Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính hóa kỳ chú ý biện pháp

Thứ hai,17/02/2020 15:05

Xem với cỡ chữ

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục xuất hiện các hình thái thời tiết bất thường, cho thấy biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực với môi trường tự nhiên, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, có nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.

Xác định 5 lĩnh vực phát thải khí nhà kính

Thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hóa và số dân tăng nhanh nên đối mặt những thách thức lớn từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Theo tính toán mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tổng phát thải khí nhà kính lĩnh vực năng lượng của thành phố trong năm 2015 là hơn 12.167.000 tấn CO2 tương đương, trong đó, tiêu biểu lĩnh vực dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 55,58%; tiếp đến tiểu lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng khoảng 28,77%.

Theo ông Lê Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tiêu thụ điện ở khu vực dân cư là nguồn phát thải lớn nhất, chiếm hơn một nửa tổng phát thải của toàn thành phố trong lĩnh vực năng lượng, khoảng 52%. Nguồn phát thải thứ hai từ tiêu thụ điện trong công nghiệp sản xuất và xây dựng, chiếm khoảng 29%. Còn tổng 2 nguồn phát thải liên quan đến tiêu thụ than tổ ong từ hoạt động thương mại và dân sinh là 5%. Trong hoạt động công nghiệp, tổng lượng phát thải nhà kính trên địa bàn thành phố chủ yếu từ sản xuất xi măng khoảng 171.700 tấn CO2. Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, tổng lượng phát thải khí nhà kính tương đương 3.273.000 tấn CO2.

Như vậy, tổng phát thải khí nhà kính của Hà Nội năm 2015 của cả 5 lĩnh vực nêu trên là 18.181.091 tấn CO2 tương đương, chiếm 7% tổng phát thải của quốc gia năm 2013. Trong đó, lĩnh vực năng lượng là lĩnh vực có tỷ lệ phát thải lớn nhất, chiếm 67%; tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, chất thải; lĩnh vực các quá trình công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ 1% trong tổng phát thải khí nhà kính.

Nỗ lực giảm thiểu

Ðể giải quyết vấn đề nêu trên, từ năm 2016, thành phố Hà Nội đã tiến hành thống kê, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính. Theo đó, cùng với đề xuất các nhóm giải pháp trong hoạt động chôn, đốt rác thải, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, hoạt động chăn nuôi, thành phố còn khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Cùng với đó, triển khai các dự án hạn chế phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp, du lịch…

Đáng chú ý, trong các năm 2017 và 2018, hàng hoạt các nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động áp dụng sản xuất sạch hơn cũng đã được thành phố tập trung triển khai thực hiện. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, phổ biến thông tin về áp dụng sản xuất sạch hơn và hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 50 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn đã tiết kiệm 8-10% mức tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm. Không chỉ có vậy, trong khuôn khổ chương trình hành động còn góp phần làm tăng thêm 20% các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Ngoài triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu khí nhà kính, thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, các sở, ngành liên quan đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực. Chẳng hạn, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về hành động thích ứng và giảm nhẹ gắn với các nội dung của kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất. Sở NN&PTNT đã triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố triển khai một số hoạt động nhằm giảm ô nhiễm không khí, nhưng thực hiện mô hình cánh đồng không đốt rơm rạ và phấn đấu đến năm 2020, không còn tình trạng đốt rơm, rạ trên địa bàn thành phố; loại bỏ bếp than tổ ong nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; thực hiện Chương trình 01 triệu cây xanh; tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm…

Cùng với đó, một trong những giải pháp được đánh giá cao đó là thành phố đã chỉ đạo, tại các tòa nhà, các khu đô thị mới, ngay khi thiết kế quy hoạch kiến trúc phải thiết kế lắp đặt hệ thống đèn led tiết kiệm điện, thiết kế kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường. Còn trong công tác tác quan trắc, giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn chất thải ô nhiễm môi trường, trên địa bàn thành phố đã đưa vào vận hành 10 trạm quan trắc không khí tự động; tổ chức quản lý, vận hành 06 trạm quan trắc nước mặt tự động. Thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường là chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư hệ thống mạng quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố. Hiện nay, Sở đang triển khai, bảo đảm tiến độ đưa vào khai thác trong năm 2020 gồm: Mạng lưới 33 quan trắc môi trường không khí, 12 trạm quan trắc môi trường nước. Đồng thời, cải tạo, nâng cấp trạm quan trắc không khí cố định tại Minh Khai; xây dựng trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường tại Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội…

“Có thể nói, các hoạt động trên đã góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng và thực hiện thành công mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của thành phố. Tuy nhiên, để giảm nhẹ khí nhà kính đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường”, ông Lê Tuấn Định nhấn mạnh.


