Giá xăng dầu tháng 9 năm 2023

Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng trong phiên giao dịch đầy biến động, đà giảm chững lại sáng nay trong bối cảnh các thị trường lớn có khả năng rơi vào suy thoái kinh tế trong năm tới.

Lúc 7 giờ 30 sáng 27.9 [theo giờ Việt Nam], trên trang OilPrice ghi nhận giá dầu thế giới tăng nhẹ. Dầu thô WTI của Mỹ nhích 13 cent lên 76,84 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu nhích 16 cent lên 84,22 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch khuya 26.9, giá dầu thô Brent giảm 2,09 USD/thùng xuống 84,06 USD, giá dầu thô WTI của Mỹ cũng giảm 2,06 USD xuống 76,71 USD/thùng.

Dầu thế giới tiếp tục mất hơn 2 USD/thùng trong nỗi lo suy thoái kinh tế

NHẬT THỊNH

Theo Reuters, việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương tại nhiều quốc gia tiêu thụ dầu dấy lên lo ngại suy thoái kinh tế, có thể làm giảm nhu cầu dầu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD] vừa phát đi cảnh báo về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại và sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2023.

Tổ chức này nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay về 3% và giảm xuống 2,2% vào năm sau. Chính khủng hoảng năng lượng và lạm phát đẩy nỗi lo này lên cao. Với khu vực đồng tiền chung euro, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ giảm mạnh từ mức 3,1% trong năm nay xuống chỉ còn 0,3% trong năm 2023; Mỹ từ 1,5% xuống 0,5% năm sau; Trung Quốc xuống còn 3,2% và tăng lên 4,7% cho năm 2023.

\n

Trong nước, phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] đồng tình với tính cần thiết và cấp thiết của việc ban hành Nghị quyết quy định về chính sách này, khi trao thẩm quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức giảm cụ thể tùy điều kiện thực tế. Quy định này sẽ tạo điều kiện để Quốc hội, Chính phủ phản ứng nhanh hơn, kịp thời hơn trong việc hạn chế các tác động tiêu cực của việc tăng giá xăng dầu đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng [bao gồm cả xăng E5, E10] và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn...

Ngày 27.9, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.781 đồng/lít; xăng RON 95 không cao hơn 22.584 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 22.536 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 22.441 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.656 đồng/kg.

Tin liên quan

  • Giá xăng dầu hôm nay 26.9.2022: Tăng nhẹ nhưng vẫn dưới mốc 90 USD/thùng
  • Giá xăng dầu hôm nay 24.9.2022: Giảm sốc, mất 5 USD/thùng
  • Giá xăng dầu hôm nay 23.9.2022: Vượt qua mốc 90 USD/thùng

Tại hội nghị dầu mỏ APPEC ở Singapore, ông Saad Rahim – Trưởng ban Kinh tế tại Trafigura cho biết: “Xét thấy những vấn đề vĩ mô và gói trừng phạt sắp tới, tôi nghĩ về mặt bằng chung, tình trạng giá dầu bấp bênh sẽ còn duy trì”.

Gần đây, giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm xuống còn 85 USD/thùng. Đây là mức giá trong giai đoạn tháng 1/2022, trước khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra.

Vào mùa xuân, giá dầu đạt mức 130 USD/thùng – mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Kể từ đầu năm 2022, giá dầu Brent tăng khoảng 9%, còn dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng khoảng 3%.

Dù vậy, mức giá này vẫn thấp hơn điểm đỉnh vào tháng 3/2022: 139,13 USD/thùng dầu Brent và 130,50 USD/thùng dầu WTI. Đây là mức giá cao nhất chưa từng thấy, đạt được nhờ sự kiện chiến tranh Nga-Ukraine.

Theo Trafigura, quan ngại từ lãi suất tăng cao, kinh tế chậm tăng trưởng và nhu cầu dầu sụt giảm đã tạo nên xu hướng tránh xa các loại tài sản rủi ro. Tình trạng này sẽ gây sức ép lên thị trường dầu trong quý III/2022.

Chưa kể, quyết định giãn cách xã hội của Trung Quốc – một trong những nhà nhập khẩu dầu thô khổng lồ toàn cầu, đã kéo giá dầu thô xuống. Quyết định này cũng sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.

Ngoài ra, lệnh cấm do EU ban hành sẽ đi vào hiệu lực từ tháng 12/2022 đối với dầu thô Nga và tháng 2/2023 đối với các sản phẩm khác. Với lệnh cấm này, thị trường sẽ càng thêm biến động trong bối cảnh Nga tìm kiếm địa điểm xuất khẩu mới cho hơn 2 triệu thùng dầu thô/ngày và hàng loạt các nhiên liệu khác. Hơn nữa, đề xuất áp trần giá dầu Nga để kìm chế năng lực xuất khẩu của Moscow cũng chưa thể tạo ra kết quả trong ngắn hạn.

Từ những phân tích này, ông Saad Rahim kết luận: “Hiện nay, thị trường có xu hướng chuyển mình chứ không suy giảm. Dù vậy, tôi nghĩ ta cần thêm thời gian trước khi đưa ra kết luận”.

Theo các chuyên gia kinh tế của hãng thông tấn Reuters, vào năm 2023, giá dầu có thể tăng trở lại mức trên 100 USD/thùng với hai điều kiện: Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh phong tỏa di chuyển do COVID-19; Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ giảm tốc độ hoặc ngưng tăng lãi suất để nền kinh tế cố cơ hội tăng trưởng trở lại.

Ngoài ra, ông Saad Rahim cho biết thêm: “Mặc dù giá dầu hiện ở mức dưới 90 USD/thùng, OPEC vẫn chưa có phản hồi. Có thể, họ đang xem xét tình hình thị trường tổng thể. Hơn nữa, nhu cầu hiện nay vẫn đang tăng một cách tương đối”.

Ngọc Duyên

AFP

Chủ Đề