Công an có kiểm tra bảo hiểm xe máy không

Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.

Như vậy, hiện nay bảo hiểm xe máy có 02 loại:

- Bảo hiểm xe máy bắt buộc;

- Bảo hiểm xe máy tự nguyện.
Bảo hiểm xe máy giá bao nhiêu?

Hiện nay, mức phí bảo hiểm xe máy bắt buộc [bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của phương tiện] được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BTC. Mức phí bảo hiểm của xe máy là 55.000 đồng [dưới 50cc] và 60.000 đồng [trên 50cc] [chưa bao gồm 10% VAT].

Còn bảo hiểm xe máy tự nguyện giá bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm giữa người dân và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Mua bảo hiểm xe máy, chủ xe nhận được quyền lợi gì?

Theo Thông tư 22, nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm xe máy bắt buộc đó là: Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.

Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BTC hoặc theo thoả thuận [nếu có] giữa chủ xe cơ giới và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết] nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 6.

Trường hợp có quyết định của Toà án thì căn cứ vào quyết định của Toà án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 22.

Hiện nay, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn.

Còn với bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe nhận được quyền lợi gì cũng phụ thuộc vào nội dung hợp đồng, thỏa thuận giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Người mua có thể lựa chọn bảo hiểm cho chủ xe hoặc bảo hiểm cho chính chiếc xe... Trong khi đó, bảo hiểm xe máy bắt buộc chỉ chi trả cho bên thứ 03 bị thiệt hại [không phải chủ xe].

Xe máy không mua bảo hiểm có bị phạt?

Theo đúng tinh thần "tự nguyện", chủ xe máy không mua bảo hiểm tự nguyện không bị phạt. Nhưng nếu không có bảo hiểm xe máy bắt buộc, khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Có thể thấy, mức phạt này cao hơn nhiều so với giá bảo hiểm xe máy bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về việc mua bảo hiểm bắt buộc cho xe máy.

Mạnh Hùng

Mặc dù, bảo hiểm xe máy được nhắc đến rất nhiều trong đời sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng nắm rõ các vấn đề xung quanh loại bảo hiểm này.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ.Theo đó, bảo hiểm xe máy là cách thường được dùng để chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy.

Đối chiếu với khoản 1 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, bảo hiểm xe máy được thể hiện thông qua giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe với doanh nghiệp bảo hiểm.Mỗi xe được cấp 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm [có thể dưới dạng Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử] nếu bị mất phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm [nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm] cấp lại Giấy này. 
 

Bảo hiểm xe máy có mấy loại?

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2021:

3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Như vậy, hiện nay bảo hiểm xe máy có 02 loại:

- Bảo hiểm xe máy bắt buộc;

- Bảo hiểm xe máy tự nguyện.
 

Bảo hiểm xe máy bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức phí bảo hiểm xe máy bắt buộc [bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của phương tiện] được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BTC. Mức phí bảo hiểm tùy theo từng phương tiện như sau [chưa bao gồm 10% VAT]:

- Xe máy dưới 50cc, xe máy điện là 55.000 đồng;

- Xe máy trên 50cc là 60.000 đồng;

- Các loại xe gắn máy còn lại: 290.000 đồng.

Còn bảo hiểm xe máy tự nguyện giá bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm giữa người dân và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Xem thêm: Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Mua ở đâu là chuẩn?


Bảo hiểm xe máy: Toàn bộ quy định người dân cần biết [Ảnh minh họa]
 

Bảo hiểm xe máy có tác dụng gì?

Theo Điều 14 Nghị định 03, nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm xe máy bắt buộc đó là: 

1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết] hoặc đại diện của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi].

Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP hoặc theo theo thoả thuận [nếu có] giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại, nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I hoặc theo thoả thuận nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.

Từ 01/3/2021, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn [theo Thông tư 04].Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản/01 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm...

Còn với bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe nhận được quyền lợi gì cũng phụ thuộc vào nội dung hợp đồng, thỏa thuận giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Người mua có thể lựa chọn bảo hiểm cho chủ xe hoặc bảo hiểm cho chính chiếc xe... Trong khi đó, bảo hiểm xe máy bắt buộc chỉ chi trả cho bên thứ 03 bị thiệt hại [không phải chủ xe].

Xem thêm…


Xe máy không mua bảo hiểm có bị phạt?

Theo đúng tinh thần "tự nguyện", chủ xe máy không mua bảo hiểm tự nguyện không bị phạt. Nhưng nếu không có bảo hiểm xe máy bắt buộc, khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Có thể thấy, mức phạt này cao hơn nhiều so với giá bảo hiểm xe máy bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về việc mua bảo hiểm bắt buộc cho xe máy.

>> Ô tô, xe máy không tham gia bảo hiểm bắt buộc vẫn được đền bù

>> Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Giá, mức hưởng, thủ tục hưởng

Bảo hiểm xe máy là cái tên quen thuộc được sử dụng để chỉ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cấp cho phương tiện là xe máy. Theo điểm d khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Do đó, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông nhất định không được quên mang theo bảo hiểm xe. Nếu bị Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ mà không xuất trình được bảo hiểm xe máy, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Như vậy, nếu không có bảo hiểm xe máy, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. 


2. Mua bảo hiểm xe máy ở đâu để không bị phạt?

Trên thị trường hiện đang rao bán rất nhiều loại bảo hiểm xe máy khác nhau. Tuy nhiên chỉ có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bắt buộc phải mua, còn lại đều là các loại hình bảo hiểm tự nguyện.

Người điều khiển xe máy bắt buộc phải mua bảo hiểm xe máy bắt buộc nhưng có thể không cần mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Nhưng nếu mua bảo hiểm xe máy tự nguyện mà không mua bảo hiểm xe máy bắt buộc thì sẽ bị xử phạt khi tham gia giao thông.

Hiện nay, người dân có thể mua bảo hiểm xe máy bắt buộc từ nhiều đơn vị khác nhau, uy tín hơn cả có thể kể đến: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm PVI, Bảo hiểm MIC, Bảo hiểm BIC, bảo hiểm PTI….

Chủ phương tiện có thể đăng ký mua bảo hiểm xe máy theo các cách sau đây:

- Mua trực tiếp tại: Trụ sở công ty bảo hiểm gần nhất, đại lý phân phối bảo hiểm, ngân hàng, cây xăng.

- Mua online thông qua:

  • App điện thoại: Momo, Viettelpay, Lazada, My Viettel, Baoviet Direct, Bao Minh truc tuyen
  • Đăng ký tại website trực tuyến của một số hãng bảo hiểm như: PVI, PJICO, Bảo Việt, MIC,…

Xem thêm: Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Mua ở đâu là chuẩn?


3. Giá bán bảo hiểm xe máy là bao nhiêu?

Hiện nay, mức phí bảo hiểm xe máy đang được quy định tại Phụ lục I Thông tư 04/2021/TT-BTC như sau:

- Xe máy dưới 50 phân khối [dưới 50 cc]: 55.000 đồng/năm [chưa bao gồm VAT].

- Xe máy trên 50cc: 60.000 đồng/năm [chưa bao gồm VAT].

- Xe phân khối lớn [trên 175cc]: 290.000 đồng/năm [chưa bao gồm VAT].

Trường hợp mua bảo hiểm xe máy qua các app, ví điện tử, người mua còn có thể được nhận các mã giảm giá ưu đãi. Nhờ đó, số tiền thực tế phải bỏ ra để mua bảo hiểm xe máy còn ít hơn so với quy định.

Trên đây là thông tin về mức phạt đối với hành vi không có bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông và hướng dẫn cách mua bảo hiểm xe máy. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề