Có bao nhiều phương pháp thuyết minh

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

3. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:

Văn miêu tả Văn thuyết minh
+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng…. + Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng. + ít dùng so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. + Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ ít dùng số liệu cụ thể. + Dùng số liệu cụ thể.
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…” VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…”

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

4. Phương pháp thuyết minh:

a. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

b. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

c. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm [ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la]

d. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.

e. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

f. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

5. Cách làm bài văn thuyết minh:

- Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh.

    + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.

   + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

   + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

- Bước 2: Lập dàn ý

- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

   + Viết phần mở bài:

Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp

Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu…Tuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.

Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.

Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:

"Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và những làn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.

   + Viết phần thân bài:

Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức [từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần], theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước – sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

   + Viết phần kết bài:

Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu – thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.

Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào.

Đề: Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Trả lời:

Yếu tố thuyết minh:

Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”

Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

Trả lời:

* Mở bài:

Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.

* Thân bài:

- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu

VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg…

- Vai trò, lợi ích của con trâu:

• Trong đời sống vật chất:

   + Là tài sản lớn của người nông dân.

   + Là công cụ lao động quan trọng.

   + Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón…

• Trong đời sống tinh thần:

   + Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.

   + Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám [ hội chọi trâu ở Đồ Sơn [Hải Phòng], Hàm Yên, Chiêm Hoá [Tuyên Quang]…, hội đâm trâu [Tây Nguyên]…]

* Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

- Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra.

- Để làm tốt một bài văn thuyết minh cần hiểu rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh để truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc [nghe].

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Các phương pháp thuyết minh.

- Ngoài các phương pháp thuyết minh [nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích] còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

- Đọc các đoạn trích [SGK] và cho biết:

a. Tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

- Đoạn trích [1] thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên: Phương pháp nêu ví dụ.

- Đoạn trích [2] thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thủy Giang: Phương pháp nêu định nghĩa.

- Đoạn trích [3] thuyết minh về vấn đề Con người và con số: Phương pháp dùng số liệu.

- Đoạn trích [4] thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân: Phương pháp phân tích.

b. Tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

- Đoạn trích [1] trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Sử dụng phương pháp nêu ví dụ, những tên tuổi được nêu [Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực] làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên rõ ràng, thuyết phục.

- Đoạn trích [2] trong Thi sĩ Ba-sô và "Con đường hẹp thiên lí" thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, Tô-sây đến Ba-sô đã giúp người đọc biết ý nghĩa của các bút danh. Nhờ việc sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh mà các bút danh của Ba-sô được giải thích rõ ràng.

- Đoạn trích [3] Con người và con số thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Với phương pháp dùng số liệu, người viết đã đi từ số lượng tế bào [40-60000 tỉ] đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào [ở triệu tỉ phần tử], rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử [tỉ tỉ nguyên tử]. Để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú... và kết luận “Nếu mỗi nguyên tử dài 1mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ". Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh là các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

Đoạn trích [4] trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích để làm rõ tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: Các loại "hết thảy đều là đồ bỏ”, cách sử dụng vô cùng dân dã, nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

2. Một số phương pháp thuyết minh.

a. Thuyết minh bằng cách chú thích:

- Đọc lại câu văn "Ba-sô là bút danh” [SGK], câu này không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đặc điểm bản chất của nhà văn. Phương pháp được sử dụng là phương pháp chú thích.

- Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa đều có cấu trúc cơ bản "A là B" nhưng phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yếu tố [đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn, chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác]. Phương pháp chú thích không buộc thỏa mãn hai yêu cầu đó, tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

- Trong đoạn trích giới thiệu về thi sĩ Ba-sô [SGK] đã thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lí do lấy bút danh Ba-sô. Mục đích thuyết minh tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của ông. Đây là mối quan hệ nhân - quả. Dù nguyên nhân được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

- Đoạn trích được trình bày hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên sinh động, sâu sắc.

III. Yêu cầu khi vận dụng phương pháp thuyết minh

Lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuần theo nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc [nghe] tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề