Cách bố trí không gian bên trong nhà ở

Diện tích đất tương đương nhau nhưng yêu cầu sử dụng mỗi nhà mỗi khác nên việc bố trí công năng trong nhà ống không hoàn toàn dập khuôn mặc dù cùng một hình thức là phát triển không gian sử dụng theo chiều cao.

Lấy ví dụ cùng một diện tích đất 5x20m2 nhưng có những yêu cầu về công năng, về kiến trúc rất đa dạng, đây là lúc các KTS vận dụng khả năng sáng tạo nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các gia chủ và đồng thời đưa ra nhiều phương án tối ưu nhất đem lại sản phẩm cuối cùng là một công trình hoàn hảo.

Với nhà ống 2 tầng 1 tum

Với nhà có 2 tầng thì bạn có thể bố trí những phòng cơ bản gồm 1 phòng khách + 4 phòng ngủ + 1 phòng bếp.

Với yêu cầu khá đơn giản như trên thì diện tích 5x20m2 rất thoải mái trong việc bố trí hài hoà và hợp lý. KTS gợi ý thêm một vài khu vực chức năng khác không có trong yêu cầu nhằm tận dụng triệt để diện tích vào việc sử dụng có thể sau này gia đình cần dùng đến hoặc mở ra một không gian thư giãn lý tưởng với sân vườn tạo cảnh quan thiên nhiên tươi mát, sinh động.

Tầng 1 có thể thiết kế một gara xe sử dụng mái che dạng nhẹ như tấm lợp xuyên sáng hoặc mái kính giúp lấy ánh sáng và thông thoáng khí. Lối vào cửa chính được đặt một bên, cửa vào nhà lùi vào 3m so với diện tích xây dựng, tiếp theo là không gian phòng khách. Khu vực bếp ăn được bố trí liền kề phòng ngủ và vệ sinh dưới gầm cầu thang phục vụ cho sinh hoạt cần thiết.

Mặt bằng tầng 2 bao gồm 2 phòng ngủ, các phòng đều có 1 vệ sinh riêng, cửa sổ mở giúp thông thoáng không khí trong phòng.

Bố trí thêm phòng sinh hoạt chung rộng kết hợp với thang và sảnh tạo sự thoải mái, là nơi sum họp, thư giãn của gia đình.

Tầng tum bao gồm một phòng ngủ và một toilet có thể là nơi giặt giũ phía sau, khu vực trước là khoảng sân rộng rãi là nơi phơi đồ hoặc để chậu cảnh cho không gian gần gũi với thiên nhiên, hưởng thụ chất lượng cuộc sống.

Với nhà ống có 3 tầng

Còn đối với nhà ống có 3 tầng thì việc bố trí các không gian trong phòng sẽ được dễ dàng hơn với Tầng 1: Sẽ là cửa mở vào phòng khách. Thang kết hợp vệ sinh dưới gầm thang. Phía trong sẽ là bếp ăn. Tầng 2: Thiết kế 2 phòng ngủ, có vệ sinh chung. Tầng 3: Phòng thờ và giàn phơi quần áo. Kiến trúc ngôi nhà mong muốn sẽ hiện đại và có phong cách.

Phương án của các KTS đưa ra chính là bớt một phần diện tích xây dựng của chiều dài mảnh đất để tạo sân vườn trước và sau, khoảng sân vườn này không chỉ có tác dụng trang trí hay làm đẹp, tạo góc nhìn tươi xanh từ phòng khách mà với đặc trưng mặt bằng chật hẹp, bí bách của nhà phố sát vách nhau thì sân vườn còn là nơi lấy sáng và thông gió tốt nhất cho ngôi nhà.

Tầng 1 gồm các không gian sinh hoạt cần thiết như phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn….bố trí trên khu đất như trên sẽ không khó, vấn đề là thiết kế nội thất sao cho có thẩm mỹ và phong cách. Cụ thể là phòng khách phía ngoài kết hợp không gian bố trí kệ tủ tivi, dàn âm thanh. Khu bếp cũng mở cửa ra sân sau và kết hợp cửa sổ lấy tầm nhìn khi nấu.

Tầng 2 là các phòng ngủ. Vệ sinh chung đặt cùng hộp kỹ thuật để đảm bảo ký thuật về nước. Kết hợp trần thạch cao, sàn gỗ tự nhiên cửa sổ kính lớn tạo nét hiện đại.

Tầng 3 gồm phòng thờ và khu vực giặt đồ

Với nhà ống 4 tầng với nhiều chức năng sinh hoạt

Với nhà ống 4 tầng thì có thể bố trí như sau: Tầng 1 gara xe, phòng bếp. Tầng 2 là phòng khách và sinh hoạt chung. Tầng 3 một phòng ngủ, một phòng làm việc. Tầng 4 phòng ngủ con trai, con gái. Tầng 5 phòng thờ, phòng tập thể dục, sân phơi.

Nhu cầu sử dụng của gia đình như trên là khá lớn bao gồm nhiều khu vực chức năng khác nhau nhưng gói gọn trong diện tích 100m2. Cách bố trí của KTS như sau:

Tầng 1 thiết kế gara và bếp ăn, vệ sinh bố trí dưới gầm cầu thang. Giữa gara và phòng bếp bố trí khu tiểu cảnh khô nhỏ tạo vẻ đẹp cho toàn bộ không gian. Phòng bếp mở ra sân sau [1 – 2m]. Việc bố trí tầng một như vậy sẽ tạo cho bếp ăn thông thoáng, không khí trong lành vào nhà.

Tầng 2 bố trí phòng khách với một khoảng ban công nhỏ, sử dụng cửa kính tạo vẻ đẹp hiện đại và góc nhìn rộng ra khoảng không bên ngoài. Nội thất phòng khách tầng 2 nên đơn giản, gọn gàng và tinh tế. Phòng sinh hoạt chung rộng kết hợp với thang và sảnh tạo sự thoải mái, là nơi sum họp, thư giãn của gia đình.

Tầng 3 dành cho phòng ngủ của vợ chồng, vệ sinh riêng tiện nghi, hiện đại. Phòng làm việc bên cạnh là nơi yên tĩnh dành cho công việc cần sự tập trung cao độ, có thể kết hợp phòng làm việc và thư viện sách để tiện cho việc nghiên cứu, tham khảo.

Tầng 4 hai phòng ngủ và tầng 5 bố trí phòng thờ nhỏ, một phòng thể dục và khu vực sân thượng nhỏ dành cho việc phơi đồ.

Mỗi ngôi nhà là một không gian, phong cách sống khác nhau, tuy nhiên điểm chung là chúng đáp ứng được tối đa những mong muốn của gia chủ và tạo không khí thoải mái, đầm ấm cho gia đình.Và chúng tôi hy vọng nó giúp ích cho bạn trên con đường đi tìm những thiết kế cho căn nhà ống của mình.Bạn cùng chúng tôi xem thêm một số mẫu nhà ống đẹp hút hồn và những thiết kế chi tiết của nó tại Mẫu thiết kế nhà ống chi tiết củaTrang Kim

Và nếu bạn cần thêm sự tư vấn từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0985 999 895 [Zalo] hay email , hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần để lại yêu cầu kèm số điện thoại của bạn thông qua FB Chat của Trang Kim. Chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Chúc bạn sớm tìm được một không gian đẹp cho mình nhé.

Theo ý kiến của các kiến trúc sư, một phòng khách đẹp cần thỏa mãn 4 yếu tố về cách bố trí, công năng sử dụng, tính thẩm mỹ và phong cách thiết kế.

Theo ý kiến của các kiến trúc sư, một phòng khách đẹp cần thỏa mãn 4 yếu tố về cách bố trí, công năng sử dụng, tính thẩm mỹ và phong cách thiết kế.

Theo ý kiến của kiến trúc sư Phạm Anh Tuấn và kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Nam của công ty ROOM+ Design & Build thì phòng khách đẹp và hiện đại cần thỏa mãn 4 yếu tố sau:

  • Cách bố trí: Phòng khách cần được bố trí khoa học, logic, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu của từng thành viên trong gia đình.
  • Công năng sử dụng: Các vật dụng và đồ nội thất trong không gian này cũng phải sắp xếp đúng, đủ và khoa học.
  • Tính thẩm mỹ: Tuy không có định nghĩa cụ thể về cái đẹp nhưng một thiết kế được đánh giá có tính thẩm mỹ khi thể hiện được cái hồn và cái tôi của gia chủ.
  • Phong cách thiết kế: Một số phong cách được ưa chuộng và phù hợp với không gian phòng khách hiện nay như: Công nghiệp, Bắc Âu, Nhật Bản, Việt Nam hiện đại, tối giản, Địa Trung Hải,….

