Cồng chiêng tây nguyên là di sản văn hóa

Hà Nội [TTXVN 25/11/2005] Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…

Kể từ sau khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất cao nguyên.

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.

Tây Nguyên được biết đến là xứ sở của những thiên sử thi đẫm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, của không gian văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên, như Êđê, Bana, Xơđăng, Jrai, M’nông, Cơ ho…

Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, cồng chiêng có từ thời cổ đại, bắt nguồn từ nền văn minh Đông Sơn có cách đây ít nhất 3.500-4.000 năm, với hai nhạc cụ điển hình là trống đồng và cồng chiêng.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đông. Cồng, chiêng được làm từ hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50-60cm, loại cực đại tới 90-120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18-20 chiếc. Trong một bộ chiêng, chiêng mẹ [chiêng cái] là quan trọng nhất. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có dân tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng...

Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người.

Những lễ hội cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên đã và đang thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến với nơi đây. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt về văn hóa, du lịch, đồng thời góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió./.

Theo phóng viên báo Nhân Dân thường trú tại Pháp, chiều 25-11, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ [UNESCO] ở Paris [Pháp], Cồng chiêng Tây Nguyên Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại trong đợt xét duyệt lần thứ ba các kiệt tác di sản tinh thần và phi vật thể của nhân loại năm 2005.

Ðây là loại hình văn hóa phi vật thể thứ hai của nước ta được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản thế giới, sau Nhã nhạc Cung đình Huế năm 2003. Ðể được công nhận là kiệt tác phi vật thể nhân loại, Cồng chiêng Tây Nguyên đã vượt qua sự đánh giá khắt khe và công tâm của các thành viên Hội đồng thẩm định quốc tế nhóm họp trong bốn ngày, từ 21 đến 24-11. Hội đồng thẩm định quốc tế bao gồm các giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa nổi tiếng thế giới, làm việc với tinh thần độc lập và công bằng dựa trên tiêu chí đánh giá về mặt nghệ thuật, lịch sử và tầm ảnh hưởng đối với xã hội của kiệt tác.

Trước sự chứng kiến của hơn 300 đại biểu đại diện 107 nước thành viên và một tổ chức phi chính phủ, Tổng giám đốc UNESCO Côi-chi-rô Mát-xư-u-ra đã long trọng trao cho Ðại sứ nước ta bên cạnh UNESCO Vũ Ðức Tâm chứng nhận Kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại Cồng chiêng Tây Nguyên. Ông C.Mát-xư-u-ra cho biết, trong đợt xét duyệt lần này, có hàng trăm loại hình văn hóa của các nước được đệ trình, trong đó UNESCO xét duyệt 64 loại hình và công nhận 43 kiệt tác. Ông khẳng định 43 kiệt tác, trong đó có Cồng chiêng Tây Nguyên, là những di sản quý của nhân loại cần được tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát triển theo tinh thần Hiệp ước Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

Nhân dịp này, UNESCO cũng trao Giải A-ri-rang cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa của nhân loại.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa gì?

Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên xuất hiện từ khi nào?

Nó như mạch nước ngầm mang hơi thở cuộc sống của người dân nơi đây. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, cồng chiêng có từ thời cổ đại, bắt nguồn từ nền văn minh Đông Sơn có cách đây ít nhất 3.500-4.000 năm, với hai nhạc cụ điển hình là trống đồng và cồng chiêng.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nằm ở đâu?

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc...

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tiếng Anh là gì?

The space of gong culture in the Vietnam Highlands [Vietnamese: Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên] is a region in Central Vietnam that is home to cultures that value gongs.

Chủ Đề