chủng loại hoặc không giao hàng. Theo đại diện của Công ty thép Việt Ý thì ngày 21-12-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên 500.000.000 đồng tiền ứng trước, nhưng hợp đồng này Công ty kim khí Hưng Yên không thực hiện mà không có lý do.

Cùng ngày 20-12-2006, Công ty thép Việt Ý cũng đã ký kết Hợp đồng số 06/2006 với Công ty kim khí Hưng Yên [do ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện] để mua của Công ty kim khí Hưng Yên 3.000 tấn phôi thép, đơn giá 7.200.000 đồng/tấn. Tổng giá trị hợp đồng là 21.600.000.000 đồng; thời gian giao hàng từ ngàv 05-01-2007 đến ngày 15-01-2007.

Ngày 22-12-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên đủ 21.600.000.000đồng theo ủy nhiệm chi tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Hưng Yên, nhưng Công ty kim khí Hưng Yên mới chuyển cho Côngty thép Việt Ý 2.989,890 tấn phôi thép, còn thiếu 7,640 tấn, tương đương số tiền là 55.008.000 đồng.

Ngày 01-02-2007, Công ty thép Việt Ý ký kết Hợp đồng số 01/2007 với Công ty kim khí Hưng Yên [do ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện] để mua 5.000 tấn phôi thép của Công ty kim khí Hưng Yên, đơn giá 7.800.000đồng/tấn. Tổng giá trị hợp đồng là 39.000.000.000 đồng +/- 5%. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên 37.710.000.000 đồng và Công ty kim khí Hưng Yên đã chuyển cho Công ty thép Việt Ý 3.906,390 tấn phôi thép, thành tiền là 30.469.842.000 đồng. Số phôi thép Công ty kim khí Hưng Yên chưa trả cho Công ty thép Việt Ý là 928,25538 tấn, tương đương số tiền là 7.240.158.000 đồng.

Công ty thép Việt Ý đã nhiều lần gửi công văn đề nghị Công ty kim khí Hưng Yên thực hiện hợp đồng nhưng Công ty kim khí Hưng Yên vẫn không thực hiện, buộc Công ty thép Việt Ý phải mua phôi thép của nhà sản xuất khác để đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty.

Do Công ty kim khí Hưng Yên vi phạm các hợp đồng hai bên đã ký kết nên Công ty thép Việt Ý đã khởi kiện yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán và bồi thường mọi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007 tại thời điểm khởi kiện là 12.874.298.683 đồng, trong đó tiền hàng tương ứng với 1.777.020 kg phôi thép = 11.181.662.503 đồng, tiền phạt vi phạm 1.316.490.480 đồng, tiền lãi quá hạn 376.145.700 đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 03-9-2009, đại diện cho nguyên đơn yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên phải thanh toán cho Công ty thép Việt Ý tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm ngày 03-9-2009 là 28.145.956.647 đồng và buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty thép Việt Ý tương đương với số lượng hàng đã giao ở Hợp đồng số 06/2006 là 21.544.992.000 đồng và Hợp đồng số 01/2007 là 30.469.842.000 đồng.

Tại các biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải, biên bản phiên tòa, đại diện Bị đơn trình bày:

Thời điểm Công ty kim khí Hưng Yên ký kết các hợp đồng trên với Công ty thép Việt Ý là thời kỳ bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là Tổng Giám đốc, ông Lê Văn Dũng [chồng bà Lan] là cố vấn kinh doanh. Ngày 22-3-2007, bà Lê Thị Ngọc Lan đã nhượng lại toàn bộ số cổ phần của mình ở Công ty kim khí Hưng Yên cho bà Nguyễn Thị Toàn và bà Toàn nhận chức vụ Quyền Tổng Giám đốc từ ngày 02-4-2007. Trong bản thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ chồng ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Ngọc Lan cũng như bản cam kết về nợ của Công ty, ông Lê Vãn Dũng nhận sẽ có trách nhiệm trả tất cả các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên được thiết lập từ trước ngày 01-4-2007. Nay Công ty thép Việt Ý kiện đòi bồi thường thiệt hại các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007, Công ty kim khí Hưng Yên không đồng ý vì trách nhiệm trả nợ thuộc về ông Dũng, bà Lan và những người lãnh đạo, quản lý cũ của Công ty kim khí Hưng Yên. Công ty kim khí Hưng Yên đang cố gắng làm việc chính thức với ông Dũng để ông Dũng trả trực tiếp cho Công ty thép Việt Ý hoặc ông Dũng trả cho Công ty kim khí Hưng Yên để Công ty kim khí Hưng Yên trả cho Công ty thép Việt Ý.

Công ty kim khí Hưng Yên đề nghị Tòa án xem xét, đánh giá lại giá trị pháp lý của các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007 do ông Tỉnh, ông Mạnh nhân danh Công ty kim khí Hưng Yên ký với Công ty thép Việt Ý ngay trong vụ án này và xem xét trách nhiệm của ông Dũng, ông Mạnh, ông Tỉnh, bà Lan đối với các khoản nợ mà Công ty thép Việt Ý yêu cầu. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, Công ty kim khí Hưng Yên về cơ bản thống nhất với số liệu thực hiện hợp đồng mà Công ty thép Việt Ý đưa ra, còn về số liệu tài chính thì chưa công nhận vì chưa đối chiếu công nợ; về số tiền lãi của các hợp đồng cần phải tính lại, riêng đối với hợp đồng số 05 phía bị đơn không đồng ý vì hai bên đã thỏa thuận hủy hợp đồng và chuyển 500.000.000 đồng mà Công ty thép Việt Ý đã ứng trước sang để thực hiện hợp đồng số 01/2007, nên đối với Hợp đồng số 05 Công ty kim khí Hưng Yên không có vi phạm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - bà Lê Thị Ngọc Lan trình bày: Đầu năm 2004, vợ chồng bà mua lại cổ phần của ông Nguyễn Lương Tuấn và ông Nguyễn Văn Thành ở Công ty kim khí Hưng Yên, lúc đó Công ty kim khí Hưng Yên đang trong thời kỳ xây dựng. Cũng chính từ đó, bà Lan trở thành Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn ông Dũng chồng bà Lan làm cố vấn kinh doanh của Công ty kim khí Hưng Yên. Do mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, ngày 05-9-2005, bà Lan và ông Dũng có làm Bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại Văn phòng luật sư Hồng Hà [thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội]. Theo bản thỏa thuận này, bà Lan được sở hữu ngôi nhà số 250 phố Bà Triệu, còn ông Dũng được sở hữu toàn bộ 48 tỷ đồng là cổ phần của vợ chồng tại Công ty kim khí Hưng Yên nhưng ông Dũng phải có trách nhiệm trả các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên trong thời kỳ xây dựng nhà máy cán thép Hưng Tài [thuộc Công ty kim khí Hưng Yên]. Do không còn cổ phần và cổ phần đã được giao cho ông Dũng nên việc điều hành công ty bà Lan đã uỷ quyền cho ông Tỉnh và sau đó là ông Mạnh. Tuy không còn cổ phần nhưng bà Lan vẫn là Tổng Giám đốc, song thực tế việc điều hành Công ty kim khí Hưng Yên là do ông Dũng [chồng bà Lan], ông Tỉnh và ông Mạnh điều hành. Đến tháng 07-2007, bà Lan mới bàn giao dư nợ vay và chức vụ Tổng Giám đốc cho bà Toàn. Bà Lan cũng xác nhận việc ông Mạnh và ông Tỉnh [cả hai ông này lúc đó đều là Phó Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên] đã ký kết các hợp đồng kinh tế với Công ty thép Việt Ý là có sự ủy quyền thường xuyên của bà Lan. Nhưng khi bàn giao cho bà Toàn [quyền và nghĩa vụ] là do ông Dũng với bà Toàn, bà Lan khẳng định trách nhiệm trả nợ đối với Công ty thép Việt Ý không thuộc nghĩa vụ của bà Lan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - ông Lê Văn Dũng trình bày: Mặc dù vợ chồng ông có sự phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân và ông Dũng được sở hữu cổ phần trong Công ty kim khí Hưng Yên nhưng ông Dũng cũng chỉ giữ vai trò cố vấn kinh doanh mà không được quyền tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế cũng như việc thanh quyết toán nên ông không có trách nhiệm. Ông Dũng không nhất trí việc Công ty kim khí Hưng Yên cho rằng ông phải là người có nghĩa vụ trả nợ mà nghĩa vụ đó phải thuộc về Công ty kim khí Hưng Yên và bà Toàn. Ông Dũng xác nhận ngày 01-4-2007, ông có ký bản cam kết với bà Nguyễn Thị Toàn. Bản cam kết đó thể hiện tổng giá trị công nợ để hai bên thanh quyết toán với nhau và chỉ có ý nghĩa nội bộ cá nhân ông Dũng với bà Toàn để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán, bàn giao, nhưng thực sự chưa có việc mua bán cổ phần trong công ty giữa ông và bà Toàn. Hai bên chưa ký kết một hợp đồng mua bán cổ phần nào, còn việc chuyển nhượng cổ phần công ty giữa bà Lan với bà Toàn thế nào ông không biết. Việc Công ty thép Việt Ý khởi kiện yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng, ông Dũng cho rằng về mặt pháp lý thì Công ty kim khí Hưng Yên phải chịu trách nhiệm với tư cách pháp nhân. Còn ông không có trách nhiệm với bất cứ khách hàng, đối tác nào, nếu có thì chỉ là trách nhiệm của ông với Công ty kim khí Hưng Yên. Ông Dũng xin vắng mặt tại tất cả các phiên toà.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2007/KDTM-ST ngày 14-11-2007, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã quyết định: “Buộc Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên phải trả cho Công ty cổ phần thép Việt Ý tổng số tiền của 04 hợp đồng số 03 ngày 03-10-2006; số 05 ngày 20-12-2006; số 06 ngày 20-12-2006và số 01 ngày 01-02-2007 là: 24.674.428.500 đồng”. Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 27-11-2007, Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có đơn kháng cáo.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 120/2008/KDTM-PT ngày 18-6-2008, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: “Hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2007/KDTM-ST ngày 14-11-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để giải quyết lại vụ án theo quy định của pháp luật” với lý do: Toà án cấp sơ thẩm chưa lấy lời khai của bà Lan, ông Dũng, bà Toàn, ông Tỉnh, ông Mạnh và xác định người tham gia tố tụng từ đó làm rõ trách nhiệm ai là người phải trả nợ cho Công ty thép Việt Ý; ngoài ra các tài liệu như bản cam kết nhận nợ, các giấy nhận tiền của ông Dũng, giấy uỷ quyền quản lý điều hành công ty... đều là bản phô tô không có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc có sự đối chiếu với bản chính của Toà án cấp sơ thẩm.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 09/2008/KDTM-ST ngày 23-10-2008, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã quyết định:“Buộc Công ty cổ phần Kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm trả cho Công ty cổ phần thép Việt Ý số tiền của 04 hợp đồng số 03 ngày 03-10-2006; số 05 ngày 20-12-2006;số 06 ngày 20-12-2006 và số 01 ngày 01-02-2007 là: 31.902.035.179,56 đồng”.

