Cốt truyện bài Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngơị vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

A.  Kiến thức chung

  • Nguyễn Dữ [chưa rõ năm sinh, năm mất], quê ở Hải Dương.
  • Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
  • Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức đương thời.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

  • Chuyện người con gái Nam Xương ra đời vào thế kỉ XVI. Là truyện thứ XVI trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục – tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ.

b. Ý nghĩa nhan đề

Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những truyện kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Nội dung trọng tâm của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật Vũ Nương 

  1. Là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
  • Là người con gái nết na, thuỳ mị, tư dung tốt đẹp
  • Là người vợ đảm đang, tháo vát, thủy chung

+ Biết chồng có tính đa nghi nên hết sức giữ gìn khuôn phép để không xảy ra bất hòa

+ Ngày tiễn chồng đi lính: dặn dò đầy tình nghĩa, không mong vinh hiển, chỉ cầu bình an.

+ Khi xa chồng: hết sức thủy chung, giữ tiết, sống trong nỗi nhớ thương khắc khoải.

  • Là người con dâu rất mực hiếu thảo: tận tình chăm sóc mẹ chồng lúc ốm nặng. Một mình nàng lo việc ma chay, tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
  • Là người mẹ hiền, yêu thương con tha thiết: một mình nuôi con nhỏ với tất cả tình thương yêu của người mẹ và của cả người cha nơi chiến trường [khi chồng đi vắng, nàng chỉ chiếc bóng trên tường nói là cha Đản]
  • Là con người nhân nghĩa giàu lòng tự trọng: khi bị chồng nghi oan, nàng hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ bằng việc phân trần nhưng không được => trẫm mình trên sông để bảo toàn danh dự.

2. Bi kịch của Vũ Nương

  • Là nạn nhân của tư tưởng phong kiến nam quyền: hôn nhân không có tình yêu [Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ].
  • Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa: gia đình đang hạnh phúc “sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc nửa binh]. Những ngày ở nhà, Vũ Nương chờ đợi chồng, ngóng chồng đầy thương nhớ như nàng Phọng Phu.
  • Chịu nỗi oan khuất và cái chết oan nghiệt: lời trẻ con + tính đa nghi của chồng dồn đẩy nàng tới cái chết.

Bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một lời tố cáo xã hội phong kiến, bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với số phận mong manh, bi thảm của người phụ nữ. Họ không những không được bênh vực, che chở mà còn bị đối xử một cách bất công, vô lí. Vì lời nói ngây thơ của con trẻ, vì anh chồng hồ đồ, ghen tuông mà phải kết liễu cuộc đời.

C. Tổng kết

  • Chuyện người con gái Nam Xương: Khẳng định vẻ đẹp, tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đồng thời tác giả còn nói lên niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.

2. Nghệ thuật

  • Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán
  • Kết hợp yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường với cách kể chuyện và xây dựng nhân vật rất thành công.

Related Articles

Với các mẫu Tóm tắt bài Chuyện người con gái Nam Xương hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 9 hơn.

A/ Nội dung bài Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện ngắn của Truyền kì mạn lục. Truyện Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Chuyện người con gái Nam Xương

Tóm tắt bài Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 1

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.

Tóm tắt bài Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 2

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.

Tóm tắt bài Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 3

Vũ Thị Thiết gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi.

Tóm tắt bài Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 4

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.

Tóm tắt bài Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 5

Vũ Nương nết na, xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lang vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

- Hoàn cảnh sáng tác: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục [ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền], được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục.

- Giá trị nội dung:

+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

+ Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Truyện viết bằng chữ Hán.

+ Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công.

Video liên quan

Chủ Đề