Đổi mới hình thức tổ chức dạy học mầm non

     Việc bồi dưỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động cho giáo viên trong trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên trường Mầm non Tây Ninh đã có kế hoạch tổ chức thực hiện các chuyên đề, trong đó có chuyên đề “Đổi mới hình thúc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non”. 

      Sau khi được tập huấn bồi dưỡng lý thuyết và dự giờ học tập chuyên đề do Phòng GD&ĐT Tiền Hải tổ chức, các giáo viên hiểu được mục đích của việc đổi mới hình thức hoạt động giáo dục âm nhạc theo phương pháp tiếp cận mới. Sáng ngày 29/12/2020, nhà trường tổ chức chuyên đề “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục Âm nhạc” ở lớp 5 tuổi A1 với đề tài: Dạy hát nâng cao bài hát "Chú chim nhỏ dễ thương"; trò chơi âm nhạc "Vòng tròn tiết tấu" do cô giáo Nguyễn Thị Hằng và cô Trần Thị Thùy Linh thực hiện. Tham dự chuyên đề  có các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, cùng các đồng chí giáo viên các nhóm lớp.

       Kết thúc chuyên đề, các đồng chí đã đánh giá rất cao sự sáng tạo từ cách lựa chọn đề tài, thiết kế đồ dùng đồ chơi, dụng cụ âm nhạc cho đến các hình thức tổ chức hoạt động vô cùng phong phú và hấp dẫn của các cô giáo. Với đề tài, các cô giáo đã khai thác và đưa vào những hình thức tổ chức sinh động, lôi cuốn trẻ. Trẻ đã được trải nghiệm 1 không gian âm nhạc đầy màu sắc, được thể hiện bài hát trên các nền nhạc vui nhộn sôi nổi với các hình thức hát: âm la, hát đuổi, hát Rimix, đọc ráp... thông qua các trò chơi với âm nhạc khiến cho giờ học đã giúp trẻ hình thành kĩ năng nghe nhạc và khả năng vận động cơ thể theo giai điệu. Giờ học có sự tương tác cao giữa cô và trẻ, giáo viên khi dạy trẻ luôn hướng việc lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động. Việc tạo cảm xúc âm nhạc cho trẻ một cách hứng thú, tự nhiên trong không khí vui nhộn đã để lại cho trẻ niềm yêu thích đến lớp. Thông qua chuyên đề âm nhạc, giáo viên đã nắm được cách tổ chức hình thức dạy trẻ hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc là như thế nào để phát huy hết cảm xúc âm nhạc ở trẻ. Trẻ sẽ phân biệt được các loại âm thanh, nhạc cụ, cũng như biết tnhạc cụ, biết cách hưởng ứng giai điệu theo bài hát thích thú. Điều này giúp kích thích phát triển giác quan, sự vận động cũng như sẽ biết phát âm rõ lời, khả năng hứng thú cảm thụ âm nhạc cao. Khi giáo viên tổ chức hoạt động theo nhóm, các bé sẽ tham gia tích cực, hòa đồng,  hơn nhất là phần thể hiện sự sáng tạo qua động tác khi nghe nhạc. Tổ chức hoạt động âm nhạc ở trường mầm non không khó khăn lắm nếu giáo viên hiểu trẻ, biết hòa chung cảm xúc âm nhạc với trẻ và tạo cho trẻ môi trường thể hiện cảm xúc đó là điều thành công của các giáo viên.

       Một số hình ảnh chuyên đề “Đổi mới tổ chức hình thức hoạt động âm  nhạc trong trường mầm non” lớp 5 tuổi A1

Thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", những năm qua Thanh Hóa đã tạo môi trường giáo dục mang tính “mở” giúp trẻ có cơ hội học tập, vui chơi, phát triển phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.

Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là chú trọng xây dựng môi trường giáo dục mà ở đó trẻ là trung tâm của mọi họat động, là chủ thể, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ hứng thú, thích đến trường, chủ động tham gia các hoạt động. Thực hiện yêu cầu này, tại Trường Mầm non Đông Thịnh [Đông Sơn] trong lớp các góc chơi được thiết kế sinh động, đồ dùng, đồ chơi được thay đổi, bổ sung thường xuyên, trong đó có nhiều sản phẩm do cô và cháu cùng làm

Để phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của trẻ, các hoạt động học - chơi được nhà trường thiết kế theo hướng chuyển từ giáo dục áp đặt sang tự giáo dục

Giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, giám sát và giúp đỡ, còn trẻ được thực hành, trải nghiệm để phát triển bản thân.

Với không gian các phòng học rộng, thoáng mát, đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp trưng bày góc theo từng chủ đề, chủ điểm, theo các mùa một cách sinh động và hấp dẫn, trẻ sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để học tập và phát huy các khả năng của mình

Đồ chơi được sắp xếp trưng bày góc theo từng chủ đề, chủ điểm

Góc bé muốn làm đầu bếp

Góc bé muốn làm cô giáo

Góc bé yêu nghệ thuật

Ngoài các phòng học nhà trường còn có đủ các phòng chức năng và phòng năng khiếu hỗ trợ tích cực cho việc học tập các môn năng khiếu ở trường của trẻ

Những đổi mới trong tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong thời gian qua đã giúp trẻ sớm hình thành kỹ năng cần thiết như: tự phục vụ, tự bảo vệ, giao tiếp xã hội và dần hình thành thói quen tự lập trong cuộc sống

Môi trường ngoài lớp học với các khu phát triển vận động, khu vui chơi, khu chợ quê, vườn cổ tích... được bố trí hợp lý, có nhiều đổi mới, sáng tạo, tạo cho trẻ sự yêu mến, ham thích đến trường, tạo cho phụ huynh sự tin tưởng và yên tâm khi trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường xanh, sạch, đẹp

Tại Trường mầm non Đông Yên [Đông Sơn], những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học được nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu bố trí diện tích sân tập thể dục và khu vực hoạt động thể chất, khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời [cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh…], khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối; trồng hoa, trồng cây cảnh, cây bóng mát trên sân trường… hệ thống đường đi lối lại trên sân… được nhà trường quan tâm, xây dựng dựa trên đặc điểm, sở thích, tính phù hợp… với trẻ

Trong một môi trường xanh - sạch - đẹp, các bé được chăm sóc bởi những giáo viên có trình độ, kinh nghiệm, chế độ sinh hoạt phù hợp với từng lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, ăn uống có thực đơn hợp lý, an toàn, chế biến khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. Cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường đã có sự đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; linh hoạt trong tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong triển khai thực hiện chuyên đề tại các địa phương.

Thanh Hóa hiện có 685 cơ sở giáo dục mầm non thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, sau 6 năm triển khai và tổ chức thực hiện, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh đã thay đổi rõ rệt. Môi trường giáo dục được xây dựng xanh - sạch - đẹp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mỗi năm đều được đầu tư mua sắm, tu sửa đảm bảo an toàn, phù hợp với tổng kinh phí thực hiện trên 94 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập và nhu cầu khám phá của trẻ theo đúng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non có sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó phương pháp giáo dục trẻ được đổi mới, công tác đánh giá sự phát triển của trẻ được nhận thức và thực hiện đúng mục đích, yêu cầu. Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được các đơn vị tổ chức triển khai theo đúng kế hoạch đã tác động tích cực đến việc tạo môi trường, đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non.

Linh Hương

Video liên quan

Chủ Đề