KTS. Anh Tuấn chia sẻ, không gian phòng khách phải có tính liên kết và không được tách rời với tổng thể chung thì mới đạt được hiệu quả về mặt công năng và thẩm mỹ.

Chính vì thế, gia chủ và kiến trúc sư cần phải tính toán kỹ càng trước khi tiến hành sắp xếp không gian này.


Một số lưu ý trong việc sắp xếp để không gian phòng khách trở nên tối ưu

Tỷ lệ

Kích thước của phòng khách sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc bố trí không gian. Vì vậy bạn cần đo đạc, tính toán kỹ lưỡng diện tích trước khi bắt tay vào sắp xếp.

Tùy thuộc vào nhu cầu và phong cách cá nhân để bạn lựa chọn và phân bố tỷ lệ không gian sao cho phù hợp.

Ánh sáng

Bên cạnh đó, ánh sáng cũng là yếu tố cần lưu ý để không gian phòng khách của bạn trở nên đẹp và tinh tế hơn.

Ánh sáng sẽ góp phần tạo ra sự ấm cúng cho phòng khách. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tính toán và đưa ra phương án: khoảng cách, màu sắc, hướng chiếu của đèn phù hợp với cách sắp xếp và công năng thực tế sử dụng phòng khách.

Bố trí đồ nội thất

Chủ nhà có thể tạo ra sự cân bằng trong thiết kế phòng khách bằng việc chọn lựa và bố trí các vật dụng nội thất. Trong quá trình sắp xếp, bạn phải chú ý đến lối giao thông, sự thông thoáng và an toàn cho tổng thể không gian.

Nội thất cần thỏa mãn nhu cầu sống của gia chủ, không nên mang nặng tính trang trí làm bố cục không gian rườm rà, không cần thiết. Đặc biệt quan tâm đến tính an toàn đối với gia đình có trẻ nhỏ trong việc chọn lựa sản phẩm nội thất phù hợp.

Cần chú ý sự hài hòa trong không gian theo cả chiều dọc và chiều ngang của phòng khách.


Điểm khác nhau trong cách bố trí phòng khách của căn hộ chung cư và phòng khách của nhà phố


Phòng khách của căn hộ chung cư

Ưu điểm:

Đối với căn hộ chung cư, khu vực phòng khách thường có lợi thế lớn về view [tầm nhìn ra ngoài] và việc chiếu sáng.

Không gian bên trong cũng được phân bố sẵn các khu chức năng vì vậy sẽ dễ bố trí vật dụng và tối ưu được diện tích sử dụng cho phòng khách.

Nếu phòng khách có lô gia hoặc ban công thì có thể bố trí thêm khoảng cây xanh để tạo cảm giác liên kết và hòa hợp với thiên nhiên.

Hạn chế:

Việc được bố trí sẵn theo cấu trúc vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của các căn hộ chung cư. Chủ nhà và kiến trúc sư có thể bị giới hạn trong việc thực hiện các thiết kế.

Bên cạnh đó, quá trình thi công còn gặp khó khăn về hệ thống kĩ thuật điện và nước, đòi hỏi kiến trúc sư phải đưa ra được các giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Phòng khách của các căn hộ còn phải là không gian đa năng, kết hợp chung với một số nhu cầu khác của chủ nhà.


Phòng khách của nhà phố

Ưu điểm:

Đối với nhà phố, ta có thể thay đổi vị trí các phòng trong nhà theo sở thích cá nhân mà không bị hạn chế.

Chính vì vậy, vị trí phòng khách sẽ được thay đổi linh hoạt theo yêu cầu của chủ nhà. Miễn sao, ở khu vực đó vẫn có thể khai thác triệt để các yếu tố tự nhiên, góc nhìn đẹp và tạo cảm giác thông thoáng cho không gian.

Hạn chế:

Các căn nhà phố thường có chiều ngang lô đất không lớn và đôi khi phải san sẻ phòng khách với hành lang giao thông. Tầm nhìn và ánh sáng cũng bị hạn chế vì có thể bị các nhà xung quanh che khuất.

Để giải quyết vấn đề thông thoáng và chiếu sáng, kiến trúc sư sẽ mở những khoảng giếng trời, tạo thêm khoảng trống ở mặt tiền và làm thêm không gian cho cây xanh.

Như vậy sẽ giúp gia chủ tối ưu được tầm nhìn và có được những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình sử dụng không gian chung này.

Video liên quan

Chủ Đề