Ngày 05-11-2008, Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có đơn kháng cáo.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 32/2009/KDTM-PT ngày 19-02-2009, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: “1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 09/2008/KDTM-ST ngày 23-10-2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc "Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên với Công ty cổ phần thép Việt Ý. 2. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án”, với lý do: Ông Tổng giám đốc Đinh Văn Vì chỉ khởi kiện đòi Công ty kim khí Hưng Yên là 12.874.298.683 đồng nhưng người đại diện theo uỷ quyền đã thay đổi liên tục bổ sung yêu cầu khởi kiện là vượt quá phạm vi khởi kiện, vi phạm điểm 1 khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Tất cả các đơn thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện này là không phù hợp với pháp luật, Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận tất cả yêu cầu của người đại diện là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng dân sự nên Toà án cấp phúc thẩm không xét phần kháng cáo về nội dung của Công ty kim khí Hưng Yên.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 18/2009/KDTM-ST ngày 03-9-2009, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã quyết định: “1. Buộc Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán trả Công ty cổ phần thép Việt Ý số tiền của 04 hợp đồng kinh tế: Hợp đồng số 03/2006 ngày 03-10-2006; Hợp đồng số 05/2006 ngày 20-12-2006; Hợp đồng số 06/2006 ngày 20-12-2006 và Hợp đồng số 01/2007 ngày 01-02-2007 với tổng số tiền là 28.145.956.647 đồng và phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng trả cho Thép Việt Ý của 2 hợp đồng gồm Hợp đồng số 06/2006 tương ứng với số tiền hàng là 21.544.992.000 đồng và Hợp đồng số 01/2007 tương ứng với số tiền hàng là 30.469.842.000 đồng". Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, về việc thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật. Ngày 23-9-2009, Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có đơn kháng cáo.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 63/KDTM-PT ngày 05-4-2010, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: “HuỷBản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 18/2009/KDTM-ST ngày 03-9-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để giải quyết lại theo quy định của pháp luật”. Ngày 25-7-2010, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh có Công văn số 110/2010/CV-TA đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định kháng nghị số 17/2012/KDTM-KN ngày 25-6-2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 63/KDTM-PT ngày 05-4-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

