Có nên đun sôi nước đóng chai

Chúng ta thường khuyên người khác uống nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe. Nhưng nên uống loại nước nào có vẻ vẫn chưa có một kết luận thống nhất.

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại nước uống và gây khó khăn trong việc lựa chọn. Bài viết trên Aboluowang phân tích 3 loại nước uống phổ biến gồm nước đóng chai, nước khoáng và nước đun sôi, qua đó có thể cho bạn câu trả lời.

1. Nước tinh khiết

Các loại nước đóng chai phổ biến ở các vùng dân cư đông đúc là nước tinh khiết. Về cơ bản bạn có thể yên tâm uống.

Tuy nhiên, vấn đề hay xảy ra trên nắp bình nước. Nhiều trường hợp nước được lộn ngược đặt lên cây nóng lạnh, ít khi được làm sạch nên có thể lây lan vi khuẩn. Ngoài ra, một bình nước 20 lít dùng trong thời gian dài dễ sinh sản vi khuẩn, gây ô nhiễm nước.

Trong trường hợp bình thường, nước đóng chai có thể dễ dàng hư hỏng nếu không uống trong vòng ba ngày sau khi mở và thậm chí tạo ra mùi. Uống nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng bình nước chỉ trong vài ngày.

Ngoài ra, không phải nước đóng chai nào cũng bảo đảm chất lượng, có nước đóng chai là nước máy, thậm chí từ các nguồn nước ao hồ không bảo đảm. Thêm vào đó, chi phí môi trường của những loại nước này khá tốn kém. Trung bình để sản xuất một lít thành phẩm, người ta phải mất đến 3 lít nước. Bên cạnh đó, những chai nhựa sau khi sử dụng ít được tái chế, hoặc tái chế nhưng vẫn ảnh hưởng đến môi trường.

2. Nước khoáng

Nước khoáng hay nước suối thiên nhiên là hai loại nước chảy qua những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường. Về cơ bản các nhà sản xuất chỉ xử lý vô trùng nguồn nước, còn vẫn giữ lại các khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Tuy vậy, việc dựa vào uống nước để bổ sung khoáng chất là không thực tế. Trong nước khoáng chứa nhiều khoáng chất nhưng cơ thể không thực sự hấp thụ. Các chuyên gia cũng khuyên không dùng nước khoáng để nấu ăn vì làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe.

2. Nước đun sôi

Trong các loại nước uống thì nước đun sôi gần gũi và rẻ tiền. Chúng loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh khi được đun sôi.

Tuy nhiên, để nước sôi được bảo đảm thì nguồn nước đun phải được bảo đảm. Đun sôi nước cũng sẽ không loại bỏ được kim loại nặng, chì, thuốc trừ sâu... Ngoài ra, nước cũng có thể bị nhiễm khuẩn trở lại nếu không được bảo quản tốt. Vì thế, bạn cần thường xuyên làm sạch ấm đun nước. Nước đã đun chỉ nên dùng không quá 36 tiếng.


Bạn cũng không đổ nước mới đun sôi vào nước cũ vì sẽ làm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Không ít gia đình hiện tại lắp máy lọc tại nhà và uống nước này. Thực tế vẫn có khả năng nước đã lọc nhiễm khuẩn do bộ phận lọc, màng lọc tích tụ cặn bẩn hay bảo trì không đúng cách. Vì thế, đun sôi sẽ tốt hơn cho các gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ.

Tóm lại, nước đun sôi chưa hẳn đã tốt nhất nhưng giá cả phải chăng và an toàn, phù hợp với tất cả mọi người.

Bình nước tại các cửa hàng tiện lợi trong khu chung cư "cháy" hàng, cư dân phải gọi nước viện trợ từ ngoài, các xe chở nước ra vào liên tục tại các tòa nhà HH khu đô thị Linh Đàm - Ảnh: MAI THƯƠNG

Những ngày này, nhiều địa phương ở Hà Nội "cháy" nước khoáng đóng chai do nhu cầu của người dân tăng vọt sau sự cố nước sạch Sông Đà bị nhiễm bẩn. Nhiều cửa hàng quanh chung cư Linh Đàm [Hoàng Mai, Hà Nội] bán hơn 500 bình nước mỗi ngày vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo các chuyên gia, nước khoáng có thành phần gồm nhiều hợp chất muối và hợp chất lưu huỳnh. Nước khoáng thường được khuyến khích sử dụng cho những người tập thể thao, làm việc ngoài trời hoặc người bị tiêu chảy để bù các ion khoáng bị mất.

Tuy nhiên, nhiều trang khoa học sức khỏe quốc tế cảnh báo dùng nước khoáng nấu ăn có thể để lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe về sau, do tác động trong thời gian dài nên khó nhận ra ngay.

Một bài phân tích trên tạp chí Health cho thấy hiện nay các loại nước khoáng thường được bổ sung các chất như kali, magie, natri, canxi, natri, mà khi nấu ăn ở nhiệt độ cao, những chất này có thể sinh ra cặn không tốt cho sức khỏe. 

Đặc biệt với những người thận yếu, việc bài tiết các chất cặn này về lâu dài sẽ khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Theo tạp chí khoa học NCBI, một số nguồn nước khoáng còn chứa muối chì hay nitrat. Trong quá trình đun sôi, nồng độ chì, nitrat sẽ tăng lên.

Với nitrat, khi vào cơ thể có thể bị khử thành nitrit, là chất có hại cho sức khỏe, có thể gây khó thở hay ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Dùng nước khoáng nấu ăn tiềm ẩn một số rủi ro - Ảnh: GETTY IMAGES

Ngoài ra, pha sữa với nước khoáng cũng có thể có một số tác động. Cơ thể trẻ em có xu hướng hấp thụ hàm lượng chất khoáng trước, đồng thời tốc độ và khả năng hấp thụ các chất của trẻ có giới hạn. Do vậy, nếu nhận vào lượng khoáng quá nhiều, trẻ sẽ không thể hấp thụ tiếp các vitamin và một số chất dinh dưỡng khác trong sữa, dẫn tới tình trạng thiếu chất.

Ngoài ra, chức năng thận của trẻ còn yếu, nên việc hoạt động nhiều để bài tiết các khoáng chất dư cũng là điều khó khăn.

Theo GS Trần Kim Qui - Viện trưởng Viện Công nghệ hóa sinh ứng dụng, tùy theo từng loại nước khoáng sẽ có những mức ảnh hưởng khác nhau. 

Do đó, cần xác định rõ những loại muối khoáng nào, thành phần bao nhiêu trong từng loại nước khoáng mới có thể biết chính xác mức độ ảnh hưởng như thế nào khi nấu ăn.

Chủ Đề