Đang cho con bú có nên tiêm vaccine covid

COVID-19 có thể lây nhiễm qua qua việc cho trẻ bú sữa mẹ không?

Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.

Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, các bà mẹ có nên cho trẻ bú  mẹ không?

Có. Ở tất cả các nơi với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ  giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.

Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19?

Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh.  Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong.

Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Người mẹ mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  có thể cho trẻ bú nếu người mẹ muốn.

Người mẹ nên thực hiện 1 số điều sau:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ;

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú;

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại;

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác đinh hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trí não trong suốt đời trẻ.

Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác, như rửa tay, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc, sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Khẩu trang loại khác không phải khẩu trang y tế (ví dụ khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải) chưa được đánh giá. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể đưa ra khuyến nghị nên hoặc không nên sử dụng những loại khẩu trang này.

Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?

Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.

Các phương pháp đó là:

• Vắt sữa mẹ;

• Ngân hàng sữa mẹ

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?

Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc COVID-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?

Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.

Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Phụ nữ đang cho con bú có được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 không?

Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm được vắc xin ngừa COVID-19 nếu vắc xin có sẵn.

Tất cả vắc xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi rút sang trẻ qua sữa mẹ.

Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vắc xin, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy thể giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19.

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em mới sinh em bé được gần 3 tháng. Xin hỏi bác sĩ, phụ nữ đang cho con bú có nên tiêm vacxin Covid không thưa bác sĩ?

Nguyễn Thị Thanh Thảo (1993)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Mai - Bác sĩ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Phụ nữ đang cho con bú có nên tiêm vacxin Covid không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Phụ nữ sau sinh và cho con bú hiện có thể tiêm vacxin Covid được bạn nhé. Phụ nữ đang cho con bú thuộc nhóm được khuyến nghị tiêm chủng vacxin Covid theo lộ trình ưu tiên của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời sau khi tiêm bạn vẫn tiếp tục cho con bú bình thường.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiêm vacxin Covid, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Câu trả lời là có!

Phụ nữ mang thai được thêm vào danh sách những đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao so với những người không mang thai. Theo các chuyên gia y tế, khi không may mắc Covid-19, phụ nữ mang thai có nguy cơ diễn biến bệnh nặng bởi sức đề kháng sẽ giảm, nguy cơ suy hô hấp nặng, thậm chí phải cần sử dụng ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Ngoài ra, thai phụ mắc Covid-19 có thể bị biến chứng lên thai kỳ như tăng nguy cơ tiền sản giật, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc phải buộc sinh mổ thay vì sinh thường qua ngả âm đạo.

Do đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nên được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 để bảo vệ sức khoẻ người mẹ, thai nhi và cộng đồng. Phụ nữ cho con bú cũng có thể tiêm vaccine phòng Covid-19, kháng thể sinh ra có thể qua sữa mẹ, từ đó bảo vệ cho bé.

Đang cho con bú có nên tiêm vaccine covid

Mẹ đang mang thai và cho con bú có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 không?

Tiêm vaccine phòng Covid-19 có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi và mẹ đang cho con bú không?

Hiện tại, các bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm chủng Covid-19 cho phụ nữ mang thai ngày càng tăng và chưa ghi nhận các nguy cơ, vấn đề bất thường nào đối với phụ nữ và thai nhi sau khi tiêm vaccine so với phụ nữ không mang thai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ liên tục cập nhật dữ liệu về phụ nữ mang thai tiêm ngừa vaccine Covid-19 ở nước này (với số liệu nghiên cứu trên hơn 130.000 phụ nữ có thai tại thời điểm tiêm vaccine Covid-19) để đánh giá ảnh hưởng của vaccine lên thai kỳ. Dựa trên số liệu cập nhật mới nhất, ngày 11/8, CDC Mỹ kết luận vaccine Covid-19 an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Các nước trên thế giới đều khuyến cáo phụ nữ mang thai, đặc biệt tại các khu vực dịch đang bùng phát mạnh nên được tiêm vaccine phòng Covid-19. Thai phụ cần được tư vấn đầy đủ, đánh giá các lợi ích và nguy cơ để quyết định tiêm vaccine.

Bộ Y tế cho phép phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được tiêm vaccine phòng Covid-19 tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu Sản khoa, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Ngoài việc đánh giá và theo dõi thai, phụ nữ mang thai tiêm vaccine cũng được theo dõi sau tiêm như các trường hợp khác.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 10/8, tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 được thực hiện cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V. Khi đến tiêm, họ sẽ được khám sàng lọc trước để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh? 

Khi phụ nữ đang mang thai được tiêm vaccine COVID-19, cơ thể của họ sẽ tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19, tương tự như người không mang thai. Sau khi phụ nữ mang thai được tiêm vaccine ​​​​​​COVID-19 thì các kháng thể tạo ra được tìm thấy trong máu ở dây rốn. Điều này có nghĩa là tiêm chủng COVID-19 trong suốt thai kỳ có thể giúp trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.

Một tín hiệu đáng mừng là nguy cơ lây truyền Covid-19 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai là rất thấp, chỉ 1,9%. Ngoài ra, chưa có bằng chứng nào cho thấy mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hay sự liên quan giữa mắc Covid-19 và tình trạng sảy thai. Hiện các nhà khoa cũng không tìm thấy bằng chứng virus hoạt động trong nước ối hay trong sữa mẹ.

Hi vọng nhưng thông tin trên sẽ bổ ích cho các mẹ đang mang thai và cho con bú. Đều quan trọng hiện tại là các mẹ nên lạc quan, suy nghĩ tích cực, né xa các thông tin tiêu cực, tránh gây hoang mang để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ sau sinh được an tâm chăm sóc bé. Luôn theo dõi thông tin trên các trang chính thống của các bệnh viện có chuyên khoa sản để cập nhập và đăng ký tiêm chủng sớm nhất có thể. Nếu các mẹ còn lo lắng hay thắc mắc vấn đề gì có thể nhắn tin trực tiếp vào Facebook fanpage của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn, zalo 0974 508 479, hoặc gọi vào hotline 0974 508 479 sẽ được nhân viên tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CỘNG ĐỒNG ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH

------------------------

Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn: (028)62601100 - Hotline: 0974 508 479 

Hotline cấp cứu: 0901696115

Địa chỉ: 171/3 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.

Tâm Trí Sài Gòn – Tất cả cho sức khỏe của bạn