Cồn cù lao là gì


Nghĩa chữ "cù lao"
[Nhân chuyến du lịch Đông Giang Hoàng Hoa Thám hội ngộ tại cù lao Chàm, P.T.M xin chia sẻ về hòn dảo này dến quý thầy cô giáo và các anh chị em đồng môn]

Trong bài thơ Lục nga, Kinh Thi có câu: "Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao" [nghĩa là: Thương xót thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc]. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đắn đo hai chữ "hiếu trọng" và "tình thân" đã hạ bút viết: "Duyên hội ngộ, đức cù lao/ Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?".

Ấy là chữ cù lao vốn là từ Hán Việt mang nghĩa: cha mẹ siêng năng, khó nhọc để nuôi dưỡng con.

Theo Từ điển Từ cổ của Vương Lộc [NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2002], cù lao được giải nghĩa: cái quai trên đầu quả chuông ["cù lao có hiệu hoa kình ở trên" Chỉ Nam ngọc ân giải nghĩa; "Bây giờ tính nghĩ làm sao/ Cho chuông ấm tiếng cù lao vững vàng" ca dao]. Còn một từ cù lao khác là danh từ được hiểu theo nghĩa: là phần đất hoặc là núi nổi lên giữa biển như cù lao Cỏ [tức đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh
Quảng Trị], cù lao Chàm [thuộc tỉnh Quảng Nam], cù lao Ré [tức đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi] giống như từ "đảo". Ở miền Tây Nam Bộ, cù lao nổi lên giữa sông nước, kiểu như vùng đất Gò Nổi ở Quảng
Nam.

Theo các nhà ngôn ngữ học chứng minh nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt[Henry Maspéro, A.G. Haudricourt, Phạm Đức Dương, Phan Ngọc], hoặc xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Đảo [Bình Nguyên Lộc, Hồ Lê] thì từ cù lao là do người Việt mình phiên âm chữ pu-lô của tiếng Mã Lai[tương tự như từ đảo]. Âm Hán Việt gọi là côn lôn. Như vậy, chữ côn lôn vốn là danh từ chung, sau mới thành tên riêng chỉ quần đảo Côn Lôn[Côn Đảo] thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Nói về cù lao Chàm, Lê Quý Đôn có viết trong Phủ Biên Tạp Lục:"Phủ Thăng Hoa, ở ngoài cửa biển Đại Chiêm có núi to gọi là cù lao Chàm, ba ngọn đối nhau, hai ngọn lớn mà xanh tốt, có dân cư, ruộng nương; có các thứ cam, quýt, đỗ, lạc; trên có suối nước ngọt, một ngọn nhỏ mà khô khan, ra biển hai canh thì đến".

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: " cách huyện Diên Phước 68 dặm về phía Đông, ngất ngưởng giữa biển gọi là đảo Ngoạ Long, cũng gọi là hòn Cù Lao, có tên nữa là Tiêm Bút, tên cổ là Chiêm Bất Lao; dân phường Tân Hợp ở phía Nam núi; ruộng đất trên núi có thể cày cấy, thuyền bè nước ta thường trông núi này làm chừng đi về đều đỗ ở đấy để lấy củi nước".

Như vậy, tên gọi cù lao Chàm đã xuất hiện cách nay đã hàng mấy trăm năm, và tên gọi xã Tân Hiệp [thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay] có nguồn từ chữ Tân Hợp dưới triều Nguyễn. Trong dân gian, người dân vùng ven biển ở Quảng Nam nói gọn là Lao.

Thật thú vị khi chúng tôi có thời gian điền dã dài ngày tại xã đảo Tân Hiệp và đã sưu tầm được tại đây nhiều câu ca ngắn gọn mà có ý nghĩa khái quát rất cao, chân chất như tấm lòng bình dị của người dân vùng
này. Xin được chép lại câu ca sau đây:

"Ra Lao đốn Lụi thật Dài
Chờ Mồ Khô Lá, xuống Tai chực Nờm"

Lao, Lụi, Dài, Mồ, Khô, Tai, Lá là 7 hòn đảo tại đây; trong đó Lao là hòn đảo lớn nhất, có dân cư; còn các đảo khác tuỳ theo hình dáng và thảm thực vật mà đặt tên cho dễ phân biệt, Khô có hai đảo là Khô Mẹ và Khô Con; Nờm là bãi nằm ở phía Nam bán đảo Sơn Trà thuộc Đà Nẵng.
Xin được trao đổi về nghĩa của từ "cù lao".

PHAN THANH MINH
K9 ĐG HHT
[/COLOR][/B]


Chúng tôi xin thông tin thêm về chương trình Du lịch Hội ngộ Đông Giang _ Hoàng Hoa Thám
Hiện nay Thầy cô và cựu học sinh ĐG-HHT đã đang và sẽ tiếp tục đăng ký, để chuẩn bị chu đáo, chúng tôi xin phép kết thúc thời hạn đăng ký đến cuối ngày 9/7/2009. Số tiền tham dự tour đi Cù lao Chàm sẽ được nhận từ thầy cô và quý anh chị vào sáng ngày 11/7/2009.
Chúng tôi sẽ sắp xếp việc đón rước Thầy cô và anh chị tại Đà Nẵng để cùng đi vào Cửa Đại- Hội An, hạn chế việc đi lại riêng lẻ trong mùa nắng nóng, địa điểm sẽ có thông báo sau.
Chương trình sẽ được ghi hình để làm tư liệu cho Kỷ Niệm 50 năm thành lập ĐG-HHT.
Sẽ có nhiều chương trình ca hát, vui chơi lành mạnh, hấp dẫn và có thưởng.
Nhóm tổ chức Du lịch- Hội ngộ ĐG _ HHT gồm anh Huỳnh Quang Trí K6 [ 0913.436.472] trưởng Nhóm, anh Trương Dũng K8[0903.803.406 ]và Đức Anh K8[0905.111.572]phó Nhóm[/I][/SIZE]

Share this:

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter [Opens in new window]
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook [Opens in new window]

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

Video liên quan

Chủ Đề