Cổ phiếu có thị giá cao nhất Việt Nam

10 cổ phiếu giá cao nhất thị trường thay đổi thế nào sau 5 tháng?

Mỗi phiên giao dịch, thị giá của mỗi cổ phiếu đều có thể bị thay đổi, điều này phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vào từng thời điểm sẽ khác nhau. Vì vậy, năm 2021 đã trôi qua được 5 tháng, vị trí của 10 cổ phiếu có thị giá lớn nhất thị trường cũng đã có sự thay đổi ít nhiều.

Tại thời điểm đầu năm 2021, cổ phiếu NTC của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên [UPCoM: NTC] có giá cao nhất trên thị trường chứng khoán, tiếp theo đó là VCF của Vinacafé Biên Hòa [HOSE: VCF]. Sàn HNX có 1 đại diện trong top 10 cổ phiếu thị giá cao nhất là WCS của Bến Xe Miền Tây [HNX: WCS].

Top 10 cổ phiếu có thị giá cao nhất

cuối ngày 04/01/2021

Đến nay, sau 5 tháng, vị trí xếp hạng trên đã có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, tính đến phiên 31/05, top 10 cổ phiếu có thị giá lớn nhất thị trường bao gồm 8 mã đã góp mặt trong danh sách hồi đầu năm và 2 mã mới. Vốn hóa thị trường cuối phiên 31/05 của 10 mã này chiếm hơn 3% tổng vốn hóa của cả ba sàn HOSE, HNX, UPCoM.

Trong top 10 cổ phiếu có giá cao nhất thị trường tại ngày cuối tháng 5/2021 là sự xuất hiện của  2 thành viên mới, gồm THD của CTCP Thaiholdings [HNX: THD] và TBD của Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh - CTCP [UPCoM: TBD] – thay thế cho hai mã CMF của CTCP Thực phẩm Cholimex [UPCoM: CMF] và HLB của CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long [UPCoM: HLB].

Top 10 cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường

cuối ngày 31/05/2021

Nguồn: VietstockFinance

THD có thể xem là “ngựa ô” của danh sách khi  chỉ vừa niêm yết vào tháng 6/2020. Dù vậy, nhưng THD đã nhanh chóng góp mặt trong top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất năm 2020.

Sang đến năm 2021, đà tăng của THD vẫn tiếp diễn trong 2 tháng đầu năm trước khi bị chững lại trong 3 tháng tiếp theo. Mặt khác, THD vẫn thể hiện sức ảnh hưởng thông qua việc thường xuyên trở thành “đầu kéo” tăng cho chỉ số HNX-Index trong nhiều tuần giao dịch. Tính từ thời điểm niêm yết đến nay [31/05/2021], giá cổ phiếu THD đã tăng hơn 1,228%.

Điểm lại tình hình kinh doanh, kết thúc quý 1/2021, THD “suýt” báo lỗ khi tổng chi phí đã vượt quá lợi nhuận gộp, nhưng nhờ doanh thu từ việc chuyển nhượng nhà máy xi măng, THD kết thúc quý 1 với hơn 301 tỷ đồng lãi ròng.

Nếu vị trí của THD đến từ đà tăng vào  năm trước thì một “tân binh” ở vị trí cuối bảng là TBD lại bất ngờ “ đứng dậy” trong nửa cuối tháng 5/2021. Đà bứt phá bất ngờ của TBD cũng chính thức đánh bật mã  MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động [HOSE: MWG] ra khỏi top 10 thị giá lớn nhất thị trường.

Kết thúc phiên 31/05, cổ phiếu MWG lại ghi nhận sắc đỏ [giảm gần 3%], dừng tại 138,500 đồng/cp và đành “ngậm ngùi” đứng ở vị trí 11. 

Diễn biến giá cổ phiếu TBD trong những tháng đầu năm 2021. Đvt: Đồng

Nguồn: VietstockFinance

VCF lên đỉnh bảng, SAB và NTC trượt chân

Hai mã đầu bảng là VCF và RAL của CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông [HOSE: RAL] đồng thời là hai mã duy nhất tăng hạng trong danh sách. Trong khi thị giá RAL đã bật tăng 65% so với đầu năm để leo lên vị trí thứ 2 thì VCF dù đang trên đà giảm sau khi lập đỉnh lịch sử hồi tháng 4 cũng như giá tại thời điểm cuối đã giảm nhẹ so với đầu năm nhưng vẫn đủ để vượt mặt các đối thủ khác.

Qua việc VCF dù thị giá cuối tháng 5 giảm so với đầu năm nhưng vẫn tăng hạng cho thấy thị giá của nhiều mã đã giảm đáng kể. Tiêu biểu nhất chính là NTC.

Theo đó, đầu năm 2021, cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản KCN này vượt mặt VCF và “chễm chệ” đứng đầu với mức thị giá 289,573 đồng/cp. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của thị trường cuối tháng 1, giá cổ phiếu NTC đã lao dốc nhanh chóng. Dù sau đó, thị giá NTC đã phục hồi đáng kể nhưng đó chỉ là giai đoạn “bình yên trước cơn bão” khi từ giữa tháng 3 đến nay, giá cổ phiếu NTC đã tụt dốc không phanh và chỉ mới có dấu hiệu chững lại trong những phiên cuối tháng 5.

