Di tích nhơn thành được phát hiện ở đâu

Di tích Gò Thành thuộc nền văn hóa Óc Eo, tọa lạc tại ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách TP Mỹ Tho khoảng 10km về hướng Đông - Đông Bắc. Tên gọi Gò Thành xuất hiện khi những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất này thấy trên gò có nhiều gạch, cho đó là vết tích của một thành xưa nên đặt tên là Gò Thành, với mục đích đánh dấu một vị trí trong khu vực quần cư.

  


         Di tích khảo cổ Gò Thành                         Bên trong khu khai quật

 Vào năm 1941, L. Malleret một nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra nơi này, đến năm  1979 một số cán bộ Bảo tàng Tiền Giang đã đến đây khảo sát. Đến tháng 7/1987 một cuộc điều tra khảo cổ học mới chính thức được tiến hành và đã đi đến kết luận: di tích khảo cổ Gò Thành thuộc nền văn hoá Óc Eo. Óc Eo. Theo tiếng Khơme có nghĩa là "vùng sáng", "điểm sáng" là tên gọi từ xa xưa của vùng Ba Thê - núi Sập [nay là xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang]. Năm 1941, sau khi L. Malleret phát hiện ra nơi này, ông đã thu thập một số hiện vật và cho công bố ở Pháp. Nền văn hóa nầy được lấy tên theo địa danh nơi phát hiện, nên được gọi là "Văn hóa Óc Eo". 

 Trong 2 năm 1988 - 1989, Bảo tàng Tiền Giang đã kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học [thuộc Viện KHXH và Nhân văn quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh] đã tiến hành 2 mùa khai quật, khảo sát tại di tích này. Các nhà khảo cổ đã phân tích một số mẫu vật nơi đây bằng phương pháp C14 [Cacbon - 14], kết luận khu di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII sau Công nguyên. Đây là một khu di tích đặc biệt vì nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn và phong phú với 3 loại di chỉ khác nhau: là di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc và di chỉ mộ táng. Nhất là di chỉ kiến trúc với nhiều đền tháp ở cạnh nhau có quy mô khác nhau, rất hoành tráng, tuy chỉ còn phần nền.

         Qua thư tịch cổ cho thấy văn hoá Óc Eo chính là văn hoá của vuơng quốc Phù Nam. Thời đó, Phù Nam là vương quốc vào loại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á, có những thương cảng lớn, giao lưu hàng hoá với nhiều nước trên thế giới. Xã hội Phù Nam gồm chủ yếu là các giai tầng: nông dân, thương nhân, thị tộc và tăng lữ. Đặc biệt, nơi đây có nhiều hiện vật rất đa dạng, biểu thị cho nền văn minh của một quốc gia cổ, không chỉ có ở phía Đông và Tây Nam bộ của Việt Nam mà trải dài đến cả miền đông Campuchia và một phần duyên hải Thái Lan.

Sau các đợt khai quật, trùng tu và tôn tạo di tích, các nhà khảo cổ đã nhận thấy:

- Chính giữa các đền tháp là những hố thờ dạng giếng hình vuông với nhiều kiểu dáng khác nhau, có độ sâu từ 1,5 đến 3 mét.

       - Phía đáy hố thi thoảng có các mảnh vàng hình vuông hoặc hình tròn cắt hình cánh sen, có khắc hình các  con  vật , chủ yếu là hình voi ,

    

Bên trong nhà trưng bày hiện vật

một ít tro, các thanh gỗ hình vuông cạnh khoảng 40 cm được chồng lên nhau theo hình vuông, các lớp cát vàng và các lớp cuội xen kẽ.

- Nền tháp được xây dựng kiên cố với những lớp gạch có kích thước đa dạng.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện 271 di vật bằng vàng, đồng, đá, đất nung mang nét đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Óc Eo. Đến di tích Gò Thành chúng ta được thấy các hố thờ bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm. Bên trong nhà trưng bày hiện vật, có 1 tượng thần Vishnu còn nguyên dạng, 1 tượng nữ thần và 1 tượng nam thần đều chỉ còn phần thân; 1 mảnh đá nhỏ có minh văn Phạn ngữ [chữ Phạn cổ] còn rất ít nét; có cả mô hình sinh thực khí nam, nữ,  biểu trưng cho nguồn gốc phát triển nhân loại; 2 hạt đá quý màu tím xanh và trắng trong. Ngoài ra, còn có nhiều mảnh vòi bình, nhiều gốm thô, mịn có tô màu đỏ hoặc nâu có hoa văn trang trí, vài lá đề bằng gốm.

Ngày 12/12/1994 di tích khảo cổ Gò Thành được Bộ Văn hoá – Thông tin [nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch] xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

            Phòng QLDL [NTP]

Ngày 12/8, UBND thành phố Cần Thơ đã có văn bản số 2508/UBND-KGVX gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin ý kiến thực hiện hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích Địa điểm khảo cổ Nhơn Thành.