Theo Hà Nội portal

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Thùy Linh

Phát biểu dẫn đề Hội thảo, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia chuyên đề “Môi trường đô thị” của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, áp lực ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị chủ yếu do các phương tiện giao thông, hoạt động của các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của cư dân, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào… Trong đó các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ “đóng góp” nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm không khí và các khí thải độc hại như SO2, NO2, CO, khói bụi,…Ngoài ra, biến đổi khí hậu với những tác động ngày một hiện hữu và nghiêm trọng cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường không khí.

Hà Nội trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về Thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều,…nên đối mặt với thách thức lớn từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Với trách nhiệm của mình, những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các chương trình phối hợp bảo vệ môi trường gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ môi trường, gắn với việc thực hiện đúng Quy tắc ứng xử nơi công cộng,…Đồng thời, hằng năm đã phối hợp với Ban An toàn giao thông Thành phố tuyên truyền trong nhân dân tích cực tham gia sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng trong giao thông nhằm giảm khí phát thải khí nhà kính, bảo vệ sức khỏe cộng đồng…

“Việc tổ chức hội thảo hôm nay với mong muốn chia sẻ góc nhìn khoa học trong một số vấn đề cụ thể như: Giao thông và biến đổi khí hậu ở Việt Nam; ô nhiễm không khí do khí thải giao thông và giải pháp giảm thiểu khí thải của các phương tiện giao thông; khí thải giao thông và sức khỏe cộng đồng,…Từ đó có cơ sở tham gia ý kiến tư vấn cho các cơ quan chức năng trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn và dài hạn, trong đó có vấn đề giao thông”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã chia sẻ, đưa ra những bức tranh thực trạng, giải pháp để giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải [GTVT] như: Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam; thực trạng phát thải khí nhà kính trong hoạt động GTVT ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM và tác động của nó đến biến đổi khí hậu và sức khỏe cộng đồng; các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực GTVT…

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho biết, nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngành GTVT đã đưa ra 4 nhóm biện pháp gồm: Hiệu quả sử dụng năng lượng [phương tiện sử dụng nhiên liệu mới và tiêu chuẩn phát thải mới, tăng cường yếu tố tải trọng của xe tải; chuyển đổi vận tải hành khách cá nhân sang công cộng gồm mở rộng hệ thống xe buýt, buýt nhanh BRT, triển khai hệ thống metro]; chuyển đổi vận tải hàng hóa đường bộ từ vận tải đường bộ sang ven biển, sang đường sắt, sang đường thủy nội địa; thay đổi nhiên liệu như khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học E5/E10; khuyến khích sử dụng xe máy điện, xe buýt CNG, xe buýt điện…

Song song với thực hiện chính sách quốc gia về GTVT, TP. Hà Nội cũng đã và đang thực hiện một số các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng môi trường không khí như triển khai đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn 2030”; đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới không cần thiết đi vào;…

Đưa giải pháp giảm thiểu phát thải nhà kính trong lĩnh vực giao thông từ góc nhìn xã hội, TS Phan Tân, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết hợp với tăng cường hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng là biện pháp hữu hiệu để giảm lượng khí thải do giao thông gây ra.

Do đó, chúng ta cần lựa chọn ưu tiên giải pháp đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông trước, sau đó mới đến phương tiện hệ thống vận tải công cộng như buýt BRT, tàu điện,…Như vậy người dân sẽ tham gia giao thông công cộng nhiều hơn, từ đó góp phần giảm khí thải từ phương tiện cá nhân.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để bảo đảm môi trường giao thông thân thiện, cần đồng bộ giữa phát triển giao thông với hệ thống thoát nước, cây xanh; giao thông đô thị rất cần các vành đai xanh, một mặt tạo cảnh quan đô thị thân thiện, mặt khác trở thành bộ lọc không khí vô cùng hữu hiệu cho môi trường đô thị…

Phát biểu kết luận Hội thảo, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, để chung tay giảm phát thải khí nhà kính chúng ta cần vận động người dân tích cực tham gia giao thông công cộng, thay đổi thói quen giao thông, hạn chế phụ thuộc phương tiện vận tải trong phạm vi gần.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường; triển khai và ứng dụng công nghệ mới trong GTVT nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; có chính sách ưu đãi với các nhà vận tải hàng hoá chuyển từ đường bộ sang đường thuỷ và đường sắt; ủng hộ Nhà nước, Thành phố trong việc giảm dần và không sử dụng xe máy trong nội thành đến năm 2030, trước mắt quản lý và kiểm tra chất lượng xe máy để loại các xe không bảo đảm chất lượng an toàn và vệ sinh môi trường;

Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người dùng xe máy điện và ô tô điện; cần đặt mục tiêu đưa các loại hình xe điện vào sử dụng trong giai đoạn 2021-2025 nhằm xây dựng hệ thống giao thông công cộng xanh, giảm ô nhiễm môi trường;…

Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề