Công bố giá vật liệu xây dựng 2023

Đứng ngồi không yên vì giá vật liệu xây dựng

Thông tin từ Ban quản lý Dự án 7 cho biết, dự án cầu Mỹ Thuận 2 đã khởi công 4/5 gói thầu. Tổng giá trị thực hiện đến nay là 777,45 tỷ đồng/1.802,368 tỷ đồng, đạt 43,13% giá trị hợp đồng, vượt 3,04%. Tổng giá trị giải ngân xây đạt 775,073 tỷ đồng/1.802,368 tỷ đồng, vượt 2,4%.

Cụ thể, gói thầu thi công đường dẫn cầu phía Tiền Giang [XL.02] có sản lượng đạt 34,02%, nhanh so với kế hoạch 0,4%, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2022.

Gói thầu thi công cọc khoan nhồi và bệ các trụ nhịp chính dây văng từ trụ T14 đến trụ T17 [XL.03A] đạt 21,05%, đang đẩy nhanh thi công bù lại khối lượng chậm, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2021.

Nhà thầu thi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 gặp khó khăn khi giá vật liệu xây dựng tăng. Ảnh: Rolíl Nguyễn

Đối với gói thầu thi công cầu dẫn phía Vĩnh Long [XL.04] đạt 42,4%, vượt so với kế hoạch 2,8%, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2022. Gói thầu còn lại là thi công thân trụ từ T14 - T17 và kết cấu phần trên nhịp chính dây văng [XL.03B] sẽ dự kiến khởi công trong năm 2023.

Phía Ban đã chỉ đạo nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt đối với gói thầu XL.03A thi công đường găng phục vụ vận chuyển máy móc, vật liệu vào dự án.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại dự án đang gặp không ít khó khăn từ dịch COVID-19 và giá vật liệu xây dựng chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Do đó, tiến độ xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 cũng chịu tác động đáng kể.

Khó khăn đầu tiên phải nói đến là do dịch bện diễn biến phức tạp, công tác huy động nhân sự, nhất là nhân sự có trình độ cao đến công trường gặp bị động và chậm chễ do phải áp dụng các biện pháp phòng dịch. Đồng thời, dịch bệnh cũng kéo theo việc vận chuyển, nguồn cung vật liệu không ổn định

Đáng chú ý là giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu như đất đắp, cát, đá... tăng cao so với thời điểm ký hợp đồng khiến nhà thầu đứng ngồi không yên. Các loại cát, đất đắp tăng bình quân tăng khoảng từ 15 - 20% so với cách đây 6 tháng.

Điển hình là giá thép tăng nóng trong thời gian vừa qua khiến nhà thầu chưa thi công đã biết lỗ. Tại Tiền Giang, tháng 12/2020 thép phi 18mm có giá 14.500 đồng/kg, còn tại Vĩnh Long là 14.600 đồng/kg đã gồm VAT.

Nhưng với giá bán hiện nay, theo thông báo của các nhà sản xuất thép rơi vào khoảng 19.300 đồng/kg, mức chênh lệch bình quân tăng khoảng 35%.

Hầu hết các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá bình quân từ 30 - 40% so với giá cuối quý IV/2020. Ước tính với mức độ biến động tăng giá thép như hiện nay, chi phí vật liệu thép các gói thầu của dự án đã tăng khoảng 135 tỷ đồng.

Kiến nghị điều chỉnh giá tách riêng hạng mục

Phía Ban quản lý Dự án 7 cho biết, các hợp đồng thi công xây dựng nói chung chủ yếu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh dựa trên phương pháp hệ số điều chỉnh giá và được tính cho toàn bộ hợp đồng, phù hợp với các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, khi thị trường có biến động lớn, giá thép tăng đột biến trong thời gian qua thì chỉ số giá xây dựng do địa phương công bố không kịp thời hoặc phản ánh chưa sát với biến động giá của dự án, công trình.