Nhiều hiện vật có giá trị tiêu biểu, quý hiếm được phát hiện tại Di tích Địa điểm khảo cổ Nhơn Thành/cantho.gov.vn

Theo đó, qua kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ tại di chỉ Nhơn Thành, các chuyên gia khảo cổ học đã nhận định: Trong không gian văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ, Di tích địa điểm khảo cổ Nhơn Thành có vị trí đặc biệt, là một trong những điểm quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ vào những thế kỷ đầu công nguyên.

Di tích địa điểm khảo cổ Nhơn Thành là một trong những trung tâm dân cư tiêu biểu, mang nét đặc trưng nổi bật của vùng đồng bằng trũng thấp ở miền Tây Nam Bộ, đó là loại hình cư trú và kiến trúc nhà ở, cho thấy cư dân Óc Eo vùng Nhơn Thành có khả năng thích nghi, làm chủ thiên nhiên với cách "ứng xử" vô cùng linh hoạt và hiệu quả đối với môi trường ngập nước.

Bên cạnh đó, nơi đây còn được xem là địa điểm khảo cổ học duy nhất thuộc văn hóa Óc Eo phát hiện đầy đủ nhất về dấu tích vật chất liên quan đến hoạt động chế tác thủ công chưa được tìm thấy ở nơi khác; đặc biệt là việc phát hiện bộ sưu tập khuôn đúc Nhơn Thành [Thế kỷ I - VII AD], Tượng phật gỗ Nhơn Thành [Thế kỷ IV - VI AD] và Bình gốm [Kendi, Thế kỷ V AD] là 03 nhóm hiện vật văn hóa Óc Eo tại thành phố Cần Thơ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Các hiện vật không những có giá trị tiêu biểu, quý hiếm - đại diện cho ngành thủ công nghiệp bản địa vốn rất phát triển trong thời kỳ văn hóa Óc Eo mà còn là một sản phẩm văn hóa vật chất, phản ánh diện mạo đời sống văn hóa, xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng cũng như tư duy thẩm mỹ, phong cách nghệ thuật chế tác có sự kết hợp từ sự trao đổi, giao thoa văn hóa, tôn giáo ngoại nhập [Ấn Độ] với văn hóa bản địa của cư dân Óc Eo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, minh chứng cho một giai đoạn phát triển rực rỡ của vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích địa điểm khảo cổ Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ nhằm tạo cơ sở pháp lý trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố Cần Thơ; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, giới thiệu khách tham quan du lịch, đặc biệt là thế hệ trẻ tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa./.

Thanh Thủy

Chất liệu: Gốm

Kích thước: cao 26,3cm; chu vi thân 83,5cm; đường kính miệng 12cm; đường kính đáy 11cm

Trọng lượng : 2500gram

Niên đại: Thế kỷ V

Đơn vị lưu giữ hiện vật: Bảo tàng thành phố Cần Thơ.

Bình gốm có vòi, xương gốm mịn, mỏng. Áo gốm màu vàng nhạt. Dáng cao, miệng loe, cổ thắt, vai rộng, thân hình cầu, đáy hẹp, chân đế thấp hình vành khăn. Trên vai bình gắn một vòi tròn, dáng xiên thẳng lên trên, đầu vòi trang trí gờ nhẫn nổi.

Giá trị tiêu biểu: Bình gốm được phát hiện ở di chỉ Nhơn Thành còn trong tình trạng nguyên vẹn, hoàn hảo, là tiêu bản duy nhất, độc bản trong lịch sử khai quật nền Văn hóa Óc Eo. Hiện vật đã phản ánh được sự hội tụ, kết tinh đỉnh cao của kỹ thuật thủ công chế tác gốm, cũng như tư duy thẩm mỹ độc đáo, có sự kết hợp từ sự trao đổi, giao thoa văn hóa, tôn giáo ngoại nhập [Ấn Độ] với văn hóa bản địa của cư dân Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long vào giữa thiên niên kỷ I, từ đó tạo ra sản phẩm đồ gốm đặc sắc riêng có, trở thành một nét đặc trưng nổi bật của văn hóa giai đoạn này. Với nguồn gốc rõ ràng, giá trị thẩm mỹ cao, bình gốm có vòi Nhơn Thành không chỉ là một di vật tiêu biểu, quý hiếm của nền văn hóa Óc Eo, mà còn là một sản phẩm văn hóa vật chất quan trọng, minh chứng cho một giai đoạn lịch sử phát triển rực rỡ của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đất Nam Bộ nói chung./.

Thúy Hà /theo Hồ sơ tư liệu, Cục Di sản văn hóa

Di tích khảo cổ học Nhơn Thành thuộc địa phận ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, ở tọa độ 09o 57’ 49,9” vĩ bắc - 105o 41’ 37,5” kinh đông, được khảo sát lần đầu tiên vào năm 1990. Sau hơn hai thập niên phát hiện và nghiên cứu, khu di tích Nhơn Thành được đánh giá là một trong những khu di tích có quy mô lớn với nội hàm văn hóa phong phú thuộc văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng trũng Ô Môn - Phụng Hiệp, là một phần quan trọng trong văn hóa Óc Eo ở Đồng bằng sông Cửu Long nửa đầu thiên niên kỷ I AD.

Video liên quan

Chủ Đề