1. Từ tháng 10/2006 đến tháng 02/2007, Công ty thép Việt Ý và Công ty kim khí Hưng Yên đã ký với nhau 4 hợp đồng kinh tế [số 03/2006-HĐKT ngàv 03-10-2006, số 05/2006-HĐKT, số 06/2006-HĐKT ngày 20-12-2006 và số 01/2007-HĐKT ngày 01-02-2007].

Thời điểm các bên ký kết hợp đồng, về phía Công ty kim khí Hưng Yên, bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật [căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 5 ngày 12-8-2005 và lần 6 ngày 06-7-2007 của Công ty kim khí Hưng Yên và Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh số 140/QĐ-HĐCĐ ngày 02-7-2007 của Công ty kim khí Hưng Yên]. Tại Giấy ủy quyền số 621/UQ-KKHY ngày 10-9-2005, bà Lan đã “1.Uỷ quyền quản lý và điều hành Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên cho ông Nguyễn Văn Tỉnh. 2. Ông Nguyễn Văn Tỉnh chịu trách nhiệm: a/Đại diện Công ty trong các mối quan hệ với Ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan hữu quan khác để bảo đảm cho sự hoạt động bình thường của công ty; b/ Thay mặt Công ty thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế và thương mại trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của Công ty..”.. Ngày 20-11-2006, bà Lan có Giấy uỷ quyền số 1296/UQ/HYM ủy quyền quản lý và điều hành Công ty cho ông Lê Văn Mạnh [nội dung ủy quyền tương tự như nội dung ủy quyền cho ông Tỉnh].

Việc bà Lan có các giấy uỷ quyền nói trên cho ông Nguyễn Văn Tỉnh, ông Lê Văn Mạnh [là các Phó Tổng giám đốc Công ty] được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế là hoàn toàn hợp pháp. Ông Tỉnh, ông Mạnh là người ký kết hợp đồng nhân danh pháp nhân, không phải nhân danh cá nhân nên không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Vì vậy, không thể xác định ông Tỉnh và ông Mạnh là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này như yêu cầu của phía bị đơn cũng như nhận định của Toà án cấp phúc thẩm.

Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa bà Lê Thị Ngọc Lan và ông Lê Văn Dũng và Bản cam kết về nợ của Công ty giữa ông Lê Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Toàn để cho rằng ông Dũng, bà Lan, bà Toàn đều là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng là không đúng. Bởi lẽ, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Ngọc Lan; việc bà Nguyễn Thị Toàn và ông Lê Văn Dũng có thỏa thuận với nhau về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ là việc nội bộ của Công ty kim khí Hưng Yên. Việc cam kết về nợ giữa ông Dũng và bà Toàn chưa được bên có quyền là Công ty thép Việt Ý đồng ý. Theo quy định tại khoản 1 Điều 315 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Bêncó nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý”. Quá trình giải quyết vụ án, ông Dũng, bà Lan đã có lời khai rõ ràng về việc thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng về việc ký kết hợp đồng với Công ty thép Việt Ý, về trách nhiệm của Công ty kim khí Hưng Yên trong việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng; ông Dũng cũng đã có yêu cầu không tham gia phiên toà. Vì vậy, việc triệu tập ông Dũng, bà Lan để lấy lời khai và đối chất như nhận định của Toà án cấp phúc thẩm là không cần thiết. Từ đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 18/2009/KDTM-ST ngày 03-9-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh; chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để giải quyết lại là không đúng pháp luật.