Vì vậy, việc điều chỉnh giá cho cả hợp đồng không phản ánh đầy đủ, chính xác mức độ biến động giá đột biến của thị trường.

Ban cũng đã báo cáo và kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến với cơ quan chức năng, các cấp thẩm quyền cho phép áp dụng phương pháp điều chỉnh giá trong hợp đồng. Có 2 phương pháp điều chỉnh giá đó là bù trực tiếp hoặc tách riêng hạng mục công việc có sử dụng vật liệu thép để áp dụng công thức điều chỉnh riêng.

Đồng thời, cho phép thuê tư vấn xác định chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng theo khoản 4, 5 Điều 27 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Tổng mức đầu tư dự án là 5.003 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 3.389 tỷ đồng

Cầu Mỹ Thuận 2 khoảng 6,6km, trong đó cầu chính dài 1,9 km, đường dẫn và cầu trên tuyến dài 4,7 km. Như kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2023.

Cầu Mỹ Thuận 2 là công trình quan trọng kết nối 2 tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ. Khi hoàn thành, ngoài những hiệu quả về giao thông, thì dự còn là cơ sở quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

Trước tình hình giá cả nhiên liệu, vật liệu xây dựng chủ yếu đang có nhiều biến động, xu thế biến động tăng, khó dự báo ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng vừa có văn bản 959/BXD-KTXD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, chỉ số giá xây dựng.

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 62/2020/QH14, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xác định, công bố giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng tại địa phương, bảo đảm kịp thời với những biến động giá trên thị trường xây dựng.

Nghị định số 10/2021/NĐ -CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng công bố giá các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng quý hoặc sớm hơn khi cần thiết.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, trước tình hình giá cả nhiên liệu, vật liệu xây dựng chủ yếu đang có nhiều biến động, xu thế biến động tăng, khó dự báo ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng, nhiều địa phương đã tổ chức xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng bám sát diễn biến của thị trường và công bố kịp thời, theo định kỳ hàng tháng

Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý, công bố chậm, chưa bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát với giá thị trường. Nhiều danh mục công bố còn thiếu một số vật liệu xây dựng chủ yếu…Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của các chủ thể liên quan, ảnh hưởng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các dự án.

Trước tình hình đó, trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến nhanh, phức tạp, dịch bệnh Covid – 19 tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng. Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các chủ thể trong công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chỉ đạo Sở Xây dựng tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định để công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn và tiếp tục thực hiện các giải pháp đã nêu tại văn bản số 1545/BXD-KTXD ngày 10/5/2021 của Bộ Xây dựng gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó lưu ý:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh các hiện tượng “đầu cơ, thổi giá”.

Thường xuyên rà soát, cập nhật các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, thiết bị công trình phổ biến vào Danh mục để công bố. Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động nhiều, tổ chức xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, hàng tháng, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện nghiêm việc công bố giá vật liệu xây dựng theo hướng dẫn và biểu mẫu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021, đồng thời gửi kết quả về Bộ Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.

Đối với các dự án, công trình được thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc phạm vi, đối tượng của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44/2022/QH15, đề nghị chủ động giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15, đáp ứng yêu cầu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho từng gói thầu/dự án thành phần.

Chỉ đạo Sở Xây dựng thường xuyên rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng, vận dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức dự toán xây dựng trong quá trình lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn; các công tác chưa có định mức, các định mức cần điều chỉnh, bổ sung, đề xuất giải pháp, báo cáo Bộ Xây dựng để được hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời.

Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác dự báo về khả năng cung - cầu trên địa bàn, về biến động giá nhất là đối với các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án đang hoặc sẽ thực hiện trên địa bàn của tỉnh trong năm 2022 và các năm tiếp theo;  khắc phục các trường hợp thiếu hụt nguồn cung trên địa bàn, tránh tình trạng lợi dụng khả năng cung – cầu để đầu cơ, tăng giá, trục lợi.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_959-BXD-KTXD_23032022.pdf
 

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 959/BXD-KTXD.

Chủ Đề