Đánh giá chi tiết phần mềm diệt virus mcafe năm 2024

Cụ thể, tiêu chí Bảo vệ đến từ việc các phần mềm, công cụ bảo mật có khả năng phát hiện các mẫu mã độc hay không. Tiếp đó, tiêu chí Hiệu suất đo đạc mức độ 'ngốn' tài nguyên của PC trong quá trình các công cụ, phần mềm này hoạt động.Cuối cùng, tiêu chí Khả dụng sẽ đánh giá các phần mềm, công cụ bảo mật có thường xuyên đưa ra 'báo động giả', tức có sự nhầm lẫn khi quét mã độc hay không. Ở mỗi tiêu chí, các phần mềm ứng viên sẽ được đánh giá trên thang điểm 6.

Đánh giá chi tiết phần mềm diệt virus mcafe năm 2024

Kết quả đánh giá 18 phần mềm, công cụ bảo mật tốt nhất cho người dùng cá nhân trên Windows 10 của AV-TEST.. Ảnh: AV-TEST

Kết quả đánh giá cho thấy, Microsoft Defender - phần mềm diệt virus được tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows có màn thể hiện khá tốt ở hạng mục Bảo vệ và Khả dụng, lần lượt đạt 6 điểm. Tuy nhiên, phần mềm này lại được đánh giá kém nhất trong số ứng viên ở tiêu chí Hiệu suất, chỉ đạt 5 điểm trên 6 điểm.

"Trong số các sản phẩm hầu như không ngốn quá nhiều tài nguyên hệ thống nào khi hoạt động có Avast, Avira, Bitdefender, G DATA, K7 Computing, Kaspersky, Malwarebytes, PC Matic, Protected.net và Trend Micro. Tất cả đều giành được 6 điểm", AV-TEST liệt kê các phần mềm chống mã độc thuộc dạng 'nhẹ nhàng' về cấu hình hệ thống hiện nay trong báo cáo của mình.

Trong khi đó, các phần mềm như AhnLab, AVG, ESET, F-Secure, McAfee, Microworld và Norton tuy có sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được, đạt 5,5 trên 6 điểm. Chỉ duy nhất Microsoft Defender tuy hoạt động khá hiệu quả, nhưng lại sử dụng tương đối nhiều tài nguyên hệ thống trong quá trình hoạt động so với các phần mềm nói trên, vô hình trung khiến PC của người dùng bị ảnh hưởng về hiệu năng.

Ngoài Microsoft Defender, một phần mềm chống mã độc khác bị AV-TEST 'chê thậm tệ' là PC Matic. Phần mềm này chỉ nhận được 3 điểm trong số 6 ở tiêu chí Khả dụng của AV-TEST khi liên tục đưa ra "hơn hai chục thông báo sai và chặn ứng dụng không phải mã độc"

Được biết, bảng đánh giá của AV-TEST cũng chỉ ra top 6 phần mềm diệt mã độc tốt nhất hiện nay tới từ các hãng bảo mật như Avast, Avira, BitDefender, G Data, Kaspersky và Trend Micro. Tất cả sản phẩm của các hãng này đều đạt 18 điểm, tức đạt tối đa ở cả 3 tiêu chí do AV-TEST đưa ra.

Tuy nhiên, có thể thấy rõ, khả năng bảo vệ của các phần mềm trong bảng đánh giá là khá tương đồng nhau, và không chênh lệch quá nhiều. Do vậy, người dùng có thể tự mình lựa chọn các phần mềm trong danh sách theo các tiêu chí về chi phí sử dụng.

Với riêng Microsoft Defender, theo tiết lộ của Microsoft vào năm 2019, phần mềm này có thị phần lớn hơn 50% trong hệ sinh thái Windows. Mặc dù không có số liệu cụ thể, ước tính có hơn nửa tỷ PC chạy Microsoft Defender ở chế độ hoạt động là là phần mềm chống virus chính, theo tuyên bố của Microsoft.