Tương tự NTC, SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn [HOSE: SAB] cũng sụt  thứ hạng đáng kể, từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 8 sau 5 tháng, một phần đến từ ảnh hưởng của “cú sụp” thị trường tháng 1.

Theo Dragon Capital, việc cổ phiếu SAB có thành tích kém một phần đến từ thanh khoản giao dịch thấp. Cụ thể, dù có hơn 641 triệu cp đang lưu hành nhưng nhóm cổ đông lớn lại nắm giữ gần 90%, dẫn đến khối lượng cổ phiếu giao dịch khá hạn chế. Từ đầu năm 2021 đến nay, thanh khoản bình quân cổ phiếu SAB chỉ đạt 170,836 cp/phiên.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, Tổng Giám đốc SAB – ông Neo Gim Siong Bennett cho biết trong thời gian tới ban lãnh đạo Công ty sẽ tập trung vào cải thiện hoạt động và khi Công ty đã vận hành tốt thì mới tính đến chuyện tạo thanh khoản cho cổ phiếu.

Hà Lễ

FILI

Gần 500.000 đồng/cp

Là một trong những hiện tượng lạ của thị trường chứng khoán, cổ phiếu L14 của CTCP Licogi 14 đã có mức tăng ngoạn mục trong tháng 1/2022. Từ mức giá khoảng 50.000 đồng vào hồi tháng 1/2021, L14 đã tăng lên lên mức trên 400.000 đồng/cp vào đầu năm nay.

Trong phiên giao dịch sáng 17/1, L14 có thời điểm tăng thêm khoảng 10%, lên 479.000 đồng/cp. Đây là mức giá cao nhất trên TTCK Việt Nam Nam trong nhiều năm trở lại đây.

Với mức trên, giá trị của L14 vượt qua các cổ phiếu có thị giá đứng đầu trên thị trường nhiều năm nay, như VEF của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam [UpCOM] đang có giá 200.000 đồng/cp hay như VCF của CTCP Vinacafé Biên Hòa [HOSE] đang có giá khoảng 250.000 đồng/cp.

Biểu đồ giá của L14 so với một số cổ phiếu khác

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 của L14 cho thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 56 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Do giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 15,6 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính của L14 tăng đột biến, lên mức 379 tỷ đồng, gấp hơn 97 lần so với năm 2020 đẩy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lên mức 325,6 tỷ đồng, tăng 31,47 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Trong lịch sử 21 năm hoạt động, thị trường đã ghi nhận những mã cổ phiếu tăng mạnh và có giá cao như cổ phiếu SJC của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà. Cổ phiếu SJS từng ghi nhận mức giá 728.000 đồng/cp vào ngày 12/1/2007.

Cổ phiếu FPT của CTCP FPT nếu chưa tính chia tách có thời điểm lên tới gần 1.000.000 đồng/cp. Cổ phiếu BMC của khoáng sản Bình Định có giá gần 850.0000 đồng/cp.

Nhiều mã có giá trên 400.000 đồng/cp như: SJS [Sudico], DHG [Dược Hậu Giang], BVS [Chứng khoán Bảo Việt], SD7 [Sông Đà], S99 [Sông Đà], HRC [Cao su Hòa Bình],...

Giảm mạnh

Hiện, trên thị trường chứng khoán chỉ có vài mã cổ phiếu có thị giá trên 200.000 đồng/cp. Mặc dù chỉ số VN-Index tăng mạnh và đã đạt đỉnh lịch sử vượt 1.500 điểm.

Một số mã có giá trị lớn có thể kể tới như VCF của Vinacafe Biên Hòa, NTC của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên,  WCS của CTCP Bến xe Miền Tây,...

Nguyên nhân mức giá cổ phiếu giảm là do các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, chia tách, trả cổ tức. Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh yếu kém, một số mã cổ phiếu của doanh nghiệp đã giảm tới 90%, thậm chí phá sản.

Đà giảm giá của cổ phiếu BMC

Sau khi đạt 847.000 đồng/cp hồi tháng 5/2007, BMC của khoáng sản Bình Định tụt giảm trong nhiều năm liền. Hiện BMC chỉ còn khoảng trên 20.000 đồng/cp, bằng 1/40 lần so với giá hồi đỉnh cao. Nếu tính theo giá đã điều chỉnh [có tính tới chia tách cổ phiếu, trả cổ tức] thì BMC mất giá hơn 50%.

Tương tự, SDA của Simco Sông Đà đang có giá 23.400 đồng/cp, giảm mạnh so với đỉnh cao 350.000 đồng/cp hồi 2007.

Mã VSP của Đầu tư và vận tải Dầu khí Vinashin, từ mức giá hơn 300.000 đồng/cp, giờ chỉ 1.100 đồng/cp, không còn giao dịch, đã chuyển sang UPCOM.

Một mã khác ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros từng có mức giá 200.000 đồng/cp rồi giảm về dưới 4.000 đồng/cp.

Nhiều dự báo cho thấy, năm 2022, thị trường chứng khoán sẽ phân hóa mạnh, nhiều cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng lên đỉnh cao mới, nhưng nhiều mã sẽ trở về giá trị thật.

Ngọc Cương

Với hàng loạt cổ phiếu ngành ngân hàng giảm mạnh trong đầu năm mới, nhóm cổ phiếu này còn thực là kỳ vọng sẽ là lực đẩy giúp VN-Index tăng mạnh trong năm 2022?

Video liên quan

Chủ Đề