Công thức tính công của dòng điện cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức

Tính quãng đường vật đi được trong 5s; 20p [Vật lý - Lớp 7]

2 trả lời

Tính số vòng dây của biến trở? [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Tính vận tốc của mỗi tàu [Vật lý - Lớp 8]

1 trả lời

Tính điện trở của dây dẫn [Vật lý - Lớp 9]

2 trả lời

Tính [Vật lý - Lớp 7]

5 trả lời

Mắc nối tiếp 2 đèn vào nguồn điện có hđt 24V [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Tính quãng đường vật đi được trong 5s; 20p [Vật lý - Lớp 7]

2 trả lời

Tính số vòng dây của biến trở? [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Tính vận tốc của mỗi tàu [Vật lý - Lớp 8]

1 trả lời

Tính điện trở của dây dẫn [Vật lý - Lớp 9]

2 trả lời

Tính [Vật lý - Lớp 7]

5 trả lời

Mắc nối tiếp 2 đèn vào nguồn điện có hđt 24V [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Câu hỏi: công của dòng điện có đơn vị là gì?

A. J/m         

B. kWh       

C. W 

D. kVA

Lời giải:

Đáp án: B Công của dòng điện có đơn vị là kWh 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về điện năng và công suất nhé!

1. Điện năng là gì?

a] Dòng điện có mang năng lượng: 

Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.

Ví dụ:

+ Dòng điện qua bếp điện làm bếp điện nóng lên [cung cấp nhiệt lượng].

+ Dòng điện qua quạt điện làm cánh quạt điện quay [thực hiện công].

b] Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

- Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và có phần năng lượng vô ích.

- Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng: 

Trong đó:

Ai: là năng lượng có ích

Ahp: là năng lượng hao phí

Atp: là năng lượng toàn phần được huyển hóa từ điện năng

2. Công của dòng điện 

Công của dòng điện là lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

Công của dòng điện được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

- Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilôoat giờ: 1kW.h=3600000J=3600kJ1kW.h=3600000J=3600kJ.

3. Công thức tính công của dòng điện

Xét đoạn mạch như hình vẽ:

Hình 1: Đoạn mạch AB

Khi đặt một hiệu điện thế U vào đoạn mạch AB, các điện tích tự do có trong mạch sẽ chịu tác dụng của lực điện. Sự chuyển dời có hướng của các điện tích này tạo thành dòng điện trong đoạn mạch và khi đó lực điện thực hiện công. Nếu cường độ dòng điện là I thì sau một thời gian t sẽ có điện lượng [q=It] di chuyển trong đoạn mạch và khi đó lực điện thực hiện một công là: 

[A=Uq=UIt]

Trong đó:

A là công của dòng điện [J]

U hiệu điện thế giữa hai đầu dòng điện [V]

I là cường độ dòng điện [A]

t là thời giân điện lượng di chuyển trong đoạn mạch [s]

q: điện lượng di chuyển trong đoạn mạch [C ]

công của dòng điện có đơn vị là : kWh [ki lô oát, 1KWh = 3,6.106 J]

Công thức tính Công suất

P = U.I

P: Công suất [W]

U: HĐT  [V]

I: CĐDĐ [A]

1W = 1V.A

*Công thức tính công của dòng điện:

         A = P. t = U.I.t

1KWh = 3,6.106 J

* Đo công của dòng điện:

 _ Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện

_ Mỗi số đếm của công tơ điện cho ta biết lượng điện năng được sử dụng là 1KWh

Phân biệt các đơn vị chỉ công suất:

k là viết tắt của kilo

V là viết tắt của từ Volt

A là viết tắt của Ampere

Trong một mạng điện xoay chiều thì công suất biểu kiến S là vecto tổng của công suất thực P và công suất phản kháng Q.

Volt-Ampere được viết tắt là VA là đơn vị đo công suất của dòng điện. Đơn vị này được tính bằng tích hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere.

Trong mạch điện 1 chiều, VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA thường được dùng để tính công suất biểu kiến còn Watt được dùng để tính công suất thực.

Trên một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn hơn so với công suất thực.

K là viết tắt của kilo

W là viết tắt của Watt đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế. Đơn vị này được lấy theo tên của nhà khoa học James Watt

Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong một khoảng thời gian Δt.

13:26:0016/11/2021

Hàng tháng, mỗi gia đình sử dụng điện đều phải trả tiền theo số đếm của công tơ điện. Số đếm này cho biết công suất điệt hay lượng điện năng đã sử dụng.

Bài viết này sẽ giúp các em biết dòng điện có mang năng lượng, sự chuyển hóa điện năng thành các dạng nang lượng khác; công thức tính công của dòng điện;

I. Điện năng

1. Dòng điện có mang năng lượng

• Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.

* Ví dụ:

- Dòng điện qua bếp điện, bàn là [bàn ủi] làm bếp điện, bàn là nóng lên [cung cấp nhiệt lượng].

- Dòng điện qua quạt điện làm cánh quạt điện quay [thực hiện công].

2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

- Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và có phần năng lượng vô ích.

- Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng:

 

Trong đó:

 Ai: là năng lượng có ích

 Ahp: là năng lượng hao phí

 Atp: là năng lượng toàn phần được huyển hóa từ điện năng

II. Công của dòng điện

1. Công của dòng điện

- Công của dòng điện sản ra ở một doạn mạch là do lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

2. Công thức tính công của dòng điện

Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

 U: là hiệu điện thế [V]

 I: là cường độ dòng điện [A]

 t: là thời gian dòng điện chạy qua [s]

 A: là công của dòng điện, đo bằng Jun [J]

 1J = 1W.1s = 1V.1A.1s

 1KW.h = 1000W.3600s = 3600000[J].

3. Đo công của dòng điện

- Trong thực tế, công của dòng điện hay điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện.

- Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã sử dụng là 1 kilôoat giờ [1kWh].

- Khi các dụng cụ dùng điện hoạt động bình thường, tức là sử dụng hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ thực tế mới đúng bằng công suất định mức của nó.

III. Câu hỏi vận dụng điện năng, công của dòng điện

* Câu C7 trang 39 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn có ghi 220V - 75W được thắp sáng liên tục có hiệu điện thế 220V trong 4 giờ. Tính lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ trong trường hợp này.

> Lời giải:

- Bài cho: U = 220V; P = 75W = 0,075kW; t = 4h, hỏi A=?

- Lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng là: A = P.t = 0,075.4 = 0,3kWh

[Bài này các em nhớ lưu ý đơn vị của công A, để đơn vị theo kWh hoặc Ws = J]

* Câu C8 trang 39 SGK Vật Lý 9: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng, công suẩt của bếp điện, và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.

> Lời giải:

- Bài cho: U = 220V; t = 2h; P = 1,5kW; Hỏi: P = ?; I = ?

- Ta có: t = 2 giờ = 2h = 2.3600s = 7200s

- Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là:

 A = 1,5kWh = 1,5.1000.3600 = 5,4.106J

- Công suất của bếp điện là:

- Cường độ dòng điện chạy qua bếp là:

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Điện năng, công thức tính công của dòng điện, sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Video liên quan

Chủ Đề