Virus luôn là nỗi lo chung của nhiều người dùng máy tính và bất kỳ ai khi sử dụng đều sợ bị virus làm hỏng hay tự động xóa dữ liệu quan trọng trong máy tính hoặc ít nhiều gây ra tình trạng nặng máy, mất mạng khi sử dụng và đó chỉ là một số vấn đề trong rất nhiều vấn đề khác do virus gây ra. Vì vậy, việc sử dụng một trong những phần mềm diệt virus tốt nhất sẽ giúp cho thiết bị của người dùng được bảo vệ an toàn trong suốt thời gian sử dụng, kết nối Internet, wifi tại nhà, nơi làm việc hoặc những nơi công cộng. Bài báo sau đây sẽ giúp bạn đọc biết và hiểu rõ hơn về các tính năng nổi bật trong các phần mềm diệt virus được đánh giá là tốt nhất trên thị trường trong năm 2022. KASPERSKY

Đánh giá chi tiết phần mềm diệt virus mcafe năm 2024

Kaspersky Lab là một hãng sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật của Nga, được thành lập từ năm 1997 bởi Eugene Kaspersky. Kaspersky Lab có trụ sở chính tại Moskva (Nga) và các văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Năm 2022 đối với Kaspersky là một năm có nhiều sự biến động lớn với sự ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Công ty này đã phải chuyển toàn bộ dữ liệu khách hàng sang Thụy Sĩ và hiện cho phép người dùng tắt tính năng thu thập dữ liệu.

Trong năm 2022, Kaspersky đã đưa ra được những tính năng nổi bật sau đây:

– Bảo vệ VPN thông minh và an toàn (Mạng riêng ảo).

– Bảo vệ thanh toán trực tuyến.

– Bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu.

– Bảo vệ cho nhiều thiết bị.

– Giao diện dễ sử dụng.

– Bảo vệ và kiểm soát truy cập đối với trẻ em.

– Bảo vệ thanh toán trực tuyến.

Cùng với đó, thông tin mới nhất về virus độc hại mà Kaspersky nhận được thông qua mạng sẽ ngay lập tức được cập nhật cho người dùng. Kaspersky thậm chí còn cập nhật dữ liệu từ mạng trực tuyến giúp có thể biết được quốc gia nào đang gặp phải mức độ đe dọa an ninh mạng cao nhất tại bất kỳ thời điểm nào.

Tuy nhiên Kaspersky vẫn còn một số hạn chế như việc để phần mềm hoạt động tốt thì cần một thiết bị có cấu hình ổn và khi cài đặt phần mềm nếu người dùng không chú ý thì dễ xảy ra các lỗi khởi động.

MCAFREE

Đánh giá chi tiết phần mềm diệt virus mcafe năm 2024

Được thành lập vào năm 1987 bởi John McAfee. Năm 1992, McAfee trở thành McAfee Associates, Inc. Hiện này, trụ sở chính của công ty được đặt tại Hoa Kỳ. Trước khi bước sang năm 2022 hãng đã bán bớt mảng kinh doanh doanh nghiệp của mình để tập trung phục vụ thị trường tiêu dùng, bao gồm cá nhân và gia đình.

McAfee đã áp dụng một thiết kế ứng dụng mới trên Windows dựa trên những gì chúng ta đã thấy trước đây. Công ty cũng đã ra mắt một số tính năng mới bao gồm Dịch vụ bảo vệ danh tính giúp đánh giá mức độ an toàn của người dùng khi trực tuyến, bảo vệ khỏi những điểm yếu và giúp dễ dàng cải thiện khả năng bảo vệ. Trọng tâm khác trong năm 2022 của McAfee là bảo vệ chống lừa đảo, nó có thể cảnh báo người dùng khi nào các trang web có thể chiếm quyền kiểm soát PC khi nhấp vào liên kết trên Facebook, Twitter, LinkedIn, Reddit và các trang web truyền thông xã hội khác. Trong năm nay, McAfee đã có nhiều nâng cấp và cải tiến đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng nổi bật như:

– Phát hiện mối đe dọa cấp cao nhất để ngăn chặn phần mềm độc hại tinh vi.

– Các công nghệ tiên tiến để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công zero-day.

– Bảo vệ nhiều lớp ransomware để giữ an toàn cho các tệp của người dùng.

– Kiểm soát nâng cao của phụ huynh để trẻ em có thể an toàn khi trực tuyến.

– Giao diện đơn giản dễ sử dụng.

Các sản phẩm của McAfee hoạt động rất tốt trên Windows và Android, nhưng trên iOS và Mac đã bị giảm bớt các tính năng. Ví dụ: Khóa ứng dụng, Chế độ khách và Sử dụng dữ liệu. Ngoài ra khi thực hiện rà quét có thể làm chậm hệ thống của người dùng một chút, đặc biệt là đối với các ứng dụng cần thêm dung lượng để hoạt động.

BITDEFENDER

Đánh giá chi tiết phần mềm diệt virus mcafe năm 2024

Bitdefender là một công ty an ninh mạng thuộc sở hữu tư nhân đến từ Bucharest, Romania, với 1600 nhân viên tại các văn phòng trên toàn thế giới.

Với thế hệ mới, Bitdefender hiện đang có chức năng giám sát thời gian thực Advanced Threat Defense. Nó sử dụng các phương pháp heuristic để giám sát tất cả các quá trình đang chạy trên thiết bị. Cho dù người dùng đang sử dụng phiên bản miễn phí hay trả phí thì mỗi chức năng của Bitdefender đều sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu phần mềm độc hại để xác định các mối đe dọa tiềm ẩn dựa trên cơ sở hạ tầng giám sát 500 triệu máy của công ty. Chúng giúp dò quét các mối đe dọa từ các chương trình cài đặt trên máy tính nhưng vẫn tối ưu hóa tốc độ và thời lượng sử dụng pin của thiết bị. Hơn nữa khi gặp các sự cố về mã độc tống tiền Bitdefender có thể khôi phục các tệp mà các cuộc tấn công này đã mã hóa. Ngoài ra Bitdefender còn có các tính năng nổi bật khác như:

– Bảo vệ webcam và micrô.

– Bảo vệ chống trộm cho Windows và Android.

– Trình duyệt web an toàn hỗ trợ các giao dịch thanh toán trực tuyến.

– Trên Windows và Android, người dùng có thể định vị, khóa hoặc xóa dữ liệu trên thiết bị của mình từ xa.

– Thích ứng linh hoạt với các thông số kỹ thuật phần cứng của thiết bị.

– Trình duyệt SafePay chuyên dụng.

Tuy nhiên, trình quản lý mật khẩu của Bitdefender có thể quá cơ bản đối với một số người dùng và thiếu các tính năng quan trọng như xác thực hai yếu tố hoặc kiểm tra độ an toàn của mật khẩu.

NORTON

Đánh giá chi tiết phần mềm diệt virus mcafe năm 2024

Norton được thành lập từ tháng 4/1982 bởi Peter Norton. Vào năm 1990 công ty được tập đoàn Symantec mua lại và phát triển thành công ty sản xuất phần mềm diệt virus, hiện công ty đang có trụ sở tại Mountain View (Mỹ).

Norton sử dụng một số trí tuệ nhân tạo và máy học để theo dõi tất cả các cách thức của các mối đe dọa trực tuyến, bảo vệ thiết bị của người dùng khỏi virus và các phần mềm độc hại. Với tính năng Norton Safe Web trên trình duyệt, bất cứ khi nào người dùng thực hiện tìm kiếm trên web, sẽ có một biểu tượng bên cạnh mỗi kết quả tìm kiếm để cho biết mức độ an toàn của nó. Với chức năng “danh sách trắng” (danh sách đã xác định và đáng tin cậy) các chương trình phổ biến như Microsoft Word, Skype,… sẽ không bị tường lửa chặn lại giúp đảm bảo việc sử dụng thiết bị an toàn và tránh bị làm phiền mỗi khi sử dụng các chức năng khác của người dùng. Một số lợi thế nổi bật của Norton có thể thấy được trong phiên bản 2022 so với các đối thủ cạnh tranh như:

– Cung cấp VPN không giới hạn và không lưu trữ nhật ký hoạt động

– Giao diện đẹp và rất dễ sử dụng – Cung cấp tường lửa có thể tùy chỉnh trên tất cả các gói

– Cung cấp gói dùng thử miễn phí 60 ngày so với 30 hay 15 ngày như trên một số dòng sản phẩm khác

– Tính năng kiểm soát của phụ huynh của Norton cho phép chặn nhiều danh mục khác nhau

Cũng như các phần mềm diệt virus khác, Norton cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế. Điển hình là việc cung cấp quyền truy cập web được mã hóa vào nhiều máy chủ trên toàn thế giới nhưng lại không hiệu quả với các dịch vụ như Netflix hoặc Hulu.

AVAST

Đánh giá chi tiết phần mềm diệt virus mcafe năm 2024

Được thành lập bởi Pavel Baudis và Eduard Kucera vào năm 1988. Đến nay, Avast đã phát triển lớn mạnh và có trụ sở chính tại Praha, Cộng hòa Séc. Là công ty có thị phần lớn thứ hai trong số các nhà cung cấp ứng dụng chống phần mềm độc hại trên toàn thế giới tính đến tháng 4/2020.

Avast trong năm 2022 rất chú trọng vào nhu cầu sử dụng của khách hàng, trong tất cả các phiên bản (cả phiên bản miễn phí) hãng đều cho phép người dùng gửi feedback và thông tin malware, virus về máy chủ của công ty để lưu trữ và phân tích, cũng như xử lý chi tiết. Nhằm hỗ trợ trải nghiệm của người dùng với chế độ Không làm phiền, Avast sẽ vô hiệu hóa các cửa sổ bật lên khi người dùng đang xem phim hoặc chơi trò chơi. Hơn nữa việc sử dụng Avast sẽ không làm chậm hay tiêu tốn nhiều tài nguyên, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả và không bị ảnh hưởng. Nếu khách hàng là người hay phải di chuyển và phải kết nối các thiết bị với mạng không dây công cộng, Avast còn cung cấp tính năng kiểm tra wifi, giúp cho biết liệu kết nối có an toàn hay không hoặc có bất kỳ ai khả nghi đang cùng kết nối.

Không chỉ đơn thuần dừng lại ở khả năng quét virus và bảo vệ máy tính của người dùng, Avast 2022 còn trang bị nhiều tiện ích nổi bật khác như:

– Cung cấp công cụ cho phép lưu mật khẩu và sử dụng để đăng nhập vào những trang web ưa thích với trải nghiệm 1-click.

– Bảo vệ các tệp đã tải xuống từ các trang web hoặc email của bạn trong thời gian thực để chặn hoặc xóa phần mềm độc hại hoặc tệp đính kèm độc hại.

– Quét bất kỳ tệp nào khi người dùng mở tệp để chặn và cách ly nếu tệp đó xuất hiện mã độc hại.

– Công cụ BreachGuard giúp tìm các công ty thu thập dữ liệu của người dùng, sau đó có thể thay mặt gửi yêu cầu xóa dữ liệu đến các công ty này cũng như đưa ra lời khuyên về cách ngăn dữ liệu bị rò rỉ.

Nhược điểm của Avast tính đến thời điểm hiện tại đến từ việc không tự động quét các ổ đĩa mới khi được kết nối với PC và người dùng phải chi nhiều tiền cho nhiều tính năng nâng cấp của các gói.