Đánh giá các nguồn năng lượng sinh học

Là quốc gia có nhiều tiềm năng về năng lượng sinh khối, những năm qua Việt Nam đã và đang nỗ lực nâng cao tỷ trọng sinh khối trong sản xuất điện năng. Các cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển điện sinh khối ở Việt Nam đã được ban hành năm 2014 và sửa đổi bổ sung năm 2020, nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, với hi vọng sẽ đạt được mục tiêu tỷ trọng điện sinh khối sản xuất đến năm 2030 đạt 2,1%.

Việc đẩy mạnh hỗ trợ thực hiện để đạt các mục tiêu về năng lượng tái tạo cũng được nêu trong Chiến lược tăng trưởng xanh và Nghị quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị, về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển thị trường năng lượng sinh học ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn cơ bản là các nguồn năng lượng sinh học vẫn còn phân tán, không ổn định và thiếu tính bền vững. Nhất là nguồn phụ phẩm còn phải phụ thuộc và thay đổi theo mùa, vụ, nên việc kiểm soát số lượng đầu vào, giá cả của các loại nhiên liệu còn chưa được kiểm soát.

Tận dụng tối đa các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu phát điện là hướng đi đúng đắn. [Ảnh minh họa: KT]

Mặt khác, kinh nghiệm phát triển, nguồn nhân lực cho các dự án nhiên liệu sinh học ở Việt Nam còn thiếu. Trong khi thông tin, cơ sở dữ liệu về tiềm năng cũng như các đánh giá về thị trường năng lượng sinh học còn chưa đáng tin cậy.

Đặc biệt, hiện nay, vốn đầu tư cho các dự án năng lượng sinh học, cụ thể là các dự án phát điện từ năng lượng sinh học vẫn còn ở mức cao, trong khi cơ chế giá mua điện sản xuất từ nguồn năng lượng sinh học chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bởi chưa được trợ giá hỗ trợ giá mua.

Ngoài ra, nhiên liệu sinh học còn gặp trở ngại lớn khi cón có nhiều tác động đến môi trường, nhất là đối với khí sinh học phát sinh từ phân chăn nuôi thải ra có mùi hôi thối,… nếu có công nghệ xử lý hiệu quả, tận dụng tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nhưng nếu xử lý, phân hủy, tận dụng không tốt có thể sẽ gây tác động ngược đến môi trường lớn hơn.

Để thiết thực hóa việc phát triển nguồn tài nguyên sinh khối tại Việt Nam, Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam [Dự án BEM] do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức [BMU] tài trợ thông qua Chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế [IKI] và do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và GIZ đã được khởi động hồi đầu tháng 6 vừa qua và triển khai thực hiện từ năm 2019 – 2023.

Dự án BEM hi vọng đem lại lợi ích trực tiếp cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ cấp trung ương và cấp tỉnh; khu vực tư nhân bao gồm các nhà đầu tư năng lượng sinh khối và các công ty tư vấn tại địa phương; các định chế tài chính; các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường Đại học – là những người đã và đang đẩy mạnh việc sử dụng nguồn tài nguyên sinh khối cho sản xuất nhiệt và điện ở Việt Nam.

Theo ông Sven Ernedal, Giám đốc Dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả, thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng [ESP], tiềm năng về sinh khối ở Việt Nam được đánh giá rất lớn, có thể khai thác để sản xuất năng lượng, đặc biệt là sản xuất điện.

“Việc Chính phủ Việt Nam đưa ra các Quyết định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển điện sinh khối sẽ giúp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra việc làm xanh, cải thiện an ninh và chất lượng nguồn cung điện và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành mía đường thông qua việc tăng doanh thu, tăng hiệu quả và giảm phế thải”, ông Sven Ernedal nói.

Thư ký thứ Nhất Đại sứ quán Đức, ông Joerg Rueger khẳng định, dự án BEM sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng tỷ trọng của năng lượng sinh khối trong nước. Năng lượng gió và mặt trời đã cho thấy khả năng phát triển mạnh tại Việt Nam, trong khi đó, năng lượng sinh khối vẫn chưa được khai thác đúng mức.

“Năng lượng sinh khối được coi là trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững, do tận dụng tối đa các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như bã mía để phát điện, góp phần bảo vệ khí hậu. Số lượng các nhà máy điện sinh khối ngày càng tăng sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển năng lượng”, ông Joerg Rueger cho hay./.

