Củ chi nằm ở đâu

Củ Chi là một huyện ngoại thành của TP.HCM. Bất cứ ai đến đây cũng sẽ nhận thấy sư yên bình và hoang sơ. Mặc dù không giống bất cứ quận, huyện nào khác nhưng đây vẫn là một nơi có đầy đủ tiềm năng về kinh tế. Hơn hết những năm gần đây bất động sản của Củ Chi rất phát triển. Vậy huyện Củ Chi có những đặc điểm nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Vị trí huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi nằm trong quy hoạch trở thành khu đô thị Tây Bắc Sài Gòn với quy mô khoảng 6.000 ha gồm các xã Tân Phú Trung, Tân An Hội, Tân Thông Hội, Phước Hiệp…

Nhắc đến Tây Ninh người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiến công lừng lẫy của dân tộc cùng với lịch sử hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc với diện  tích 435 km2 và cách TP.HCM 33 km. Vị trí địa lý của Củ Chi đặc biệt vì đây là nơi có sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông chảy qua, đồng thời cũng là nơi tiếp giáp giữa hai khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Nằm ở ngoại thành, Củ Chi tiếp giáp với một vài Tỉnh thành khác, cụ thể:

Ở phía Bắc huyện tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, đây là nơi có nền công nghiệp phát triển với nhiều nhà máy và xí nghiệp. Từ Củ Chi đến Bình Dương khoản 21 km.

+ Phía Nam, Củ Chi tiếp giáp với Huyện Hooc Môn;

+ Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh, một tỉnh có khu du lịch núi Bà Đen vô cùng nổi tiếng;

+ Phía Tây là Tỉnh Long An;

Nhìn vào vị trí địa lý có thể thấy Tây Ninh không có tiếp giáp với những Quận trung tâm của Thành phố nên sự phồn hoa và nhộn nhịp thường nhật, không dành cho nơi đây. Tại Củ Chi có 20 đơn vị hành chính cấp xã, đến nay đều được phát triển và đầu tư một cách đồng bộ.

Cầu vượt Củ Chi kết nối trung tâm TP HCM với huyện Củ Chi 

Với vị trí tiếp giáp nhiều tỉnh xung quanh, Củ Chi được chú trọng đầu tư mạng lưới giao thông trọng điểm. Đặc biệt tuyến cao tốc TP.HCM đến Mộc Bài sẽ đi qua Củ Chi được xem là tuyến giao thông huyết mạch. Bởi lẽ nó sẽ kết nối khu vực ASEAN với các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Đây là một trong những lý do khiến bất động sản của Củ Chi nhanh chóng có sức hút với các nhà đầu tư.

Ngoài ra còn có các dự án nhằm kết nối huyện Củ Chi với  trung tâm TP và các tỉnh lân cận khác như Quốc lộ 22, Quốc lộ 1,…Nơi đây đang làm tất cả để có thể bứt phá và phát triển hơn trong tương lai. Giao thông chính là tiền đề quan trọng giúp Củ Chi có thể khai thác hết những lợi thế đang có, đặc biệt là mảng bất động sản khiến giá đất tại đây ngày một tăng cao.

Theo quy hoạch, trong năm 2020, Tỉnh lộ 8 nối Bình Dương – Củ Chi – Long An sẽ đi vào hoạt động. Đây là tuyến đường kết nối Khu Công nghiệp Đông Nam [Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương] – Khu Công nghiệp Tây Bắc [gần thị trấn Củ Chi] – Cụm công nghiệp Đức Hoà – Đức Huệ [Long An].

Bên cạnh đó, từ tuyền đườn này, đi dọc theo Quốc lộ 22 để tiếp cận Cụm công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh. Vì vậy, bất động sản Củ Chi sẽ được nâng tầm giá trị nhờ khả năng kết nối của Tỉnh lộ 8. Cụ thể, giá đất nền gần mặt tiền Tỉnh lộ 8 tại Củ Chi ngày càng tăng giá. Ngoài ra, dự án xây cầu Bình Tiên qua kênh Đôi [nguồn vốn 3.507 tỷ đồng] giúp kết nối Củ Chi và các khu vực xung quanh.

Tại Củ Chi, được đầu tư hệ thống giao thông hiện hữu như: cầu Rạch Tra [nối Củ Chi – Hóc Môn], đường Trường Chinh; hầm chui An Sương [nối Bình Tân - Củ Chi, Hóc Môn – Tây Ninh – Long An]; … Mặc dù áp lực những con đường trên chịu vận tải rất lớn nhưng đã cải thiện, nâng cấp đáng kể so với trước đó.

Đặc biệt, dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài. Đây là hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh. Khi tuyến này hoàn thành, Khu Tây Bắc sẽ là cầu nối giao thương mạnh mẽ giữa vùng lõi nội đô và nhiều tỉnh lân cận.

Tham khảo: Giá bán một số dự án đất nền Củ Chi đang bán năm 2020.

Hạ tầng giao thông tại Củ Chi hoàn thiện là điểm cộng trong việc gia tăng giá trị Bất động sản tại đây

Với chính sách dãn dân của nhà nước, Củ Chi được đầu tư để phát triển kinh tế, văn hóa, thể thao,…cùng với đó những tiện ích cũng được quan tâm và đẩy mạnh.

Trong năm 2020, Huyện Củ Chi đang có chủ trường quy hoạch các dự án sau: Bệnh viện Nhi Đồng 2 với quy mô 200 ha, toạ lạc tại xã An Phú và xã An Nhơn Tây; hay Trường bắn bộ chỉ huy quân sự thành phố với quy mô 71 ha thuộc xã Phú Mỹ Hưng; dự án Trường ngành y thành phố với quy mô 100 ha thuộc xã Phước Hiệp; dự án Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng với quy mô 30 ha thuộc xã Phú Hòa Đông...

Củ Chi có không khí trong lành với nhiều cây xanh và những con kênh xung quanh  giúp nơi đây mát mẻ, dễ chịu hơn bất cứ đâu. Thiên nhiên ưu ái sẵn những điều tốt đẹp nên dù con người không tác động đến thì đây vẫn là một tiện ích mà không phải nơi nào cũng có được.

Ngày nay, người dân của huyện đã được sử dụng hệ thống nước máy sạch và đảm bảo. Tất cả các xã trên địa bàn huyện đều được sử dụng nguồn nước sạch để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Cơ sở y tế và các khu vui chơi tại Củ Chi cũng đều được phát triển. Với bệnh viện Xuyên Á, bệnh viện đa khoa Củ Chi,…người dân có thể an tâm khám chữa bệnh mà không cần phải đi xa. Những hình thức giải trí như rạp chiếu phim, khu vui chơi, siêu thị,…cũng không thiếu tại đây.

Người dân Củ Chi có đầy đủ công ăn việc làm tại các khu công nghiệp lớn như Tân Phú Trung, Tân Quy,…giúp tạo ra thu nhập ổn định và phát triển cuộc sống.

Đặc biệt hơn nữa, với sự đầu tư của nhà nước, cùng với sự phát triển của mạng lưới giao thông. Các dự án căn hộ tại Củ Chi đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Những dự án khu biệt thự sinh thái với sân tập thể thao, hồ bơi,…hứa hẹn sẽ đem đến luồn gió mới cho Huyện Củ Chi.

Củ Chi đất thép Thành Đồng

Với diện tích 543 ha, đây là khu công nghiệp có diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện Củ Chi. Nằm bên kênh Thầy Cau, giữa xã Tân phú Trung và xã Tân Thông hội, khu công nghiệp này quy tụ 40 doanh nghiệp, đồng thời cũng là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân Củ Chi. Chủ đầu tư của khu công nghiệp này là Công ty cổ phần phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc. Khi mới thành lập, vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng.

Trên đây là một vài thông tin về vị trí địa lý, giao thông và tiện ích của huyện Củ Chi. Giữa lúc giá đất ở các Quận khác trong thành phố quá cao khiến các nhà đầu tư cảm thấy ngán ngẩm thì Củ Chi dường như là một nhân tố mới với sự thuận lợi về tự nhiên và địa hình, nơi đây hứa hẹn sẽ có sự đôt phá và có bước chuyển mình thành công trong những năm tiếp theo với sự phát triển của bất động sản.

Bạn đang tìm kiếm bản đồ Huyện Củ Chi khổ lớn hay bản đồ hành chính các xã, thị trấn tại Củ Chi nhằm tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất, ranh giới địa lý tại khu vực.

Chúng tôi Invert tổng hợp chia sẻ về bản đồ huyện Củ Chi phóng to năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp, chia sẻ quá trình hình thành và phát triển huyện Củ Chi chi tiết".

Bản đồ ranh giới của huyện Củ Chi

Củ Chỉ là huyện nội thành của TP Hồ Chí Minh với diện tích 434,77 km², dân số năm 2019 là 462.047 người, chia làm 21 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Củ Chi và 20 xã. Trên địa huyện có tuyến đường xuyên Á nối liền thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh và sang Campuchia.

Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông. Nằm về phía tây bắc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng thuôc tỉnh Tây Ninh
  • Phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương
  • Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa thuộc  tỉnh Long An
  • Phía Nam giáp huyện Hóc Môn thuộc thành phố Hồ Chí Minh

Địa hình: Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc - Đông nam và Đông bắc - Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố.

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:

- Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m

- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.

- Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.

Bản đồ hành chính huyện Củ Chi năm 2022

Bản đồ hành chính huyện Củ Chi năm 2022

Sơ đồ định hướng phát triển không gian huyện Củ Chi mới nhất

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Củ Chi

PHÓNG TO

Tìm hiểu di tích lịch sử và quá trình phát triển của huyện Củ Chi

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mặt đất Củ Chi không còn nơi nào lành lặn, hàng chục ngàn ngôi nhà cháy sập, hàng vạn hecta ruộng vườn bị cày xới, mặt đất loang lỗ hố bom, cỏ Mỹ mọc tràn lan, trong lòng đất còn ẩn chứa đầy rẫy bom mìn.

Riêng huyện Củ Chi đã có gần 11.000 liệt sĩ, trên 3.000 thương binh, bệnh binh, trên 10.000 gia đình liệt sĩ, gia đình có công cách mạng và hàng ngàn người dân phải hứng chịu bao nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Chính từ những cống hiến, hy sinh to lớn đó Củ Chi được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Củ Chi đất thép thành đồng” và Huyện : Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới; có 2 đơn vị Lực lượng võ trang và 16/21 xã, thị trấn được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 29 cá nhân anh hùng, 772 Bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, Củ Chi là cửa ngõ Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh nơi có tuyến đường xuyên Á nối liền thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh và sang Campuchia.

Là địa bàn tiếp giáp với sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có nhiều hệ thống kênh rạch, thuận lợi cho việc phát triển giao thông thủy, bộ phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đa số người dân sống bằng nghề nông và nghề tiểu thủ công nghiệp như : ép đậu phộng lấy dầu, xay xát gạo, làm bánh tráng, đan đác đồ tre trúc ….

Sau giải phóng chính quyền, nhân dân Củ Chi ra sức thực hiện mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, từng bước thay đổi bộ mặt vùng nông thôn chuyển dịch cơ cấu nông – công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định đời sống nhân dân.

Tính đến nay trên địa bàn huyện hình thành 05 cụm công nghiệp đa dạng ngành nghề, đã thu hút và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Di tích lịch sử

Trải qua hai cuộc kháng chiến, mảnh đất Củ Chi đã để lại nhiều di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật văn hóa gắn bó với thời gian, là cái nôi truyền dạy cho các cháu về tinh thần yêu nước của nhân dân Củ Chi:

1. Di tích lịch sử địa đạo Bến Dược: Di tích địa đạo Bến Dược còn gọi là Khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm ở tận cùng về phía Bắc của huyện Củ Chi, Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng [Trảng Bàng] và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa, cách Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc.

2. Di tích lịch sử địa đạo Bến Đình: Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Đình thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, nằm về phía Bắc thị trấn Củ Chi, giáp với sông Sài Gòn và tỉnh lộ 15, cách Trung tâm thành phố 55km. Phía Bắc giáp với xã An Nhơn Tây, phía Nam giáp xã Phú Hòa Đông, phía Tây giáp xã Phạm Văn Cội và phía Đông giáp sông Sài Gòn.

3. Đình Cây Sộp: Đình Cây Sộp tọa lạc tại ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Từ chợ Bến Thành theo đường Cách mạng tháng 8, Quốc lộ 22 đến ngã năm Thị trấn Củ Chi – tại chân cầu vượt rẽ phải theo đường Nguyễn Văn Khạ vào khoảng 5km rẻ trái là đến di tích.

4. Đình Xóm Huế: Đình Xóm Huế tọa lạc tại ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Đình có vị trí cách trung tâm thành phố 30km, theo Quốc lộ 22 từ Sài Gòn lên Củ Chi đến km thứ 19 khu vực ấp Xóm Huế, rẻ trái vào đường Quốc Thạnh, hơn 1km là đến di tích.

5. Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Từ trung tâm thành phố theo đường Quốc lộ 22 đến huyện Hóc Môn, theo đường Tỉnh lộ 15 qua cầu Xáng đến địa phận Củ Chi, xuôi về hướng bắc qua ngã tư Tân Quy khoảng 3km sẽ gặp ngôi chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Lịch sử hình thành huyện Củ Chi

Năm 1698 Chưởng Cơ, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam thành lập phủ Gia Định để quản lý hai huyện Phước Long và Tân Bình thì Củ Chi thuộc tổng Bình Dương huyện Tân Bình.

Ngày 29/4/1957, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 138-BNV-HC-NĐ, theo Nghị định này, địa bàn các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ được tách khỏi tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương .

Đến năm 1963, chính quyền Sài Gòn chia quận Củ Chi thành hai quận Củ Chi và quận Phú Hòa. Quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương. Tháng 8 năm 1968, do tính chất ác liệt của chiến trường ta chia Củ Chi ra thành hai huyện là huyện Nam Chi và huyện Bắc Chi.

Sau ngày 30/4/1975, chính quyền cách mạng được thành lập, quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương được sáp nhập vào địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thành một đơn vị hành chính gọi là huyện Củ Chi.

Hiện nay huyện Củ Chi có Thị trấn Củ Chi và 20 xã là Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông và Phước Vĩnh An.

Video liên quan

Chủ Đề