Cùng em học Toán lớp 5 trang 7

Tập 1: gồm 18 tuần, mỗi tuần: 2 bài viết, 1 bài kiểm tra giữa học kỳ I và 1 bài kiểm tra cuối học kì I. Tổng số 38 bài viết

Bạn đang xem: Cùng em học toán lớp 5 tập 1 đáp án

Tập 2: gồm 17 tuần, mỗi tuần: 2 bài viết, 1 bài kiểm tra giữa học kỳ II và 1 bài kiểm tra cuối học kì II. Tổng số 36 bài viết.Giải BT Cùng em học Toán 5 giúp các em học sinh được luyện tập, các dạng bài đã làm trên lớp để năm chắc kiến thức mới hơn, qua đó học tập tốt hơn.

Xem thêm: Đất Feralit Có Đặc Tính Gì, Và Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Việc Sử Dụng Đất

Tuần 1Tuần 1 Tiết 1 trang 5, 6 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 1 Tiết 2 trang 6, 7 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 2Tuần 2 Tiết 1 trang 8 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 2 Tiết 2 trang 9, 10 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 3Tuần 3 Tiết 1 trang 11 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 3 Tiết 2 trang 12, 14 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 4Tuần 4 Tiết 1 trang 15, 16 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 4 Tiết 2 trang 16, 17 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 5Tuần 5 Tiết 1 trang 18, 19 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 5 Tiết 2 trang 19, 20 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 6Tuần 6 Tiết 1 trang 21 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 6 Tiết 2 trang 22, 23 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 7Tuần 7 Tiết 1 trang 24, 25 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 7 Tiết 2 trang 25, 26 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 8Tuần 8 Tiết 1 trang 27 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 8 Tiết 2 trang 28, 29 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 9Tuần 9 Tiết 1 trang 30 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 9 Tiết 2 trang 31, 32 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Đáp án Kiểm tra giữa học kì 1 trang 33, 34 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 10Tuần 10 Tiết 1 trang 35 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 10 Tiết 2 trang 36, 37 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 11Tuần 11 Tiết 1 trang 38 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 11 Tiết 2 trang 39, 40 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 12Tuần 12 Tiết 1 trang 41 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 12 Tiết 2 trang 42, 43 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 13Tuần 13 Tiết 1 trang 44 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 13 Tiết 2 trang 45, 46 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 14Tuần 14 Tiết 1 trang 47, 48 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 14 Tiết 2 trang 48, 50 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 15Tuần 15 Tiết 1 trang 51, 52 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 15 Tiết 2 trang 52, 53 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 16Tuần 16 Tiết 1 trang 54, 55 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 16 Tiết 2 trang 55, 56 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 17Tuần 17 Tiết 1 trang 57 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 17 Tiết 2 trang 58, 60 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 18Tuần 18 Tiết 1 trang 61, 62 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 18 Tiết 2 trang 63, 64 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Đáp án Kiểm tra cuối học kì 1 trang 65, 66 - Cùng em học Toán 5 Tập 1Tuần 19 trang 5, 8 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 20 trang 9, 12 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 21 trang 13, 16 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 22 trang 17, 21 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 23 trang 22, 25 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 24 trang 26, 29 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Đáp án Kiểm tra giữa học kì 2 trang 30, 31 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 25 trang 32, 34 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 26 trang 35, 37 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 27 trang 38, 40 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 28 trang 41, 43 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 29 trang 44, 45 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 30 trang 46, 48 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 31 trang 49, 51 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 32 trang 52, 54 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 33 trang 55, 57 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 34 trang 58, 60 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Tuần 35 trang 61, 63 - Cùng em học Toán 5 Tập 2Đáp án Kiểm tra cuối học kì 2 trang 64, 66 - Cùng em học Toán 5 Tập 2

Giải Cùng em học Toán lớp 5 tập 2 Kiểm tra giữa học kì II trang 30, 31 với lời giải chi tiết. Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : Chữ số 7 trong số thập phân 3,475 có giá trị là ……

Bài 1

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Chữ số 7 trong số thập phân 3,475 có giá trị là ……

Phương pháp giải:

Xác định hàng của chữ số 7, từ đó xác định được giá trị của chữ số 7 trong số thập phân đã cho.

Lời giải chi tiết:

Chữ số 7 trong số thập phân 3,475 thuộc hàng phần trăm nên có giá trị là \[\dfrac{7}{{100}}\].

Bài 2

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

a] “Mười hai phẩy ba mươi lăm” viết là: ……..

b] Số 34,07 đọc là: ……..

Phương pháp giải:

Muốn đọc [hoặc viết] một số thập phân, ta đọc [hoặc viết] lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp ” trước hết đọc [hoặc viết] phần nguyên, đọc [hoặc viết] dấu “phẩy”, sau đó đọc [hoặc viết] phần thập phân.

Lời giải chi tiết:

a] “Mười hai phẩy ba mươi lăm” viết là 12,35.

b] Số 34,07 đọc là ba mươi tư phẩy không bảy.

Bài 3

Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:

Cho hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là \[\dfrac{2}{3}\]m, \[\dfrac{5}{6}\]m và chiều cao là \[\dfrac{3}{4}\]m. Diện tích hình thang này là: ……

Phương pháp giải:

Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao [cùng đơn vị đo] rồi chia cho 2.

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình thang đó là:

            \[\left[ {\dfrac{2}{3} + \dfrac{5}{6}} \right] \times \dfrac{3}{4}:2 = \dfrac{9}{{16}}\left[ {{m^2}} \right]\]

                             Đáp số : \[ \dfrac{9}{{16}}m^2\].

Bài 4

Viết vào ô trống [theo mẫu]:

Viết số

Đọc số

74cm3

Bảy mươi tư xăng-ti-mét khối

308dm3

5,2m3

Mười chín phẩy tám đề-xi-mét khối

Hai trăm ba mươi mốt xăng-ti-mét khối

Phương pháp giải:

Để đọc hoặc viết các số đo thể tích ta đọc hoặc viết số đo trước, sau đó đọc hoặc viết tên đơn vị đo thể tích.

Lời giải chi tiết:

Viết số

Đọc số

\[74c{m^3}\]

Bảy mươi tư xăng-ti-mét khối

\[308d{m^3}\]

Ba trăm linh tám đề-xi-mét khối

\[5,2{m^3}\]

Năm phẩy hai mét khối

\[19,8d{m^3}\]

Mười chín phẩy tám đề-xi-mét khối

\[231c{m^3}\]

Hai trăm ba mươi mốt xăng-ti-mét khối

Bài 5

Tìm \[x\]

\[\begin{array}{l}x – 63,4 = 123,5:5\\x =  \ldots \\x =  \ldots \end{array}\]

Phương pháp giải:

– Tính giá trị vế phải.

– \[x\] ở vị trí số bị trừ, muốn tìm số bị trừ là lấy hiệu cộng với số trừ.

Lời giải chi tiết:

\[x – 63,4 = 123,5 : 5\]

\[x – 63,4 = 24,7\]

\[x = 24,7 + 63,4\]

\[x = 88,1\]

Bài 6

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Một cửa hàng định bán một chiếc cặp là 450 000 đồng. Nhân dịp khai giảng năm mới, cửa hàng giảm giá 10%. Hỏi giá của chiếc cặp sau khi giảm giá là bao nhiêu tiền ?

Phương pháp giải:

– Có thể coi giá ban đầu của chiếc cặp là \[100\% \].

  Giá của chiếc cặp sau khi giảm \[10\% \] sẽ chiếm \[100\%  – 10\%  = 90\% \] giá ban đầu.

– Tìm giá của chiếc cặp sau khi giảm giá chính là tìm \[90\% \] của \[450\,\,000\] đồng. Muốn tìm \[90\% \] của \[450\,\,000\] đồng ta lấy \[450\;000\] chia cho \[100\] rồi nhân với \[90\], sau đó ghi thêm đơn vị vào kết quả.

Lời giải chi tiết:

Tỉ số phần trăm của giá của chiếc cặp sau khi giảm và giá bán ban đầu của chiếc cặp là:

                \[100\%  – 10\%  = 90\% \]

Giá của chiếc cặp sau khi giảm giá là:

           \[450\,\,000:100 \times 90 = 405\,\,000\] [đồng]

Lưu ý khi giải: Có thể tìm giá của chiếc cặp sau khi giảm giá bằng cách lấy giá bán ban đầu của chiếc cặp trừ đi số tiền được giảm giá. Số tiền được giảm giá bằng \[10\% \] của \[450\,\,000\] đồng.

Bài 7

 Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:

Một bánh xe có bán kính là 0,34m. Hỏi khi bánh xe đó lăn trên mặt đất 500 vòng thì nó đi được bao nhiêu mét ?

Trả lời : Bánh xe đó đi được là : …………

Phương pháp giải:

– Quãng đường khi bánh xe đó lăn trên mặt đất 1 vòng chính là chu vi của bánh xe đó. Muốn tính chu vi ta lấy hai lần bán kính nhân với số 3,14.

– Tính quãng đường khi bánh xe đó lăn trên mặt đất 500 vòng ta lấy quãng đường khi bánh xe đó lăn trên mặt đất 1 vòng nhân với 500.

Lời giải chi tiết:

Chu vi bánh xe đó là:

           \[0,34 × 2 × 3,14 =  2,1352\;[m]\]

Quãng đường khi bánh xe đó lăn trên mặt đất 1 vòng chính là chu vi của bánh xe đó. Do đó khi bánh xe đó lăn trên mặt đất 1 vòng thì nó đi được \[2,1352m\].

Khi bánh xe đó lăn trên mặt đất 500 vòng thì nó đi được số mét là:

          \[2,1352 × 500 = 1067,6\;[m]\]

Vậy bánh xe đó đi được là \[1067,6m\].

