Công chức bị xử lý vi phạm hành chính

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức [sau đây gọi là Nghị định số 112/2020/NĐ-CP] thì cán bộ, công chức, viên chức có thể bị xem xét xử lý kỷ luật khi có một trong những hành vi vi phạm sau:

- Có hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; 

- Vi phạm vào một trong những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; 

- Vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; 

- Vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ.

 Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Sáng 21/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Nhấn mạnh về sự cần thiết ban hành nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện nay quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức còn khác nhau. Cùng là khiển trách, thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm, kỷ luật hành chính là 2 năm. Hay cảnh cáo, thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm, còn hành chính là 5 năm.

“Sự khác nhau ấy dẫn tới thực tế phát sinh một số trường hợp đã bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét kỷ luật hành chính thì các cơ quan kiến nghị không xử lý do đã hết thời hiệu theo quy định của luật. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Quy định số 69 của Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Trong đó, kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể [nếu có] theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể. Vướng mắc này cũng ảnh hưởng đến chủ trương kỷ luật nghiêm, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" của Đảng trong thời gian qua” – Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.

Để khắc phục vướng mắc này, Bộ Nội vụ cho rằng, cần sửa đổi các quy định có liên quan của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Tuy nhiên, quy trình sửa đổi Luật cần có thời gian vì phải thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định. Sau khi xin ý kiến và được sự thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 4. Trong đó, quyết nghị việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng trong thời gian nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi các luật có liên quan.

Theo đó, sẽ áp dụng thời hiệu kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Trình bày Báo cáo Thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, cơ quan thẩm tra cũng nhận thấy quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chưa bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với quy định mới về kỷ luật của Đảng, dẫn tới một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính thì hết thời hiệu theo quy định của Luật, do đó, làm giảm tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm theo pháp luật của Nhà nước.

Do đó, Ủy ban Pháp luật tán thành với Tờ trình của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 theo trình tự, thủ tục rút gọn việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng, qua đó, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để thực hiện thống nhất các quy định về nội dung này.

Ngay sau khi nghe các Báo cáo Tờ trình và Thẩm tra về: Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.

Theo đó, với đa số phiếu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026./.

Chủ Đề