Đánh giá ảnh hưởng quy hoạch đến giá đất năm 2024

Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích nhân tố khám phá [exploratory factor analysis – EFA] và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thông qua thực hiện phỏng vấn điều tra với 100 người sử dụng đất trong vùng quy hoạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy quy hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ bị ảnh hưởng 55,1% bởi các nhóm yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, có 5 nhóm yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Cần Thơ theo góc nhìn người sử dụng đất với mức ý nghĩa thống kê là 1% [xếp theo mức độ từ mạnh đến yếu] gồm: nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố môi trường, nhóm các yếu tố khác, nhóm yếu tố xã hội, nhóm yếu tố thể chế, pháp lý.

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ [Fuzzy Rough Set FRS] nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm [Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS] dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Nghiên cứu này phân tích các chỉ số tài chính và chuỗi giá trị phế liệu để đo lường hiệu quả của hoạt động thu mua phế liệu trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm luận cứ khoa học đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả hơn và giảm ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy công việc thu mua đem lại lợi nhuận khá cao cho tác nhân trong chuỗi. Tuy nhiên, nhận thức về an toàn và mức độ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản của họ chưa cao. Sơ đồ chuỗi giá trị thu mua phế liệu cho thấy hoạt động này khá đa dạng, tùy thuộc vào biến động mức giá mà các kênh cụ thể sẽ có hiệu quả hơn. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện chuỗi giá trị phế liệu, nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phế liệu và giải pháp quản lý phế liệu được đề xuất bao gồm tuyên truyền, tiếp cận tín dụng, trợ giá sản phẩm thu mua và hỗ tr...

Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích hiệu quả hiệu quả lợi nhuận sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là phân tích hiệu quả lợi nhuận của hộ trồng cam sành ở Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 200 nông hộ trồng cam sành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên vào thời điểm tháng 5 năm 2022. Trong giai đoạn đầu chúng tôi sử dụng phương pháp bao dữ liệu [DEA] để tính toán hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng cam sành. Ở giai đoạn 2, để khắc phục hạn chế của phương pháp bao dữ liệu nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bootstrap truncated để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận của các hộ nói trên. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất cam sành được khảo sát là 0,486, nó dao động từ 0,034 đến 1,000. Điều đó có nghĩa rằng các nông hộ có nhiều tiềm năng để cải thiện hiệu quả của lợi nhuận sản ...

Việc đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất này được thực hiện thế nào? - Câu hỏi của chị Như [Bình Phước]

Việc đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thế nào?

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện [Hình từ Internet]

Tại khoản 4 Điều 35 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường bao gồm các hoạt động sau:

- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực;

- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng;

- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc;

- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.

Trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì còn cần có những nội dung nào?

Theo quy định tại Điều 35 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì ngoài thực hiện đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường, còn cần có các nội dung khác trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau:

* Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

* Xác định định hướng sử dụng đất.

* Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:

- Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch tỉnh phân bố cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;

- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất nêu trên phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.

* Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:

- Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;

- Giải pháp về nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Các giải pháp khác.

* Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

* Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gồm:

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Bản đồ chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã các khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.

* Lập bản đồ chuyên đề [gồm: bản đồ định hướng sử dụng đất; bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ. đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị, đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn].

* Xây dựng các báo cáo chuyên đề [gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn].

* Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.

* Đánh giá, nghiệm thu.

Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo trình tự như sau:

- Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa.

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai.

Chủ Đề