Bài 8

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Một cửa hàng đã bán 300 cây kem [sô-cô-la, đậu xanh, khoai môn và va-ni] được cho trên biểu đồ hình quạt bên.

a] Cửa hàng bán được …… cây kem sô-cô-la.

b] Cửa hàng bán được …… cây kem khoai môn và va-ni.

Phương pháp giải:

– Quan sát hình vẽ để xác định tỉ lệ phần trăm của các loại kem so với tổng số kem cửa hàng đã bán.

– Muốn tìm \[a\,\% \] của \[B\] ta có thể lấy \[B\]chia cho \[100\] rồi nhân với \[a\] hoặc lấy \[B\] nhân với \[a\] rồi chia cho \[100\].

Lời giải chi tiết:

Quan sát biểu đồ ta thấy số kem sô-cô-la đã bán chiếm 30%, số kem đậu xanh chiếm 35%, số kem va-ni chiếm 16% và số kem khoai môn chiếm 19% tổng số kem.

a] Cửa hàng đã bán được số cây kem sô-cô-la là:

            \[300:100 \times 30 = 90\] [cây]

b] Cửa hàng đã bán được số cây kem khoai môn là:

            \[300:100 \times 19 = 57\] [cây]

Cửa hàng đã bán được số cây kem va-ni là:

            \[300:100 \times 16 = 48\] [cây]

Cửa hàng đã bán được số cây kem khoai môn và va-ni là:

             \[57 + 48 = 105\] [cây]

Vậy:

a] Cửa hàng đã bán được 90 cây kem sô-cô-la. 

b] Cửa hàng đã bán được 105 cây kem khoai môn và va-ni.

Bài 9

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Một thùng chứa \[54l\] dầu, cân nặng \[46kg\]. Hỏi sau khi lấy đi \[30l\] dầu thì lượng dầu còn lại cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam, biết rằng cái thùng rỗng cân nặng 5,5kg ?

Trả lời : Lượng dầu còn lại cân nặng là …..\[kg\].

Phương pháp giải:

– Tính cân nặng của \[54l\] dầu ta lấy cân nặng của cả can dầu trừ đi cân nặng của thùng rỗng.

– Tính cân nặng của \[1l\] dầu ta lấy cân nặng của \[54l\] dầu chia cho \[54\].

– Tính số lít dầu còn lại ta lấy số lít dầu ban đầu trừ đi số dầu đã lấy đi.

– Tính cân nặng của số dầu còn lại ta lấy cân nặng của \[1l\] dầu nhân với số lít dầu còn lại.

Lời giải chi tiết:

\[54l\] dầu cân nặng số ki-lô-gam là:

            \[46 – 5,5 = 40,5\,\,[kg]\]

\[1l\] dầu cân nặng số ki-lô-gam là:

            \[40,5:54 = 0,75\,\,[kg]\]

Sau khi lấy đi thì còn lại số lít dầu là:

            \[54 – 30 = 24\,\,[l]\]

Lượng dầu còn lại cân nặng số ki-lô-gam là:

            \[0,75 \times 24 = 18\,\,[kg]\]

                                Đáp số: \[18kg\].

Vậy lượng dầu còn lại cân nặng là \[18kg\].

Chú ý: có thể tính cân nặng của số dầu còn lại bằng cách lấy cân nặng của số dầu ban đầu trừ đi cân nặng của số dầu đã lấy đi, tức là lấy cân nặng của \[54l\] dầu trừ đi cân nặng của \[30l\] dầu.

Bài 10

Có 5 khối gỗ, mỗi khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 6dm. Biết 1dm3 gỗ đó cân nặng 2kg. Hỏi xe có trọng tải 4 tấn [khối lượng nhiều nhất mà xe có thể chở được là 4 tấn] có chở được cùng lúc 5 khối gỗ đó không ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

– Tính thể tích của một khối gỗ ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.

– Tính cân nặng của một khối gỗ ta lấy cân nặng của \[1d{m^3}\] gỗ nhân với thể tích khối gỗ.

– Tính cân nặng của 5 khối gỗ ta lấy cân nặng của 1 khối gỗ nhân với 5.

– Đổi 4 tấn = 4000kg. Ta sẽ so sánh, nếu cân nặng của 5 khối gỗ nhỏ hơn trọng tải của xe thì xe có thể chở được cùng lúc 5 khối gỗ, nếu cân nặng của 5 khối gỗ lớn hơn trọng tải của xe thì xe không thể chở được cùng lúc 5 khối gỗ.

Lời giải chi tiết:

Thể tích của một khối gỗ là:

             \[6 \times 6 \times 6 = 216\,\,[d{m^3}]\]

Một khối gỗ cân nặng số ki-lô-gam là:

             \[2 × 216 = 432\;[kg]\]

5 khối gỗ cân nặng số ki-lô-gam là:

             \[432 × 5 = 2160\;[kg]\]

Ta có: \[4\] tấn = \[4000kg\]

Mà \[2160kg < 4000kg\].

Vậy xe đó có thể chở được cùng lúc \[5\] khối gỗ. 

Phòng GDĐT Thoại Sơn

Video liên quan

Chủ Đề