Thứ sáu, 14/10/2022 02:14 [GMT+7]

  • Kinh tế xanh
  • Phát triển bền vững
  • 0917 681 188

  • Chính sách Môi trường

Thứ sáu, 18/03/2022 14:00 [GMT+7]

Tiềm năng về năng lượng sinh khối [NLSK] của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Tuy nhiên chưa được sử dụng tối ưu. Ðể biến tiềm năng NLSK thành năng lượng chất lượng cao vẫn đang là một vấn đề chờ lời giải.

Nguồn năng lượng dồi dào

Hiện nay, trên thế giới NLSK là nguồn năng lượng thứ tư, chiếm tới 15% tổng năng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, NLSK thường là nguồn năng lượng lớn nhất, chiếm 35-45% tổng cung cấp năng lượng. Sẽ không ngoa khi nói NLSK giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam.

Ðất nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì nhiêu… nên sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông, lâm nghiệp phong phú, liên tục gia tăng. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại đang bị coi là rác thải tự nhiên, đang bị lãng phí, nguy hiểm hơn lại trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như tình trạng đốt rừng, rơm rạ, mùn cưa ở miền Bắc hoặc đổ trấu xuống sông, kênh rạch ở Ðồng bằng sông Cửu Long…

 Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển năng lượng sạch và năng lượng sinh khối. [Ảnh minh họa]

NLSK nằm trong trong chu trình tuần hoàn ngắn, được các tổ chức về phát triển bền vững và môi trường khuyến khích sử dụng. Tận dụng được nguồn nhiên liệu này sẽ đồng thời cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo bảo vệ môi trường.

Tiềm năng về NLSK của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, tổng nguồn sinh khối vào khoảng 118 triệu tấn/năm bao gồm khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, 8 triệu tấn trấu, 6 triệu tấn bã mía và trên 50 triệu tấn vỏ cà phê, vỏ đậu, phế thải gỗ...

Nguồn sinh khối chủ yếu của nước ta gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng, trong đó gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, cây công nghiệp và cây ăn quả, phế phẩm gỗ công nghiệp.

Nguồn sinh khối chủ yếu của nước ta gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng. [Ảnh minh họa]

Theo Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng lên đến gần 25 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu thô. Riêng tiềm năng năng lượng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp của nước ta gồm rơm, rạ, trấu, bã mía và các loại nông sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Ðặc biệt nguồn năng lượng này sẽ liên tục được tái sinh và tăng trưởng đều đặn trong vòng 30 năm.

Theo ông Nguyễn Quang Khải, Giám đốc Trung tâm Công nghệ khí sinh học, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nguồn sản xuất nhiên liệu sinh học gồm tinh bột và rỉ đường có tổng sản lượng khoảng 87 triệu lít/năm, tương đương với 57,42 triệu tấn dầu thô.

Trong đó, tỷ lệ phân bố khá chênh lệch khi lượng tinh bột chỉ chiếm 1/5 tổng sản lượng bởi hầu hết đất sản xuất nông nghiệp nước ta sản xuất gạo và nông sản. Nguồn khí sinh học từ phụ phẩm cây trồng, chất thải gia súc của Việt Nam có khối lượng không hề nhỏ. Tổng khối lượng hiện nay vào khoảng gần 5 tỉ m3, tương đương 2,5 triệu tấn dầu. Nguồn khí sinh khối mới được khai thác trong các hộ gia đình, quy mô nhỏ và chủ yếu để chiếu sáng, đun nấu thức ăn.

Mặc dù được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, lợi ích nhiều và hầu hết là vô hại nhưng NLSK vẫn tồn tại một số nhược điểm như phân bố không tập trung, nhiệt trị thấp, khối lượng riêng nhỏ nên rất phức tạp khi vận chuyển và chứa trữ. Ngược lại, giá thành cực kỳ rẻ, thích hợp nhất với quy mô hộ gia đình và các mô hình công nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, cùng với hoàn thiện công nghệ sử dụng nhiên liệu thì phát triển công nghệ phụ trợ như tiền xử lý, đóng gói, chuyên chở… cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm khi phát triển NLSK.

Năng lượng sinh khổi của Việt Nam cần nhiều cơ chế hơn

Loại hình năng lượng này đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích của Chính phủ chưa hấp dẫn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách thúc đẩy nhưng đến nay, số nhà máy và tỷ lệ tham gia của điện sinh khối, điện rác vào hệ thống điện là rất thấp.

Công nghệ không phải quá khó, Việt Nam có thể làm chủ, nhiều đơn vị đã và đang nghiên cứu, làm chủ công nghệ. Nhưng các chính sách của Chính phủ còn thiếu và các điều kiện cơ sở cho đốt rác, thu hồi khí, phát triển điện sinh khối thì chi phí còn rất cao so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời...

Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với năng lượng tái tạo. [Ảnh minh họa]

Về tạo thuận lợi cho phát triển điện sinh khối, ông Lê Công Doanh - Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng sinh khối, như ưu đãi về đất đai để triển khai các dự án; hợp đồng mua điện lâu dài trong vòng 20 năm, mua tính bằng USD [nhưng bán thì tính bằng Việt Nam đồng].

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 08/2020/QĐ-TTg, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 trước đó về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.

Trong đó, giá điện cho các dự án sinh khối đồng phát nhiệt - điện là 1.634 đồng/kWh, tương đương 7,03 UScents/kWh; giá điện cho các loại dự án sinh khối khác là 1.968 đồng/kWh, tương đương 8,47 UScents/kWh. Giá mua điện nói trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Theo nhiều chuyên gia, để phát triển NLSK nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung, theo các chuyên gia nhà nước cần có chiến lược cụ thể; huy động vốn đầu tư từ các nguồn nhà nước, tư nhân, quốc tế để nghiên cứu triển khai và phát triển NLSK.

Quan trọng là sẽ tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo. Các chính sách có liên quan đến năng lượng sinh khối có thể kể như: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo trong thời kỳ chuyển từ cơ chế giá FIT [áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo bán lên hoặc sử dung tại chỗ nhằm giảm tải cho lưới điện quốc gia] sang cơ chế đấu thầu; phát triển các quy tắc kỹ thuật, tiêu chuẩn đối với những thiết bị chính yếu để phát năng lượng; nghiên cứu cơ chế đầu tư xã hội hóa trong hệ thống chuyển giao nhằm phát triển các dự án nghiên cứu năng lượng.

Bà Phạm Hương Giang - Phó Trưởng phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - cho biết, trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam [VREDS] đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu lên mục tiêu: Tỷ trọng điện sản xuất từ nguồn sinh khối dự kiến đạt xấp xỉ 3,0% vào năm 2020; 6,3% vào năm 2030 và 8,1% vào năm 2050; tỷ lệ nhiệt sản xuất từ các nguồn sinh khối dự kiến sẽ đạt khoảng 17% vào năm 2020; 14% vào năm 2030 và 12% vào năm 2050. Cụ thể hơn đến năm 2035, tiềm năng phát triển điện sinh khối từ trấu khoảng 370MW; gỗ củi, phụ phẩm lâm nghiệp 3.360MW; bã mía 470MW; rơm rạ 1.300MW, khí sinh học 1.370MW.

“Cần xem xét lại cơ chế chính sách để thu hút sự đầu tư cả về công nghệ và nguồn tài chính của chủ đầu tư tư nhân trong điện sinh khối. Có thể xem xét “thưởng thêm” cho các công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, về cơ chế giá FIT, Bộ Công Thương đang thấy giá FIT cho điện sinh khối, điện rác chưa thực sự hấp dẫn, do vậy, cần xem xét lại trong thời gian tới” - bà Phạm Hương Giang nêu rõ.

Như vậy, từ giờ đến năm 2050, muốn đạt được mục tiêu trên, cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguyễn Linh [T/h]

  • T&T Group và Tập đoàn EREX [Nhật Bản] hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam
  • Năng lượng sạch sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam tiến tới mục tiêu ‘Net Zero’
  • Các 'ông lớn' với cuộc đua thu mua năng lượng nhân tạo

Cùng chuyên mục

Tầm quan trọng của Luật Doanh nghiệp với các Doanh nhân

Doanh nhân là những người làm chủ, làm chủ kế hoạch kinh doanh, làm chủ nguồn vốn và làm chủ trong mọi tình huống của thị trường, cũng như làm chủ tri thức và hiểu biết pháp luật về đầu tư, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro từ hoạt động của mình.

Hà Tĩnh: 6 mỏ khai thác khoáng sản phải đóng cửa

Để bảo vệ, quản lý khoáng sản chưa khai thác và giao đất [thu hồi] cho địa phương quản lý, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định đóng của 6 mỏ khai thác khoáng sản.

Tin mới

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 13/10

Vĩnh Phúc: 3 năm phát hiện hơn 1.200 vụ vi phạm đất đai; 'Ông lớn' Bitexco rút khỏi dự án nhà hỗn hợp 25 tầng ở Lào Cai; "Cò mồi" lộng hành rao bán nhà ở xã hội giá chênh hàng trăm triệu đồng... là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Những lỗi vi phạm về trật tự xây dựng thường gặp

Quản lý trật tự xây dựng là việc quản lý, đảm bảo hoạt động xây dựng được diễn ra đúng trình tự, tuân thủ theo kế hoạch, quy hoạch, thiết kế, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Vậy vi phạm quy định liên quan đến trật tự xây dựng sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ Đề