2. Về nội dung: Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép Việt Ý đã chuyển tiền bằng ủy nhiệm chi cho Công ty kim khí Hưng Yên; Công ty kim khí Hưng Yên cũng đã giao hàng cho Công ty thép Việt Ý [thể hiện qua các Biên bản giao hàng đều có dấu của Công ty kim khí Hưng Yên]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”. Do đó, trong trường hợp này, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ cho Công ty thép Việt Ý.

Công ty kim khí Hưng Yên thực hiện không đúng cam kết như trong hợp đồng [giao không đủ hàng cho Công ty thép Việt Ý], nên Công ty thép Việt Ý đã khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải hoàn trả số tiền hàng đã nhận [tương đương với số hàng chưa giao], tiền lãi do chậm thanh toán, tiền phạt hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại [do không giao hàng nên Công ty thép Việt Ý đã phải mua của đơn vị khác và phải trả tiền cao hơn so với giá đã thoả thuận với Công ty kim khí Hưng Yên] là có căn cứ đúng theo quy định tại Điều 34, khoản 3 Điều 297, các Điều 300, 301, 302, 306, 307 Luật thương mại năm 2005.

Tuy nhiên, khi quyết định về những khoản tiền mà Công ty kim khí Hưng Yên phải trả cho Công ty thép Việt Ý, Tòa án cấp sơ thẩm đã tính toán chưa chính xác, cụ thể như sau:

Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 Hợp đồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải trả lại cho Công ty thép Việt Ý là đúng. Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanh toán số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 nhưng không lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán [xét xử sơ thẩm] để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng mức lãi suất quá hạn [là 10, 5%/năm] là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương [Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...] để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật.

Về phạt vi phạm hợp đồng: hai bên thỏa thuận: Bên B phải chịu phạt 2% giá trị đơn hàng đã được xác nhận khi bên B vi phạm một trong các trường hợp sau: giao hàng không đúng chủng loại, không giao hàng. Như vậy, Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ hàng cho Công ty thép Việt Ý thì phải bị phạt vi phạm là 2% trên giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 300 và Điều 301 Luật thương mại năm 2005. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty thép Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng. Về số tiền bồi thường thiệthại: Theo trình bày của đại điện Công ty thép Việt Ý là do Công ty kim khí Hưng Yên vi phạm hợp đồng không giao đủ hàng, nên Công ty thép Việt Ý phải mua phôi thép của nhà sản xuất khác để đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty với giá cao hơn. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào các Hợp đồng mua bán phôi thép mà Công ty thép Việt Ý ký với nhà sản xuất khác để buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải trả cho Công ty thép Việt Ý khoản tiền chênh lệch do phải mua hàng với giá cao hơn, nhưng chưa xem xét làm rõ, việc mua hàng của nhà sản xuất khác này có đúng là để bù vào số hàng còn thiếu do Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã đặt ra hay không, về vấn đề này Tòa án cần phải yêu cầu Công ty thép Việt Ý cung cấp tài liệu, chứng cứ [như đơn đặt hàng của bên thứ ba, kế hoạch sản xuất kinh doanh...] để chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra, từ đó mới có căn cứ buộc Công ty kim khí Hưng Yên thanh toán số tiền bồi thường thiệt hại cho phù hợp. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005.

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự [đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011],

QUYẾT ĐỊNH:

Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 63/KDTM-PT ngày 05-4-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 18/2009/KDTM-ST ngày 03-9-2009 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 hợp đồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Công ty Hưng Yên phải trả lại cho Công ty Việt Ý là đúng. Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanh toán số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 nhưng không lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán [xét xử sơ thẩm] để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng mức lãi quá hạn [là 10,5%/năm] là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương [Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam...] để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật”.

“Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng”.

“Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005”.

Video liên quan

Chủ Đề